logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/04/2014 lúc 09:32:02(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bạch Yến, tiếng hát mở tung cánh cửa Hollywood.
Nhiều người trong chúng ta có một ghi nhận khá giống nhau, đó là, hai chữ “định mệnh” thường gắn liền với những trớ trêu, quái ác hoặc bất hạnh. Nói thế, không có nghĩa “định mệnh” không hề biết nở nụ cười cho một số người. Dù cho số người may mắn nhận được sự “ưu ái” hiếm hoi của định mệnh, vốn không nhiều. Càng hiếm hoi hơn nữa, khi “định mệnh” lại không ngừng gửi nụ cười tươi thắm của nó, cho một người.
UserPostedImage
Nữ danh ca Bạch Yến (Hình news zing vn)

Trường hợp hiếm hoi này, tôi nghĩ đã đến với tiếng hát, cũng như cuộc đời của nữ danh ca Bạch Yến.

Theo tiểu sử của Bách Khoa Toàn Thư, Wikipedia – Mở thì năm 1953, khi mới 11 tuổi, vừa mới từ Cần Thơ, theo gia đình về Saigon, chị đã đoạt huy chương vàng cuộc thi Tiếng hát nhi đồng do Đài phát thanh Pháp Á tổ chức.

Chúng ta có thể lý giải vinh quang sớm đến với Bạch Yến bởi tài năng thiên phú, tức trời cho. Tuy nhiên, nhìn lại, chúng ta cũng thấy có rất nhiều tài năng thiên phú nở rộ khi còn rất nhỏ - - Nhiều người còn được gọi là “thần đồng”! Nhưng với thời gian, có bao nhiêu “thần đồng” tiếp tục trụ được dài lâu, giữa vùng sáng vinh quang, chói lòa?

Dõi theo đường bay của tiếng hát Bạch Yến, người ta cũng thấy những giai đoạn chị bị “định mệnh” quay lưng, ngoảnh mặt. Nhưng không lâu, “định mệnh” lại nhớ tới chị, lại tiếp tục dành những ưu ái hiếm khi dành cho kẻ khác! Nếu không muốn nói là cường độ ưu ái, thắm thiết còn có phần gia tăng thêm nữa.

Căn cứ theo một bài viết của tác giả Yên Huỳnh, (1) (hiện có trên Wikipedia – Tiếng Việt) viết về tiểu sử của người nữ ca sĩ tài năng đặc biệt này thì, danh ca Bạch Yến tên thật là Quách Thị Bạch Yến. Bà sinh năm 1942 tại Sóc Trăng. Thân phụ của bà là một người Minh Hương, gốc Tiều Châu. Thân mẫu là người Kinh, rất yêu âm nhạc. Năm 9 tuổi, chị theo học trường La Providence, Cần Thơ. Thời gian này chị gia nhập Ca đoàn Nhà thờ, làm quen với âm nhạc từ đấy.

Năm 1953, như đã nói, ở Saigon, chị đoạt Huy chương vàng cuộc thi hát dành cho thiếu nhi, được tổ chức bởi đài Phát thanh Pháp Á. Nhưng ngay sau đó, thân phụ chị muốn đem gia đình về định cư tại Phnom Pênh. Phần không muốn xa quê cha, đất tổ, phần không muốn cắt ngang sự nghiệp như nụ hoa mới hé nở của con, thân mẫu chị từ chối đi Campuchia. Vì thế, ông bà chia tay.

Sau khi gia đình Bạch Yến bị chia đôi vì bất đồng quan điểm về nơi chốn sinh sống của cha mẹ, Bạch Yến đã trải qua ít năm chật vật, khó khăn đời thường. Ở giai đoạn này, tác giả Yên Huỳnh viết:

“…Mẹ con Bạch Yến sống chen chúc trong một căn nhà nhỏ ở một con hẻm trên đường Cao Thắng nhưng cũng chẳng được bình yên. Một cơn hỏa hoạn đã thiêu rụi căn nhà này thành tro bụi. Một ông cậu ruột của Bạch Yến từ Cần Thơ lên, nảy ra ý định thành lập một gánh xiếc môtô bay thiếu nhi, lưu diễn khắp miền Nam để kiếm sống. Bạch Yến cùng với chị ruột, em trai và em họ đi theo cái nghề nguy hiểm này trong nỗi lo ngay ngáy của người mẹ. Một lần biểu diễn tại Thị Nghè, khi đang bay môtô trên độ cao 4 mét, Bạch Yến đã đạp nhầm thắng và rơi xuống sàn gỗ, bị chiếc môtô đè lên người, gãy ba xương sườn, màng tang trái bị chấn thương, phải điều trị mất một thời gian dài. Đoàn môtô bay của ông cậu cũng ngưng hoạt động sau tai nạn này!

“Mới 14 tuổi, Bạch Yến đã cố trang điểm cho già dặn hơn để lần mò đến các vũ trường, phòng trà xin làm ca sĩ, những mong kiếm tiền để phụ giúp mẹ. Nơi Bạch Yến đến gõ cửa đầu tiên là phòng trà Trúc Lâm trên đường Phạm Ngũ Lão do hai nhạc sĩ Mạnh Phát và Ngọc Bích làm chủ. Chỉ mới thử giọng lần đầu, Bạch Yến đã được thu nhận với khoản thù lao hết sức khiêm tốn. Từ phòng trà Trúc Lâm, Bạch Yến tiến lên phòng trà Hòa Bình, được khán giả tán thưởng nồng nhiệt qua các ca khúc ‘Bến cũ’, ‘Gái xuân’… và một số bài hát Pháp: ‘Tango Bleu’, ‘Étoile Des Neiges’…”

“Năm 1957, tròn 15 tuổi, Bạch Yến đã khiến người nghe ngẩn ngơ khi trình bày ca khúc ‘Đêm đông’ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Tên tuổi chị đã gắn liền với bài ‘Đêm đông’ như một định mệnh. Từ đó, chị nhận được không biết bao nhiêu lời mời mọc với tiền cátxê cao ngất, dù còn ở tuổi thiếu niên…” (2)

Kể từ thời điểm này, những cơ hội phải nói là cực kỳ hiếm hoi, như những tấm thảm đỏ của định mệnh, lót đường cho tên tuổi của người nữ danh ca từng bước không những đi lên mà, còn vượt khỏi biên giới Việt Nam, để chói lòa trên các tiền trường trình diễn thế giới; luôn cả trên màn ảnh lớn nữa.

Theo tác giả Yên Huỳnh thì đó là những thành tựu vang dội như:

“Năm 1961, khi tên tuổi đã nổi như cồn, Bạch Yến lại từ bỏ tất cả, cùng với mẹ sang Pháp với mong ước được học hỏi những tinh hoa của âm nhạc Tây phương. Bạch Yến may mắn được ông Phạm Văn Mười thu nhận làm ca sĩ, hát tại nhà hàng sang trọng La Table Du Mandarin do ông ta làm chủ trên đường Rue de l Echelle, quận 1, Paris. Trong thời gian này, Bạch Yến được hãng Polydor của Pháp mời thâu đĩa và lưu diễn một số nước châu Âu.

“Thu nhập lý tưởng, nhưng Bạch Yến không hài lòng. Trong mắt khán giả, chị chỉ là một khuôn mặt Á Đông xa lạ. Thế là năm 1963, Bạch Yến quay về cố hương và trụ lại phòng trà Tự Do của ông Ngô Văn Cường, một người từng sống lâu năm ở Pháp. Bấy giờ Bạch Yến đã bước sang tuổi 21, và đã trải qua 7 năm sống đời ca hát với những thành công rực rỡ. Chị được nhiều phòng trà, vũ trường mời gọi.

“Năm 1965, Bạch Yến được giới thiệu với chương trình ca nhạc truyền hình ‘Ed Sullivan Show’ nổi tiếng, thu hút gần 40 triệu người xem trên toàn nước Mỹ. Bạch Yến ra điều kiện chỉ nhận lời nếu có mẹ cùng đi. Yêu cầu của chị được đáp ứng. Theo hợp đồng, Bạch Yến sẽ lưu lại Hoa Kỳ 12 ngày. Chị đã xuất hiện trong chương trình ‘Ed Sullivan Show’ danh giá với ca khúc ‘Đêm đông’ bất hủ của Việt Nam và ca khúc nổi tiếng ‘If I have a hammer’ của Mỹ. Bạch Yến đậu lại ở Mỹ không chỉ 12 ngày mà tới 12 năm, đi lưu diễn trên khắp Hoa Kỳ và nhiều nước châu Mỹ: Canada, Mexico, Brasil, Venezuela, Colombia, Panama…bên cạnh những tên tuổi lớn của thế giới, thuộc nhiều lãnh vực nghệ thuật khác nhau: Bob Hope, Bing Crosby, Mike Douglas, Joey Bishop, Pat Boone… Nghệ sĩ dương cầm lừng danh của Hoa Kỳ Liberrace, danh ca Frankie Avalon và Mike Wayne đã mời Bạch Yến về Hollywood, hát cho bộ phim nổi tiếng ‘Green Berets’ (Mũ nồi xanh), do nam tài tử gạo cội John Wayne đóng vai chính. Bạch Yến đã chọn vùng Beverly Hills, miền Nam California để cư ngụ. Láng giềng của chị toàn là những nghệ sĩ lừng danh thế giới trong hai lãnh vực điện ảnh và ca nhạc. Có thể nói, Bạch Yến là ca sĩ Việt Nam đầu tiên đến tiểu bang này. Lúc bấy giờ, trên toàn nước Mỹ mới chỉ có trên, dưới 1.000 người Việt định cư…” (3)

Du Tử Lê,

(Kỳ sau tiếp)
_______.

Chú thích:
(01) Cuối bài viết, bên cạnh tên Yên Huỳnh, còn có thêm một phụ chú nhỏ “(theo Đoàn Thạch Hãn)”.
(02), (3) Bđd.

Sửa bởi người viết 26/04/2014 lúc 09:34:01(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 26/04/2014 lúc 09:33:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bạch Yến, Từ Frank Sinatra tới Trần Quang Hải.
(Tiếp theo kỳ trước)

Theo tác giả Yên Huỳnh thì danh ca Bạch Yến không chỉ là nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên, được chào đón tại kinh đô điện ảnh Hollywood bởi những tên tuổi lừng danh Hòa Kỳ thập niên 1960s, được mời đóng phim với tài tử John Wayne mà, cùng thời gian ấy, chị cũng là nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên, được danh ca kiêm tài tử Frank Sinatra săn đón tại kinh đô giải trí Las Vegas nữa.

UserPostedImage
Nhạc sĩ Trần Quang Hải và Bạch Yến

Ghi nhận về trường hợp Bạch Yến được tên tuổi lớn Frank Sinatra mời chào, tác giả Yên Huỳnh cho biết, câu chuyện xẩy ra khi ông bầu Jimmy Durante mời Bạch Yến trình diễn ở thành phố Las Vegas. Để tạo cho mình một hình ảnh riêng và, gián tiếp giới thiệu với thế giới nền văn hóa Việt Nam, qua chiếc áo dài độc đáo, Bạch Yến đã mặc áo dài khi xuất hiện ở địa điểm giải trí, thiêu thân nổi tiếng nhất hành tinh này. Vì cùng trình diễn tại một khu vực, nên khi Bạch Yến tình cờ đi ngang phòng riêng của Frank Sinatra, ông hoàng sân khấu, có đôi mắt xanh dương trông thấy Bạch Yến, bèn nhờ Jimmy Durante giới thiệu Bạch Yến với Frank để làm quen và, mời nhan sắc, tài hoa Việt dùng bữa tối với ông ta.
Sự việc nêu trên, được tác giả Yên Huỳnh ghi lại như sau:

“…Mặc dù cảm thấy rất vinh hạnh, nhưng lòng kiêu hãnh của một cô gái Việt nổi lên, chị đã phớt lờ. Ông bầu gặp chị, hỏi lý do, Bạch Yến đáp là từ trước đến nay, chị đi đâu cũng có mẹ theo kèm, không dám đi một mình. Lập tức, Frank Sinatra không chỉ mời cả hai mẹ con đi ăn, mà còn mời đi nghe ông hát…” (3)

Đề cập tới giai đoạn Bạch Yến cất tiếng hát chinh phục khán giả và nhiều tên tuổi nghệ sĩ lớn của thế giới ca nhạc, điện ảnh Hoa Kỳ, bài viết của tác giả Nguyễn Hằng, báo Dân Trí, có nhiều dữ kiện cụ thể hơn. Nhất là những chi tiết liên quan tới người đàn ông, đã trở thành người bạn đời của chị:

“…Năm 1965, kết thúc khóa học tại Pháp, danh ca Bạch Yến được mời qua Mỹ tham gia chương trình truyền hình The Ed Sullivan show - chương trình ăn khách nhất của Mỹ vào thời ấy. Và bà cũng trở thành người Việt Nam đầu tiên và duy nhất xuất hiện trong chương trình này, biểu diễn cùng nhiều danh ca, ban nhạc nổi tiếng như Beatles, Bob Hope, Bing Crosby, Pat Boone, Rolling Stones… Hợp đồng của Bạch Yến với chương trình Ed Sullivan chỉ kéo dài trong vòng 12 ngày, song nhiều hoạt động khác đã níu chân cô ca sĩ ở lại Mỹ đến 12 năm (1965-1978).

“Sang Mỹ một thời gian, Bạch Yến mất liên lạc với mẹ ở Việt Nam. (4) Sau nhiều lần tìm kiếm mẹ không được, Bạch Yến cảm thấy rất buồn với cuộc sống lưu lạc trên đất Mỹ. Bà thường đi du lịch cho khuây khỏa. Năm 1978, trong lần sang Paris nghỉ Bạch Yến có đến xem chương trình Đại nhạc hội Pháp.

“Lần ấy, tôi muốn tìm gặp một số bạn bè Việt Nam cũ đang sống tại Paris nên cố tình mặc tà áo dài truyền thống, trang điểm thật đẹp, đứng ngay lối cửa đi vào rạp hát để gây sự chú ý. Bỗng nhiên tôi thấy một người đàn ông dắt theo một bé gái nhỏ đi rất nhanh về phía mình rồi chào và ôm hôn hai má. Tôi hết sức ngạc nhiên hỏi: ‘Anh có biết tôi là ai không?’, người đó trả lời: ‘Là ca sĩ Bạch Yến chứ ai!’, Bạch Yến bồi hồi nhớ lại. Bà nói may mà người đó nói đúng tên chứ không thì bà sẽ ngó lơ, không tiếp chuyện. Còn về phía Bạch Yến, nhìn khuôn mặt người đó bà đã nhận ra con trai của cụ Trần Văn Khê, nhạc sĩ Trần Quang Hải.

“Sở dĩ bà nhận ra Trần Quang Hải là vì trong những ngày đầu cùng mẹ đặt chân tới Pháp học cách hát của Tây phương, tình cờ có gặp Giáo sư Trần Văn Khê. Lần đó Giáo sư Trần Văn Khê chỉ tay về phía một thư sinh gầy gò giới thiệu: ‘Kia là con trai tôi!’. Thời điểm ấy, Trần Quang Hải mới chỉ là cậu thiếu niên 17 tuổi còn Bạch Yến đã là một danh ca nổi tiếng. Khoảng cách giữa họ quá xa và Bạch Yến không có ấn tượng gì về cậu thư sinh ốm nheo nhắt ấy…

“Bạch Yến cho rằng cuộc tái ngộ tại Paris là ‘duyên tiền định’, sau gần 20 năm ‘người bạn cũ’ đầu tiên Bạch Yến tìm thấy lại là Trần Quang Hải. Người đàn ông đứng trước mặt bà không còn vẻ non nớt, trái lại toát lên sự tự tin, hoạt bát và đầy vững chãi. Trần Quang Hải lúc này đã ly dị vợ, sống cùng con gái 5 tuổi còn Bạch Yến ở cái tuổi 36 đang đứng trên đỉnh vinh quang của nghề hát, có nhiều người đàn ông ngưỡng mộ nhưng…vẫn cô đơn.

“Bạch Yến thổ lộ cho đến giờ bà vẫn nhớ như in lần gặp gỡ định mệnh tại Paris năm 1978. Sau lần gặp gỡ đó, hai người có cuộc hẹn ăn cơm vì Bạch Yến muốn nhờ Trần Quang Hải dịch giúp vài câu để bà có thể giao lưu với khán giả Pháp trong đêm Đại nhạc hội sắp tới mà bà được mời biểu diễn. Chính cuộc hẹn này đã khiến bà để ý tới người nhạc sĩ không mấy tiếng tăm nhưng kiến thức sâu rộng về âm nhạc dân tộc cũng như khiếu hài hước.

“Cả hai đã cười rất nhiều trong cuộc hò hẹn đầu tiên và chưa đầy 24 giờ kể từ khi gặp lại, Bạch Yến đã nhận được…lời cầu hôn của Trần Quang Hải. Tưởng vị nhạc sĩ nói đùa, bà cũng gật đầu: ‘Ok!’ Chỉ đến khi ông tự đặt 400 thiếp mời và gửi hết tới bạn bè trong vòng một tuần mới khiến bà bất ngờ, vừa xúc động vừa buồn cười lại cảm thấy khó xử.

“Tôi nghĩ cả hai đùa ghẹo nhau thôi, không ngờ ông ấy làm thật khiến tôi ‘đâm lao rồi phải theo lao’. Ngỏ lời cầu hôn sau 24 giờ và làm đám cưới sau…2 tuần, mọi chuyện thật đường đột”, Bạch Yến cười. Thời trẻ, bà được nhiều người đàn ông theo đuổi, người Việt cũng có mà người ngoại quốc cũng có nhưng đều không đi đến đâu. Nhiều ông chủ ngoại quốc giàu có chạy theo tán tỉnh nhưng bà từ chối vì chỉ thích lấy chồng Việt cùng chung nguồn cuội và tiếng nói. Một vài lần, bà cũng trao trái tim cho người Việt nhưng họ lại làm bà khổ. Bà khước từ vài lời cầu hôn vì sợ người đàn ông đến với mình bởi nhan sắc và ánh hào quang trên sân khấu.

“Chính vì trải qua vài lần lỡ dở trong chuyện tình cảm nên trước ứng xử vừa táo bạo vừa thành thật của vị nhạc sĩ nghèo và không mấy tiếng tăm này cũng khiến bà bối rối. Cuối cùng bà tặc lưỡi, sẽ ở lại cùng ông mấy tháng tại Paris sau đó sang Mỹ biểu diễn tiếp theo hợp đồng. Bà tự trấn an, một đám cưới chưa có giấy đăng ký kết hôn thì việc chia tay cũng dễ dàng!...” (5)

Du Tử Lê,

(Kỳ sau tiếp).
________

Chú thích:

(3) Bđd.

(4) Giải thích về sự thất lạc thân mẫu, bằng điện thư, danh ca Bạch Yến cho biết: Chị đi trình diễn 46 tiểu bang Hoa Kỳ và cả Nam, Trung Mỹ. Tháng 11 năm 1974, thân mẫu của chị về thăm quê nhà. “Đáng lẽ sau ba tháng mẹ tôi phải trở lại Mỹ nhưng vì lâu ngày mới gặp lại bạn và họ hàng vui quá nên xin gia hạn tới tháng Sáu thay vì chỉ ở tới tháng Ba 1975. Vì vậy Mẹ tôi kẹt lại VN 30/4/1975. Sau đó đất nước có thay đổi lớn, tôi rất buồn xứ Mỹ đã bỏ VN Cộng Hoà quá bất ngờ… Vì vậy Mẹ tôi bặt tin tới 10 năm sau, năm 1985 mới xin được phép chánh phủ XHCNVN cho Mẹ tôi đoàn tụ gia đình, lúc đó tôi đã lập gia đình với anh Trần Quang Hải ở Pháp...”

(5) Nguyễn Hằng, “Mối tình kỳ lạ của danh ca Bạch Yến” (Bách khoa toàn thư mở- Wikipedia).
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.145 giây.