logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/04/2014 lúc 10:59:42(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

UserPostedImage

Với nhiều thính giả của cổ nhạc, cải lương, yêu tiếng song loan gõ nhịp, thích thưởng thức cung bậc bổng trầm, cảm câu ca, chữ nhạc, đã từng có những phút giây lặng người khi bất chợt nghe lại những bản vọng cổ, những bài tân cổ, hay những lớp diễn trong các vở cải lương: “Người Tình Trên Chiến Trận” (soạn giả Mộc Linh- Loan Thảo), “Bên Cầu Dệt Lụa” (soạn giả Thế hâu), “Tâm Sự Mộng Cầm” (soạn giả Viễn Châu), “Ông Lão Chèo Đò” (soạn giả Viễn Châu), “Người Yêu Nay Đã Có Chồng” (soạn giả Viễn Châu), “Hạng Võ Sở Bá Vương” (soạn giả Viễn Châu), “Sơn Tinh- Thủy Tinh,” “Nụ Tầm Xuân” vốn đã lưu dấu trong trái tim người yêu nhạc qua những giọng hát tuyệt vời của những nghệ sĩ Út Trà Ôn, Tấn Tài, Thanh Sang, Thanh Nga, Mỹ Châu, Lệ Thủy, Thanh Tuấn, Thanh Kim Huệ…

Hôm nay, khi cầm trên tay CD “Tiếng Hát Hương Sỹ Nhân 4” qua tiếng hát của nghệ sĩ Hương Sỹ Nhân cùng với các nghệ sĩ tài danh cố nghệ sĩ Tấn Tài (1938-2011), Thanh Sang, Thanh Kim Huệ, Thanh Tuấn, Châu Thanh, Cẩm Tiên, do nghệ sĩ Hương Sỹ Nhân phát hành trong tháng Tư, 2014, có lẽ nhiều người sẽ có cảm nhận giống người viết, chúng ta như được nhìn thấy đâu đó những mảnh kỷ niệm xưa cũ.

Mười tác phẩm kể trên trong CD này như từng mảnh nhỏ ký ức ghép lại thành một bức tranh hoàn chỉnh. Dù có những nét quen thuộc ở sự đặc sắc của những lớp diễn của những vở cải lương, hay những bản vọng cổ, bài tân cổ giao duyên đã trở thành kinh điển với chất tự sự hòa quyện chất trữ tình qua những giọng ca đặc sắc không ai trùng lắp với ai của các nghệ sĩ tài danh; nhưng CD này vẫn có điều mới lạ qua giọng hát của nghệ sĩ Hương Sỹ Nhân, dẫu chỉ là một nghệ sĩ tài tử, nhưng kỹ thuật của anh khá vững vàng và chiều sâu cảm xúc đã đạt được độ “chín” khi ca.

Nghệ sĩ Hương Sỹ Nhân có chất giọng trầm ấm, trữ tình, hơi ca khá giống nghệ sĩ Thanh Sang. Nhưng anh vẫn có nét riêng của mình, được thể hiện ở chất giọng không luyến láy, không trầm bổng cao vút và cũng không quá “sầu” não nuột như nghệ sĩ Thanh Sang, khi anh xuống giọng thì có chút gì đó nghèn nghẹn đầy xốn xang, cách sắp chữ khi vô vọng cổ hoặc xuống hò của anh khá nhịp nhàng, nhấn nhá rất mùi.


Nét độc đáo của các giọng ca

Nói về mục đích khi thực hiện CD cổ nhạc cá nhân của mình hát cùng với các nghệ sĩ tài danh, nghệ sĩ Hương Sỹ Nhân tâm sự: “Khi thực hiện CD này, Hương Sỹ Nhân mong muốn gợi nhớ lại một thời vàng son của cải lương mà các nghệ sĩ tài danh ‘từng làm mưa làm gió’ trên sân khấu Sài Gòn trước đây qua một số tác phẩm nổi tiếng của các soạn giả nổi tiếng từ trước 1975 đã từng được khán giả nhiều thế hệ yêu mến. Khi thực hiện được CD này, tôi rất sung sướng, vì thuở nhỏ tôi đã được nghe những ngôi sao này hát rồi, nay được hân hạnh hát chung với các nghệ sĩ này, học được một số ít kinh nghiệm khi thâu băng cũng như diễn trên sân khấu, đó là niềm hạnh phúc rất lớn.”

Nghệ sĩ Hương Sỹ Nhân cho biết đây là CD số 4, vốn đã được thu âm từ tháng Sáu đến đầu tháng Bảy năm 2009 tại phòng thu của nhạc sĩ Trương Minh Châu (con trai soạn giả Viễn Châu) ở Sài Gòn, với ban cổ nhạc của nhạc sĩ Văn Giỏi, ban tân nhạc của nhạc sĩ Thái An.

CD Tiếng Hát Hương Sỹ Nhân 1 và 2 đã phát hành vào tháng 12, 2011. CD 3 phát hành năm 2013 và nay phát hành CD 4.

Nghệ sĩ Hương Sỹ Nhân bày tỏ: “Ở bên Mỹ, muốn thực hiện CD cổ nhạc hát chung với các nghệ sĩ tài danh không phải dễ, vì không biết người nghệ sĩ đó có đồng ý hát với mình không. Một điều nữa là không biết giới mộ điệu cải lương có còn yêu cổ nhạc để ủng hộ CD không? Theo tôi biết, có rất nhiều nghệ sĩ cải lương thực hiện CD cổ nhạc, nhưng chỉ để làm kỷ niệm thôi, chứ không phải tung ra thị trường để phổ biến rộng rãi như các CD tân nhạc. Còn riêng cá nhân tôi, vì quá yêu môn nghệ thuật cải lương, lòng đam mê đã buộc tôi thực hiện những cuốn CD cùng với những ngôi sao mà tôi đã yêu thích từ lâu, may mắn là mời được nghệ sĩ tài danh ông hoàng đĩa nhựa Tấn Tài trước khi ông bệnh và qua đời.”

Theo nghệ sĩ Hương Sỹ Nhân, vì là một bầu show đã tổ chức nhiều show đại nhạc hội mời những nghệ sĩ cải lương tài danh diễn lại những trích đoạn cải lương, tân cổ giao duyên…, nhờ mối duyên này và sự cảm tình với các nghệ sĩ, nên anh có ý định thực hiện thu CD tiếng hát của cá nhân và các nghệ sĩ mà anh yêu mến để làm kỷ niệm và làm một tài liệu cổ nhạc tại hải ngoại. Tất cả 10 ngôi sao cải lương gồm nghệ sĩ Tấn Tài, Thanh Sang, Lệ Thủy, Minh Vương, Thanh Tuấn, Thanh Kim Huệ, Phượng Hằng, Châu Thanh, Cẩm Tiên, Kim Tử Long đều nhận lời tham gia.

Qua CD “Tiếng Hát Hương Sỹ Nhân 4,” khán giả sẽ được thưởng thức lại lớp diễn “Người Tình Trên Chiến Trận” với giọng hát chân phương vào vọng cổ thật mùi của Hương Sỹ Nhân trong vai Cổ Thạch Xuyên và thưởng thức lối ca rất trong, cao vút, làn hơi thật dài, kỹ thuật luyến láy trữ tình của nghệ sĩ Cẩm Tiên trong vai A Khắc Thiên Kiều, và lối ca của nghệ sĩ Châu Thanh (trong vai A Khắc Chu Sa) có làn hơi mạnh mẽ, ngọt ngào, trẻ trung, bay bướm, phá cách, phát âm luyến và nhấn các thanh điệu khá thuần thục, anh là một nghệ sĩ có sáng tạo riêng về xử lý kỹ thuật theo kiểu ca vọng cổ dài hơi, được xem là một trong những bức phá mới vào giai đoạn cuối của thế kỷ 20.

Lớp diễn Nhuận Điền tiễn bạn là Trần Minh lên đường đi ứng thí với chung rượu hàn vi và tiếng cười sang sảng để thay cho vạn lời đưa tiễn, cười để quên hết những ngày lao khổ đã qua, cười trước những vinh nhục của cuộc đời mà họ đã chịu đựng, qua trích đoạn “Bên Cầu Dệt Lụa.”

Dẫu nghệ sĩ Thanh Sang không còn ở đỉnh cao trong nghề khi thu CD này, nhưng giọng ca trầm buồn, ru hồn người nghe một cách dịu êm vẫn điêu luyện trong nhịp nhàng với cách sắp chữ khi ca, phối hợp cùng nghệ sĩ Hương Sỹ Nhân trong vai Nhuận Điền, dù rằng thật khiên cưỡng nếu so sánh anh với nghệ sĩ Thanh Tú (bởi Nhuận Điền vốn là vai để đời của ông) bởi anh hơi thiếu “chất” ngạo nghễ và trầm hùng như của nghệ sĩ Thanh Tú khi thể hiện vai này. Tuy vậy lớp diễn vẫn để lại cảm xúc sâu lắng cho người nghe về một tình bạn thâm sâu, tri kỷ của Nhuận Điền, một “anh Hai Nam Bộ” trọng nghĩa khinh tài và Trần Minh - một nam nhân chuẩn mực với đủ đầy: hiếu, tín, lễ, nghĩa.

Những bài vọng cổ, tân cổ được thực hiện trong CD này hầu hết đều của soạn giả Viễn Châu thu hút người nghe bởi giai điệu mượt mà, sâu lắng nhuần nhuyễn, nhịp nhàng, vẽ lên những bức tranh quê đằm thắm, yên bình, nghĩa tình sâu nặng giữa người với người, một triết lý nhân sinh giản đơn mà sâu sắc, những câu hát lời ca không đượm chút hoa mỹ, bóng bẩy mà rất gần gũi với lối sống hằng ngày với mọi người. Mỗi bài vọng cổ được viết như một chuyện tình ngắn “Tâm Sự Mộng Cầm,” “Nụ Tầm Xuân, Người Yêu Nay Đã Có Chồng,” hay câu chuyện của ông lão chèo đò, tâm sự của Hạng Võ Sở Bá Vương của một anh hùng Hạng Võ nay đã sa cơ, mỗi bài đều có nhân vật khác nhau, tâm tình khác nhau, câu chuyện khác nhau rất gần gũi, mật thiết đầy ý nghĩa giáo dục về đạo lý ở đời.

Người nghe sẽ thích thú khi nghe giọng kim, trong veo, chín, ngọt và chắc nhịp, làn hơi bay bổng, nhẹ nhàng vẫn tràn đầy phong độ với lối vô vọng cổ mới lạ của nghệ sĩ Thanh Kim Huệ, hay giọng ca có thể lên cao vút hoặc xuống thật thấp, luyến láy rất ngọt của nghệ sĩ Thanh Tuấn và chất nam tính trầm hùng, chất lãng mạn liêu trai với làn hơi rất riêng, cách nhấn kéo dài những chữ mang dấu sắc và vuốt những chữ mang thanh trắc (sắc, hỏi, ngã, nặng) nói chung, rồi thả hơi cho những chữ này thật nhẹ của ông hoàng đĩa nhựa Tấn Tài.


Tình yêu với Cải lương

Cải lương là một loại hình nghệ thuật sân khấu mang đậm hơi thở và tình cảm của người dân miền Nam. Hiện giờ tuy sân khấu cải lương không còn ở vị thế hoàng kim như xưa, nhưng cải lương mãi mãi vẫn là máu thịt, là tình yêu của người dân miền Nam nói riêng và với những người dân ở các vùng miền khác nói chung, và nhất là với những người dân gốc Việt sống nơi xứ sở tự do này. Phải chăng đây cũng là một tình cảm tự nhiên. Vì càng sống trong thế giới văn hóa của người khác, người ta càng có khao khát tìm về nguồn cội, về bản sắc văn hóa của mình, mà cải lương là một trong những bản sắc văn hóa của dân tộc. Thể hiện chất trữ tình của dân tộc mang hơi thở và tình cảm của người dân vùng đất phương Nam. Sau gần 100 năm hình thành và phát triển, cải lương được truyền từ đời này sang đời khác, không ít vở diễn đã trở thành kinh điển của loại hình nghệ thuật này, là những bài học tuyệt vời về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, chuyên chở ngọt ngào qua những tuồng tích trên sân khấu.

Chính những điều này đã biến thành tình yêu thủy chung với cải lương trong trái tim của nghệ sĩ Hương Sỹ Nhân, anh là người Đà Nẵng, trước khi vượt biên với cha, anh chưa bao giờ nghe cải lương. Nhưng khi đến được Hong Kong năm 1981, lúc anh chỉ mới 10 tuổi, lần đầu tiên anh được nghe cải lương. Tiếng đàn của cải lương quả thật kỳ diệu, làm cho tâm hồn anh lắng dịu, lời vọng cổ ngọt ngào, đã giúp anh nguôi bớt phần nào nỗi nhớ mẹ còn kẹt lại tại Việt Nam.

Khi sang định cư tại Hoa Kỳ, anh tìm mua băng cải lương để nghe, rồi học hát theo băng, tìm đến các thầy đờn ca tài tử nơi vùng San Diego mà anh sống, để học cho rành nhịp nhàng, bài bản. Tiếng Anh của anh không thua kém những bạn trẻ tại Mỹ, vì anh đến Mỹ từ nhỏ, học trung học và đại học để trở thành thầy giáo dạy toán ở trường Trung Học tại San Diego, nhưng tiếng Việt anh cũng không quên, mà càng ngày càng giỏi, giúp anh sáng tác được nhiều tập thơ bằng tiếng Việt, và anh ca vọng cổ ngọt ngào không kém gì những nghệ sĩ cải lương chuyên nghiệp. Anh tự hào nói rằng, đó cũng là nhờ tuổi thanh xuân của anh đã luôn đồng hành cùng cải lương. Nay con gái nhỏ của anh, bé Hương Sỹ Thương, sanh ra tại Mỹ, mới 6 tuổi, nhưng nói và hát tiếng Việt rất rành, bé cũng rất yêu thích cải lương. Anh ước mong cải lương sẽ có nhiều bạn trẻ lớn lên tại hải ngoại tiếp tục giữ gìn, nếu để bộ môn đậm tính dân tộc như cải lương bị thất truyền thì uổng vô cùng. Chính vì vậy trong những chương trình văn nghệ mà anh bắt đầu làm bầu show từ năm 1995 đến nay, anh luôn có những tiết mục trích đoạn cải lương, ca vọng cổ...

Muốn ủng hộ CD Hương Sỹ Nhân 4, quý vị hãy gọi điện thoại (619) 991-6565, hoặc email huongsynhan@yahoo.com Giá ủng hộ là $10. Tiền ủng hộ CD sẽ được tặng hết vào quỹ từ thiện miền Trung do anh sáng lập.

Băng Huyền/ Viễn Đông


Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.119 giây.