logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/08/2012 lúc 10:20:12(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Người mộng du có thể làm tổn thương đến chính mình hoặc gây ra những tai họa nghiêm trọng cho người khác, nhưng không thể buộc họ phải chịu trách nhiệm về những hành động như vậy.

Đi bộ trong giấc ngủ hay mộng du là một hiện tượng được biết đến từ lâu. Hàng triệu người - khoảng 2,5% dân số thế giới - vẫn thường bật dậy và lang thang không chủ ý thường xuyên như vậy.

Khoảng 25% những người mộng du có thể làm hại đến chính mình. Một vài người có thể bước ra ngoài cửa sổ khi cứ ngỡ đó là cửa chính. Có câu chuyện kể rằng người mộng du có thể leo lên xe hơi, khởi động máy và lái đi nhiều kilomét. Song theo các bác sĩ những giai thoại kiểu đó là không đúng sự thật vì người mộng du phản xạ thiếu tự nhiên. Một người đang ngủ quả thực có thể khởi động xe, nhưng chuyến đi đêm tự phát đó sẽ kết thúc nhanh chóng bằng một tai nạn.

Mộng du thường thấy ở trẻ nhỏ, mặc dù bệnh cũng giảm dần theo tuổi tác. Như một quy luật, những đứa trẻ khoẻ mạnh về tâm lý có thể rơi vào trạng thái này trong những giai đoạn bất ổn nào đó. Còn ở người lớn, mộng du thường đi kèm với trạng thái căng thẳng, lo lắng và đôi khi là động kinh.

Các nhà khoa học đi đến kết luận rằng sự phát triển của bệnh mộng du có liên quan đến những thay đổi ở một vài gene nhất định. Hoạt động của gene đột biết có thể làm tê liệt hệ thống thần kinh, khiến cho người ta không thức giấc. Mặc dầu vậy, cơ chế khiến cho người ta bước đi trong giấc ngủ vẫn còn là bí ẩn. Một chuỗi thí nghiệm được thực hiện trên người mộng du đã cho thấy bệnh có thể được xếp vào một dạng rối loạn gene.

Y học hiện đại không xem mặt trăng là một lý do đằng sau căn bệnh bí ẩn này. Tuy nhiên, điều thú vị là phần lớn những trường hợp mộng du lại rơi vào đêm trăng tròn.

Một người đàn ông Canada, Ken Parks, ra khỏi nhà vào năm 1987 trong khi đang ngủ. Anh lên xe của mình, lái 23 km tới nhà cha mẹ vợ. Lẳng lặng lẻn vào, người đàn ông bóp cổ nhạc phụ, đâm chết nhạc mẫu và bắt đầu bước vòng quanh ngôi nhà trong khi vẫn đang ngủ. Anh ta chỉ bị đánh thức bởi cảnh sát. Ken Parks không bị coi là phạm tội ác hoặc sát nhân, vì anh đã thực hiện vụ án mạng trong trạng thái giấc mơ mộng du. Các chuyên gia cho biết những người mộng du không thể bị buộc phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, vì họ không nhận ra họ đang làm gì.

Không có thuốc hay kỹ thuật y học nào có thể chữa được bệnh mộng du. Các nhà khoa học tin rằng stress là tác nhân chính khiến cho bệnh xuất hiện. Người ta có thể trở thành người mộng du nếu giấc ngủ của họ thường xuyên bị ngắt quãng 3-4 lần mỗi đêm, hoặc nếu họ nói trong khi ngủ.

Những Điều Nên Biết Về Bệnh Mộng Du

Mộng du là một chứng bệnh thường gặp nhưng lại không xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Có tới 40% trẻ em có mộng du vào một thời gian nào đó. Trong gia đình có trẻ mộng du, các trẻ khác cũng dễ mắc và hầu hết là các trẻ phát triển nhanh.

Thế nào là mộng du?

Mộng du là tình trạng đi trong giấc ngủ. Đây là một loại rối loạn giấc ngủ, người đi trong giấc ngủ tiến hành một số hoạt động trong khi dường như vẫn đang ngủ. Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em, ngay cả trẻ em mới biết đi, tuổi hay gặp nhất là từ 3-7 tuổi.

Người bệnh đang ngủ, ngồi, mở mắt, đi vòng quanh phòng hoặc đi về phía có ánh sáng, trẻ đi về phòng ngủ của bố mẹ, hoặc đi đến cửa sổ, trèo lên cửa sổ, mở cửa phòng đi ra ngoài...

Thậm chí người bệnh tiến hành một số hoạt động phức tạp như di chuyển đồ đạc, đi vào nhà tắm, cởi hoặc mặc quần áo và nhiều hoạt động tương tự khác. Một số người còn vào ô tô, lái ô tô đi một quãng đường dài trong lúc thực sự đang ngủ. Một số hành vi tình dục có thể xuất hiện.

Người lớn có thể hoặc có ảo giác hoặc ăn trong lúc đang đi. Có thể rất khó đánh thức người đang mộng du như vậy, họ có thể tấn công người đánh thức mình. Thường người bệnh trông vụng về, lóng ngóng, có hành vi kỳ lạ như đi tiểu vào thùng rác. Đôi khi xuất hiện sự kích động, đàn ông hay có hành vi bạo lực hơn.

Mộng du có thể đột ngột kết thúc, người bệnh có thể trở lại giường và tiếp tục ngủ. Mộng du thường xuất hiện 1-2 giờ sau khi ngủ vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ NREM (giấc ngủ sâu) và kéo dài từ vài giây đến 30 phút. Khi ngủ dậy, người bệnh không nhớ gì về sự việc đã xảy ra. Mộng du có thể xảy ra hằng đêm, cũng có thể không thường xuyên.

Một số yếu tố liên quan đến mộng du

Người ta cho rằng tình trạng lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, hoảng sợ ban đêm, ngủ không có giờ giấc, sốt, ốm đau triền miên, thiếu magiê, trào ngược thực quản, sử dụng một số thuốc điều trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng histamin là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mộng du.

Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng được nhiều chuyên gia tâm thần kinh đề cập đến nữa là lúc đi ngủ bàng quang đầy nước tiểu, ngủ ở môi trường lạ, nơi ngủ ồn ào, có quá nhiều ánh sáng, người ngủ bị stress... cũng có thể dẫn đến tình trạng mộng du.

Ở người lớn, tình trạng này có thể liên quan tới rối loạn tâm thần, phản ứng với thuốc, người uống nhiều rượu, có xảy ra những cơn động kinh cục bộ. Ở người già có thể là biểu hiện của bệnh não như thiếu máu não thoáng qua, các bệnh mạch máu não...

Xử trí bệnh mộng du như thế nào?

Những trường hợp bắt đầu ở tuổi trưởng thành cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa tâm thần nếu bị mộng du thường xuyên, tự gây hại cho bản thân hoặc tấn công người khác... Để an toàn cho người bệnh, nên để họ ngủ ở tầng trệt, trong phòng không có đồ đạc có thể gây hại, cửa phòng và cửa sổ được cài then. Nên để chuông ở cửa ra vào để báo thức cho người khác khi bệnh nhân mở cửa.

Khi đó cần đưa bệnh nhân trở lại giường ngủ và không nên cố gắng đánh thức người đang mộng du vì có thể làm họ bị kích động, để người bệnh ngủ đủ thời gian và có giờ giấc.

Mộng du là bệnh rất hay gặp đặc biệt là ở trẻ em. Khi trong gia đình có người bị bệnh này cần kiên trì thực hiện theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ, nếu thấy hiện tượng lần đầu tiên, không nên hốt hoảng sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh vì họ bị đánh thức đột ngột trong khi thực hiện những hoạt động trong giấc ngủ. Cần xem xét các yếu tố tinh thần một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng ở những người mắc phải chứng bệnh này, nhất là người lặp lại nhiều lần.

Trong một số trường hợp có thể sử dụng thuốc an thần nhóm benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Nếu bị các bệnh lý khác như động kinh, rối loạn tâm thần cần điều trị các bệnh lý đó.
Riêng đối với trẻ em, khi bị mộng du cần dịu dàng đưa trẻ trở lại phòng ngủ. Trước hết đưa trẻ vào nhà vệ sinh vì có thể trẻ đi tìm chỗ vệ sinh, sau đó đưa trẻ về giường. Mộng du có thể kết thúc ngay khi trẻ nằm lên giường. Đừng trông đợi trẻ thức tỉnh khi trở lại giấc ngủ bình thường.

Bảo vệ trẻ khỏi các tai nạn, mặc dù hiếm nhưng trẻ có thể bị tai nạn, nhất là lúc trẻ đi ra ngoài, có thể bị tai nạn giao thông, bị chó cắn, lạc đường. Vì thế cần khóa cửa, không để trẻ ngủ ở giường hẹp. Giúp trẻ tránh mệt mỏi, kiệt sức vì mệt mỏi, thiếu ngủ có thể làm tăng mộng du.

Nếu trẻ cần được đánh thức sớm vào buổi sáng thì phải đi ngủ sớm hơn vào tối hôm trước. Cố gắng đánh thức đúng giờ đề phòng mộng du: Nếu con bạn thường bị mộng du, ghi chép thời gian từ lúc trẻ ngủ đến lúc bắt đầu mộng du. Sau đó đánh thức trẻ 15 phút trước khi trẻ bắt đầu mộng du, giữ cho trẻ thức 5 phút. Làm như vậy 7 đêm liền. Nếu trẻ bị mộng du lại thì luyện tập tiếp 7 đêm nữa.

Source: Sức khỏe & Đời sống
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.071 giây.