Bệnh tim là căn bệnh gây ra số ca tử vong cao nhất tại Australia và nhiều nước
trên thế giới. Bệnh này được điều trị ra sao và có thể phòng bệnh như thế nào?
Tim là bộ phận hoạt động vất vả nhất trong cơ thể. (Credit: ABC Licensed) .Lịch sử bệnh timTrước thế kỷ 20, người ta ít biết đến bệnh tim. Căn bệnh này được coi là ‘kẻ giết
người hàng loạt’ trong cuộc cách mạng công nghiệp hồi thế kỷ 18–19. Làn sóng
cơ giới hóa rộng khắp ở các nước phương tây đã tạo ra hai thay đổi quan
trọng: lao đông chân tay nặng nhọc giảm mạnh và sự phổ biến rộng rãi của
thực phẩm chế biến.
Lối sống tĩnh tại và chế độ ăn gồm đa số thực phẩm chế biến sẵn giàu chất béo
có lẽ là hai trong số những nguyên nhân chính gây bệnh tim mạch, mà không
lâu sau trở thành căn bệnh gây tử vong người hàng loạt ở các nước phát triển
như Úc và vẫn là một căn bệnh hiểm nghèo cho đến ngày nay.
Cơ chế hoạt động của timTim là một chiếc bơm cơ hai chiều. Chiều bên phải bơm máu lên phổi, nơi máu
được bổ sung ô-xi. Bên trái nhận máu đã bổ sung ô-xi và bơm máu chạy khắp
các bộ phận còn lại của cơ thể, nơi máu và các chất dinh dưỡng khác được các
tế bào mô và các cơ quan sử dụng. Máu đã khử ô-xi sau đó chảy ngược trở lại
qua các mạch, tới ngăn tim bên phải.
Bằng cách này, khoảng 5 lít máu trong cơ thể sẽ liên tục được bơm chảy khắp
cơ thể. Mỗi bên tim có hai ngăn – tâm thất (ngăn chính thực hiện hầu hết thao
tác bơm máu) và tâm nhĩ (một ngăn nhỏ hơn bơm máu vào tâm thất).
Tim là bộ phận hoạt động vất vả nhất trong cơ thể. Nó bơm máu khoảng 70 lần
mỗi phút và hoạt động suốt ngày đêm với tổng số vào khoảng 2,5 tỉ nhịp đập
trong mỗi vòng đời trung bình.
Để có thể bơm máu với tần xuất này, tim cần một nguồn cung cấp ô-xi liên tục
từ hai động mạch vành bao quanh tim và chia thanh nhiều nhánh mạch nhỏ.
Nếu những động mạch này khỏe, tim được cung cấp đủ ô-xi, thậm chí nếu tim
phải bơm máu nhiều hơn bình thường khi bạn tập thể dục hoặc quan hệ tình
dục. Trái lại, nếu động mạch bị bệnh, hẹp đi và không cung cấp đủ máu cho cơ
tim, chức năng tim sẽ bắt đầu kém đi.
Bệnh động mạch vànhBệnh động mạch vành là bệnh liên quan tới các động mạch tim chứ không liên
quan tới cơ tim. Nguyên nhân gây bệnh là do mỡ tích tụ trong thành mạch. Quá
trình xơ vữa động mạch bắt đầu từ khi bệnh nhân còn trẻ và tiến triển thành
bệnh lý ở độ tuổi trung niên.
Các mảng mỡ dày lên, làm vôi hóa và hẹp động mạch sẽ ngăn trở dòng máu
chảy qua động mạch. Đôi khi, cục máu đông có thể hình thành ở những mảng
mỡ này, làm dừng đột ngột dòng máu chảy qua gây nên chứng huyết khối,
khiến mô tim không còn đủ ô-xi và dẫn đến tình trạng bị tổn thương, có thể là
tổn thương vĩnh viễn. Một tên gọi khác cho bệnh động mạch vành là thiếu máu
tim cục bộ.
Bệnh động mạch có thể gây ra những biểu hiện sau, riêng lẻ hoặc cùng một
lúc:
· đau ngực, thường trong lúc ráng sức (chứng đau thắt ngực)
· mô tim chết (cơn nhồi máu cơ tim)
· chức năng bơm máu của tim kém dần (chứng suy tim)
Bệnh tim mạch (bao gồm bệnh tim và đột quỵ) gây ra khoảng 33% số ca tử vong
tại Australia và là bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất.
Tất cả các cơn đau tim đều cần cấp cứuĐể tăng tối đa cơ hội sống và phục hồi hoàn toàn, bệnh nhân cần phải đi cấp
cứu nếu nghi ngờ có biểu hiện đau tim. Nếu tim ngừng đập hoàn toàn, người
bệnh rơi tình trạng bất tỉnh. Trong trường hợp này cần gọi xe cấp cứu và sơ
cứu bằng cách bóp tim ngoài lồng ngực ngay lập tức để duy trì sự sống của
người bệnh trong khi chờ xe cấp cứu tới.
Ai có nguy cơ?
Coronary heart disease can affect people of all ages, even those with no
apparent risk factors, but it becomes more common as we age and people are at
higher risk if they:
Bệnh động mạch vành tác động tới mọi lứa tuổi, thậm chí với những người
không có biểu hiện nguy cơ. Tuy nhiên, càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh càng
cao. Một người sẽ có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao nếu
· gia đình từng có người mắc bệnh tim
· hút thuốc lá
· mắc chứng cao huyết áp
· thừa cân
· ít vận động
· mắc bệnh tiểu đường
· lượng cholesterol máu cao hơn bình thường
· cách li với xã hội hoặc trầm cảm
Ở độ tuổi trung niên, số nam giới mắc bệnh động mạch vành cao hơn phụ nữ.
Khi bước sang tuổi 70, tỉ lệ mắc bệnh ở hai giới là ngang nhau. Do đây là căn
bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất, các chuyên gia nhấn mạnh phụ nữ và nam giới
đều phải đề phòng như nhau.
Phòng bệnhVới đa số, cách tốt nhất để phòng bệnh tim mạch là sống lành mạnh. Duy trì
trọng lượng cơ thể vừa phải, tập luyện thường xuyên, chế độ ăn cân bằng và
không hút thuốc lá. Một số biện pháp khác bao gồm:
Duy trì huyết áp trong vòng kiểm soát
Nắm bắt được mức cholesterol trong máu và có biện pháp giảm mức này nếu
cần
Nếu bị tiểu đường, hãy đảm bảo duy trì tỉ lệ đường máu trong giới hạn kiểm soát
Thông báo cho bác sĩ các yếu tố nguy cơ, kể cả tiền sử bệnh tim trong gia đình.
Phẫu thuật thông động mạch – một quả bóng được đưa vào để nong mạch, sau đó là đặt stent (một ống kim loại) để duy trì độ mở. (Credit: ABC Licensed) .Ngoài những yếu tố di truyền, thay đổi lối sống như giảm cân, cải thiện chế độ
ăn và tập luyện hay bỏ thuốc lá sẽ làm giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim mạch
như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và suy tim.
Chứng đau thắt ngựcNgười bệnh thường cảm thấy đau ở giữa ngực nhưng vùng bị đau có thể lan ra
cổ và cánh tay, đặc biệt là tay trái, đôi khi tới vai và lưng. Cơn đau thường được
miêu tả giống như bị chèn ép ngực và mức độ có thể từ vừa phải đến đau cấp.
Đau thắt ngực là một triệu chứng của bệnh động mạch vành và do thiếu ô-xi
bơm lên tim, thông thường do động mạch vành bị co hẹp lại.
Cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh ráng sức và nó sẽ dứt khi họ ngừng
hoạt động. Cơn đau thắt ngực cũng xảy ra khi người bệnh đau buồn hoặc sau
một bữa ăn quá nhiều nên tim cần được cung cấp nhiều ô-xi hơn.
Cơn đau thắt ngực xuất hiện trong lúc nghỉ ngơi là hiện tượng cho thấy bệnh
tim mạch nặng hơn so với hiện tượng cơn đau thắt ngực xuất hiện khi ráng
sức.
Triệu chứng cơn đau thắt ngực bao gồm đổ mồ hôi, khó thở, nôn mửa, lo lắng
và cảm thấy yếu.
Người bệnh có cơn đau thắt ngực nên đi khám bác sĩ hoặc tới bệnh viện ngay
nếu:
· đây là lần đầu tiên có biểu hiện này
· họ đang uống thuốc điều trị đau thắt ngực nhưng cơn đau thắt ngực nặng
hơn hoặc xuất hiện thường xuyên hơn
· cơn đau thắt ngực không thuyên giảm với loại thuốc điều trị thông thường
· cơn đau thắt ngực xuất hiện trong lúc đang nghỉ ngơi
· cơn đau thắt ngực không giảm khi đã nghỉ ngơi (hiện tượng này có thể là
dấu hiệu của cơn đau tim hoặc nhồi máu cơ tim)
Có nhiều nguyên nhân gây cơn đau ngực ngoài bệnh tim, các bác sĩ sẽ làm điện
tim (ECG) để ghi sóng hoạt động điện của tim trước khi chẩn đoán cơn đau thắt
ngực.
Điều trị
Thay đổi lối sống như giảm cân, cải thiện chế độ ăn và tập luyện hay bỏ thuốc lá
cũng làm giảm bớt tác động của cơn đau thắt ngực cũng như nguy cơ mắc
bệnh tim mạch nói chung.
Các loại thuốc điều trị chứng đau thắt ngực phổ biến là ni-trat, chẳng hạn
nitroglycerin. Loại thuốc này có chức năng làm giãn mạch máu để bổ sung máu
cho cơ tim.
Bác sĩ cũng có thể kê đơn các loại thuốc giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch bao
gồm thuốc ức chế bê-ta, thuốc ức chế kênh can-xi, thuốc ức chế ACE (một loại
thuốc hạ huyết áp), thuốc chống tụ huyết khối dạng uống hoặc thuốc chống
đông máu.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định tiểu phẫu thông động mạch bị tắc hoặc hẹp hay
hoặc phẫu thuật tim nhân tạo.
Nhồi máu cơ timChứng nhồi máu cơ tim là khi cơ tim không còn hoạt động do thiếu ô-xi. Nguyên
nhân sâu xa giống như nguyên nhân của chứng đau thắt ngực là do chứng xơ
vữa động mạch. Tuy nhiên, với chứng nhồi máu cơ tim, kể cả khi nghỉ ngơi cơn
đau ngực cũng không giảm bởi lượng máu bơm về tim giảm mạnh dẫn đến tổn
thương cơ tim.
Để có cơ hội phục hồi và ngăn ngừa tổn thương tim không cần thiết ở mức tối
đa, bạn cần gọi cấp cứu nếu nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim để tránh những tổn
thương có thể tác động tới tim.
Nếu cơ tim ngừng hoạt động có thể dẫn tới suy tim hoặc loạn nhịp tim. Trong
những trường hợp quá nặng, bệnh nhân có thể ngã đột ngột và tử vong. Trong
trường hợp này, tim ngừng đập và có thể làm tổn thương tới não.
Dấu hiệu báo trước cơn đau tim ở mỗi người khác nhau và các triệu chứng
không phải luôn xảy ra đột ngột hoặc nghiêm trọng mà có thể xảy ra đột ngột
hoặc ở những người từng bị đau thắt ngực nhiều tháng hoặc nhiều năm. Mặc
dù cơn đau ngực hoặc cảm giác khó chịu là dấu hiệu phổ biến nhất, bạn cần
nhớ không phải ai cũng có triệu chứng này. 20 – 40% người bệnh có những
triệu chứng ít gặp hơn như nôn mửa cấp, vã mồ hôi, đánh trống ngực hoặc khó
thở. Đôi khi, người bệnh không có triệu chứng gì và chỉ được chẩn đoán bị nhồi
máu khi có kết quả điện tâm đồ hoặc một xét nghiệm khác cho thấy tim bị tổn
thương do một cơn nhồi máu không có biểu hiện gì trước đó.
Các triệu chứng nhồi máu cơ tim bao gồm:
· đau hoặc cảm giác bị chèn ép ở ngực, vai, cổ, cánh tay, hàm và lưng
· nôn mửa
· chóng mặt
· vã mồ hôi lạnh
· khó thở
Điều trịNên gọi xe cấp cứu nếu thấy một ai đó bị nghi ngờ có cơn nhồi máu cơ tim.
Bệnh nhân cần được đưa nhanh tới phòng thông mạch để chụp x-quang huyết
quản xác định động mạch bị nghẽn và nguyên nhân gây cơn nhồi máu.
Bệnh nhân càng nhanh chóng được cấp cứu bằng thủ thuật nong động mạch
bằng banh (tốt nhất là trong vòng dưới 90 phút), nguy cơ tổn thương cơ tim sẽ
thấp hơn và bệnh nhân có cơ hội sống cao hơn cũng như phục hồi tốt hơn. Sau
khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt và làm
các xét nghiệm như xét nghiệm máu, điện tim, chiếu chụp để xác định mức độ
tổn thương.
Một hướng điều trị khác là làm tan cục máu đông bằng cách truyền thẳng thuốc
vào động mạch. Bệnh nhân thường được cho dùng thuốc tan máu đông nếu
sống ở vùng sâu vùng xa không thể tới cơ sở y tế lớn trong vòng 90 phút. Bệnh
nhân cũng có thể được điều trị ổn định lại nhịp tim và giảm cơn đau.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định:
· phẫu thuật thông động mạch – một quả bóng được đưa vào động mạch để
nong mạch, sau đó là đặt stent (một ống kim loại) để duy trì độ mở của động
mạch
· phẫu thuật tim nhân tạo – dòng máu được hướng chảy xung quanh một
động mạch hẹp để cải thiện dòng chảy tới tim
Hầu hết bệnh nhân thường nằm viện khoảng 3–5 ngày sau cơn nhồi máu cơ tim
mặc dù vùng tim bị tổn thương cần 6–8 tuần mới lành lại. Mô chết không được
thay thế bằng mô tim thông thường mà bằng mô sẹo.
Thông thường tim sẽ hoạt động bình thường để có thể phục hồi hoàn toàn
nhưng khó có thể hoạt động tốt trong lúc ráng sức như trước khi có cơn nhồi
máu.
Hầu hết các bệnh nhân sẽ được kê đơn tiếp tục uống thuốc để giảm nguy cơ
bệnh tim mạch như aspirin hoặc thuốc ức chế beta liều thấp, thuốc ức chế kênh
can-xi, statin (thuốc giảm cholesterol), thuốc hạ huyết áp, thuốc chống tụ huyết
khối dạng uống hoặc thuốc chống đông tụ.
Suy timSuy tim là tình trạng tim bị yếu đi do bệnh tật, không bơm máu như bình thường.
Nguyên nhân phổ biến của bệnh này là cơ tim chết do bệnh động mạch vành.
Tình trạng này xảy ra do một cơn nhồi máu cơ tim nặng hoặc sau một loạt
những cơn nhồi máu nhẹ hơn. Suy tim cũng có thể xảy ra chậm, không có biểu
hiện đau đớn, trong nhiều năm do một bệnh lý đang ủ bệnh. Các nguyên nhân
khác gây suy tim bao gồm cao huyết áp dài hạn, tiểu đường không kiểm soát và
bệnh tim kinh niên không rõ nguyên nhân.
Người bị suy tim sẽ mệt mỏi và yếu do các mô không nhận đủ máu giàu ô-xi.
Dòng chảy của máu lên tim giảm dẫn đến hiện tượng ứ máu phía trên, tràn vào
các mô khiến mô căng lên gây phù thũng.
Nếu chỉ ngăn tim bên trái bị giảm chức năng, hiện tượng này được gọi là suy
tâm thất trái (LVF). Nếu cả hai ngăn tim suy giảm chức năng sẽ dẫn tới chứng
sung huyết tĩnh mạch (CCF). Hiếm khi xảy ra tình trạng suy tim tâm nhĩ.
Nếu suy tim tâm nhĩ, máu sẽ ứ trong tĩnh mạch phổi, đẩy chất lỏng trong cơ thể
vào vùng trao đổi khí của phổi gây hiện tượng khí thũng dẫn đến khó thở. Bệnh
nhân sẽ khó thở hơn nếu ráng sức. Nằm cũng có thể khiến bệnh nhân tỉnh dậy
do khó thở hoặc ho.
Tâm nhĩ thường bơm máu từ hệ tuần hoàn vào phổi. Nếu suy giảm chức năng
sẽ làm tăng áp huyết trong hệ tuần hoàn, dẫn đến phù mắt cá, cẳng chân và
vùng bụng.
Trong giai đoạn đầu suy tim, tim có thể bơm đủ máu để người bệnh thực hiện
những hoạt động thông thường. Triệu chứng chỉ xuất hiện trong lúc cơ thể
ráng sức bởi tim không thể đáp ứng nhu cầu bơm máu bổ sung cần thiết. Khi
bệnh suy tim nặng hơn, các triệu chứng có thể ngày càng làm cơ thể suy
nhược cho tới khi bệnh nhân phải nằm trên giường thường xuyên hay thậm chí
không thể đi lại. Điều may mắn là thuốc có thể hỗ trợ kiểm soát bệnh suy tim kể
cả khi bệnh khá nặng.
Điều trịNgười bệnh có thể kết hợp sử dụng một số loại thuốc để điều trị bệnh bao gồm
thuốc lợi tiểu (giúp giảm lượng chất lỏng ứ đọng trong cơ thể và phù nề) cũng
như các thuốc điều trị bệnh động mạch vành như thuốc ức chế ACE và beta.
Dầu cá cũng có thể được chỉ định kết hợp với các loại thuốc khác đối với một
số dạng suy tim.
Để ngăn ngừa hiện tượng phù thũng, bệnh nhân cần giảm lượng muối và đồ
uống có cồn cũng như kiểm soát lượng nước uống. Bệnh nhân có thể cần tư
vấn hoặc hỗ trợ tâm lý bởi trầm cảm có thể gây tình trạng trầm trọng hơn với
những người mắc bệnh động mạch vành.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định cấy thiết bị điều hòa nhịp tim
hoặc máy khử rung tin để giúp tim hoạt động hiệu quả hơn. Trong trường hợp
nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được cấy tim hoặc áp dụng một số hình thức
phẫu thuật khác.
Source: ABC Australia
Sửa bởi người viết 30/09/2012 lúc 09:10:38(UTC)
| Lý do: Chưa rõ