logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 01/06/2014 lúc 08:55:39(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nuôi dạy con ở một nền văn hóa hoàn toàn khác biệt có những thách thức rõ rệt, từ ngôn ngữ đến những kỳ vọng về vai trò của ba mẹ.

.Giáo sư Anita Harris, Đại học Monash, cách thông thường khi nghĩ vể những người trẻ, những người thuộc thế hệ thứ hai là họ đang "bị giằng xé giữa hai nền văn hóa."

Khi giáo sư luật Mỹ Amy Chua phát hành cuốn hồi ký bán chạy nhất của cô về nuôi dạy con cái, ‘Battle Hymn of the Tiger Mother’ (Hồi ký Khúc chiến ca của mẹ Hổ) vào năm 2011, cô đã buộc phải bảo vệ cuốn sách của mình khỏi những cáo buộc về khuôn mẫu ba mẹ Châu Á “không hài hước và tàn nhẫn”.

Cuốn sách cũng đã làm dấy lên các cuộc tranh luận toàn cầu về cách nuôi dạy con cái nhiệt tâm của người di dân và phong cách phương Tây thoải mái thường được mô tả là quá dễ dãi.

Bà Anita Harris cho hay thực tế thường phức tạp hơn nhiều.

“Những người trẻ tuổi ngày này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như phương tiện truyền thông mới, công nghệ, thị trường toàn cầu hơn là chỉ cố gắng cân bằng giữa hai nền văn hóa – gia đình và nơi mình trưởng thành.”

Sự kỳ vọng của ba mẹ

Nghệ sĩ Sapna Chandu được sinh ra tại Úc và trưởng thành giữa hai nền văn hóa Melbourne và Bangalore. Cô cho biết cô cảm thấy mình giống người Úc trong quá trình trưởng thành và điều đó khiến ba mẹ cô thất vọng.

“Tôi muốn đi cắm trại hay đi biển nhưng ba mẹ tôi không cho phép. Họ không muốn tôi phơi nắng vì không muốn tôi bị đen. Rất khó để có thể hiểu ba mẹ tôi ưu tiên chuyện gì.”
UserPostedImage
Úc nổi tiếng với những bãi biển đẹp (Credit:ABC)

Và con cái cũng kỳ vọng nhiều vào ba mẹ. Ning Pan, người Úc gốc Trung, phóng viên ABC, nhận ra điều này khi con trai của cô yêu cầu cô làm ‘fairy bread’ (bánh mì cổ tích) để đi cắm trại ở trường.

“Tôi tự hỏi mình fairy bread là gì. Tôi nói với con là tôi không biết gì về fairy bread.”

Mặc dù sau đó Ning tìm hiểu trên Internet và công thức làm bánh khá đơn giản nhưng câu trả lời của cô đã khiến con trai nghi ngờ. “Không phải là mẹ biết tất cả sao?”.

“Nuôi dạy con đã khó nhưng nuôi dạy con ở một môi trường văn hóa khác lại còn khó khăn hơn vì bạn cần phải hiểu biết nhiều hơn, thẳng thắn hơn, dũng cảm hơn và học suốt đời,” Ning nói.
UserPostedImage
'Bánh mì cổ tích' là loại bánh mì trắng được trang trí bằng những hạt nhỏ đầy màu sắc. (Credit:ABC)

Lựa chọn trường và nghề nghiệp

Margaret Lau, thế hệ thứ hai người Úc gốc Hoa, nói: “Mẹ tôi cuối cùng cũng nhượng bộ với chuyện ‘làm điều gì khiến bạn hạnh phúc và làm ra tiền”. Khi tôi nói rằng muốn học Tiến sĩ về viết truyện, mẹ hỏi tôi rất nhiều rằng tôi có hiểu được mục đích của học tiến sĩ hay không.”

“Tôi nghĩ rằng mẹ cũng hiểu tôi sẽ không vui vẻ nếu buộc phải làm điều gì mà mình không muốn. Do đó, mặc dù mẹ nhấn mạnh về khía cạnh ổn định tài chính, bà cũng ủng hộ những gì tôi thích làm.”

Sapna Chandu, học nha khoa 5 năm nhưng bây giờ là một nghệ sĩ chuyên nghiệp, kể rằng ba mẹ cô muốn cô trở thành nha sĩ nhưng cô không phải lúc nào cũng muốn làm việc đó. không muốn.

“Tôi vui rằng mình vẫn còn làm việc trong ngành nha khoa. Tôi làm việc bán thời gian và nghệ thuật đã thật sự thúc đẩy kỹ thuật, nhận thức và kỹ năng của tôi đến mức độ cao hơn nhiều.”

UserPostedImage
(Credit: ABC)


Tuy nhiên, ba mẹ cũng có thể gây nên những áp lực không mong muốn về chuyện điểm số ở trường, theo nhà văn Sunil Badami.

“Ba mẹ tôi rất nghiêm khắc, ba tôi luôn gây áp lực nặng nề cho tôi để thành công và đứng đầu ở mỗi lớp học.

“Tôi biết bạn bè mình cũng chịu sức ép từ ba mẹ để trở thành bác sĩ. Mẹ tôi mặc dù luôn hỏi tôi về mong ước trở thành nhà văn và muốn tôi làm bác sĩ hơn nhưng bà chưa bao giờ phê phán về sự lựa chọn nghề nghiệp của tôi.”

Thấm nhuần tập quán văn hóa

Sunil Badami kết hôn với người Úc và nhận thấy con gái của mình sẽ hưởng lợi từ môi trường đa văn hóa trong quá trình trưởng thành.

“Con tôi không chỉ phải lựa chọn từ một nền văn hóa. Lớn lên trong một xã hội theo Chính sách Úc Da trắng và đồng hóa khiến tôi thường cảm thấy một chút xấu hổ là người Ấn Độ, cảm thấy sự khác biệt rõ rệt. Nhưng các con của tôi ở trường tiểu học đã có một lễ kỷ niệm kéo dài về lịch sử và văn hóa Ấn Độ.”

“Các con vẫn không thích thức ăn Ấn Độ do hương vị nhưng chúng thích khám phá văn hóa và ẩm thực Ấn Độ càng nhiều càng tốt. Các con có ảnh những vị nữ thần mà chúng được đặt tên theo trong phòng của mình và chúng tôi thường kể chuyện về Amar Chitra Kathas cho các con.”

UserPostedImage
(Credit: ABC)

Còn Sapna Chandu cho rằng cô có thể chọn lọc những gì tốt nhất từ hai nền văn hóa trong quá trình trưởng thành.

Theo Giáo sư Anita Harris, những người trẻ lớn lên trong xã hội đa văn hóa thường học được cách cân bằng những nền văn hóa khác nhau. “Họ có nhiều cách sáng tạo để vượt qua ranh giới văn hóa.”

Cân bằng

Cân bằng giữa hai hay nhiều nền văn hóa có vẻ khó khăn hơn nhiều so với ba mẹ nhập cư hơn là con cái sinh ra tại Úc.

Giáo sư Anita Harris nói những người trẻ với nền tảng đa văn hóa thường sẽ tìm được cách để giao tiếp, kết bạn và thiết lập các mối quan hệ thân mật.

“Ví dụ như những bạn trẻ Hồi giáo có những người bạn thân đa văn hóa thông qua các hoạt động xã hội. Họ có thể tránh những sự kiện có uống rượu nhưng có thể dạo chơi với những người bạn Anglo và không phải là Hồi giáo khác.”

Vẫn sẽ luôn có những điểm khác biệt không chỉ do sự khác biệt dân tộc mà còn tùy thuộc vào bối cảnh xã hội, ưu tiên và tính cách cá nhân.
UserPostedImage
(Credit:ABC)

“Tôi nghĩ sự khác biệt lớn nhất giữa triết học phương Tây và phương Đông là trẻ em Châu Á thường cảm thấy mình có nghĩa vụ và trách nhiệm với ba mẹ một cách sâu sắc từ việc chấp nhận kỷ luật do ba mẹ đặt ra đến việc họ cảm thấy mình có trách nhiệm vì danh dự gia đình và chăm sóc ba mẹ sau này,” Sunil Badami nói.

Nhưng xét đến cùng, ba mẹ nào cũng muốn con cái có một cuộc sống hạnh phúc, không phân biệt văn hóa và đức tin của mình.

“Mỗi người đều sẽ cân nhắc: liệu tôi có nên thúc đẩy hay để con cái tự lựa chọn? Điểm mấu chốt ở đây là niềm đam mê không phân biệt chúng ta nuôi dạy con cái theo nền văn hóa nào. Ba mẹ cần giúp đỡ và hướng con tìm thấy niềm đam mê của chúng: đam mê trong học tập và cuộc sống và khuyến khích con. Đó là cuộc sống và quyết định của con, ba mẹ chỉ là người hướng dẫn con trong cuộc hành trình này,” Ning nói.

Theo ABC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.076 giây.