logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 02/10/2012 lúc 08:58:41(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
QUẬN CAM, CA 2-10 (NV) - Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, tác giả tập thơ Hoa Ðịa Ngục, vừa qua đời lúc 7 giờ 17 phút sáng Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012, tại một bệnh viện ở thành phố Santa Ana, quận Cam, California, thọ 73 tuổi.

UserPostedImage
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (bên phải) gặp dịch giả Huỳnh Sanh Thông (bên trái) tại thành phố New Haven, Connecticut, hồi Tháng Tư 2005. (Hình: Quang Phu Van - Vietnam Literature Project)
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện vào bệnh viện vào sáng sớm ngày 26 Tháng Chín, 2012. Tại đây, bệnh viện điều trị chứng nhiễm trùng đường phổi nhưng ông vẫn thấy đau ở ngực. Một số xét nghiệm cả về tim mạch, chụp phim và lấy mẫu phổi (biopsy) truy tìm ung thư cũng đã được thực hiện.

Tuy nhiên, cho đến sáng ngày Thứ Hai, 1 Tháng Mười 2012 thì bệnh trở nặng. Mười giờ sáng Thứ Hai, Linh Mục Cao Phương Kỷ đã làm các nghi thức cần thiết để ông trở thành một tín đồ Công Giáo theo ước nguyện trước sự chứng kiến của ông bà Bác Sĩ Trần Văn Cảo, Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Trang, bà Lâm Thiên Hương, nhà văn Trần Phong Vũ.

Nhà văn Trần Phong Vũ, người kề cận, chăm sóc nhà thơ Nguyễn Chí Thiện trong những ngày ở bệnh viện, đã vuốt mắt cho nhà thơ sau khi ông qua đời.

Người anh của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đáp máy bay từ Virginia tới Quận Cam sáng nay cũng không kịp gặp mặt em trước khi mất.

* Người tù 27 năm

Ông Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939 tại Hà Nội. Ông có một người anh là sĩ quan cao cấp VNCH đang ở sống ở tiểu bang Virginia, hai người chị ở Việt Nam.

Ông bị tù cộng sản tổng cộng 27 năm qua nhiều nhà tù miền Bắc, đặc biệt là nhà tù nổi tiếng Cổng Trời. Lần ra khỏi tù sau cùng của ông là ngày 28 Tháng Mười 1991.

Khi ông chạy vào Tòa Ðại Sứ Anh Quốc ở Hà Nội đưa tập thơ và xin tị nạn chính trị, viên chức tòa đại sứ chỉ nhận tập thơ để chuyển ra ngoại quốc và cho biết họ không giúp ông tỵ nạn chính trị được. Bước ra khỏi trụ sở Tòa Ðại Sứ Anh thì ông bị công an CSVN bắt giữ liền.

Nhờ sự can thiệp đặc biệt của nhiều nhân vật quốc tế, ông đã được chế độ Hà Nội thả cho đi Mỹ định cư Tháng Giêng 1995.

Ông đã đem kinh nghiệm về chế độ Cộng Sản, kinh nghiệm tù đày trình bày với các cộng đồng người Việt khắp nơi từ Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu và Úc Châu.

Tập thơ Hoa Ðịa Ngục đã được dịch ra Anh, Pháp, Ðức và Hòa Lan ngữ.

Sau khi đến Mỹ, năm 2001 ông cho xuất bản tập truyện Hỏa Lò. Tập truyện Hai Chuyện Tù được ông xuất bản năm 2008.

Ông Nguyễn Chí Thiện từng gặp cha Chính Vinh, cha Nguyễn Văn Lý trong nhà tù CSVN.

Nhân cách và cái chết của cha Chính Vinh tại nhà tù Cổng Trời (tỉnh Hà Giang) được nhiều người viết hồi ký kể lại trong đó có ông Kiều Duy Vĩnh. Ông Vĩnh là một trong rất ít người thoát chết trở về sau nhiều năm bị giam ở trại Cổng Trời, mới qua đời hồi Tháng Bảy vừa qua và cũng đã chịu các phép bí tích để trở thành tín đồ Công Giáo.

Những kỷ niệm cũng như nhân cách của cha Chính Vinh, Linh Mục Lý đã gây ấn tượng sâu sắc thúc đẩy nhà thơ Nguyễn Chí Thiện chọn đức tin Công Giáo và lấy tên thánh là Thomas More.


Tác giả Hoa Địa Ngục

Vào năm 1980, người ta thấy xuất hiện ở hải ngoại một tập thơ không có tên tác giả, xuất bản bởi “Ủy Ban Tranh Ðấu cho Tù Nhân Chính Trị tại Việt Nam”. Tập thơ mang tựa đề “Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực” mà tác giả là “Ngục sĩ” hay khuyết danh. Ít tuần lễ sau, tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong đưa ra một ấn bản cùng một nội dung nhưng với tựa đề “Bản Chúc Thư Của Một Người Việt Nam”.

Tựa đề tập thơ Hoa Ðịa Ngục có từ khi Yale Center for International & Area Studies ấn hành bản Anh ngữ Flowers From Hell do ông Huỳnh Sanh Thông dịch. Sau người ta mới biết tác giả tập thơ là Nguyễn Chí Thiện.

Những bài thơ của ông trong tập Hoa Ðịa Ngục gây xúc động sâu xa trong tâm thức người đọc về cái đói, sự đày đọa ác độc, sự gian ác của chế độ Cộng Sản đối với con người.

Tập thơ thoát ra khỏi Việt Nam khi nhà thơ lén lút mang tới Tòa Ðại Sứ Anh tại Hà Nội và được Giáo Sư Patrick J. Honey thuộc đại học London sang Việt Nam Tháng Bảy năm 1979 và mang về. Kèm trong tập thơ 400 trang viết tay này là lá thư mở đầu với lời ngỏ:


“Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang phải chịu đựng một cái chết dần mòn và đau đớn trong gông cùm cộng sản, tôi xin ông vui lòng cho phổ biến những bài thơ này trên mảnh đất tự do của quý quốc. Ðó là kết quả 20 năm làm việc của tôi, phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị giam cầm.” (TN)
Theo báo Người Việt
phai  
#2 Đã gửi : 02/10/2012 lúc 09:59:25(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhà thơ "ngục sĩ" Nguyễn Chí Thiện từ trần

Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, được mệnh danh “Ngục sĩ”, nhà thơ phản kháng nổi tiếng nhất của Việt Nam, vừa từ trần tại California cách nay vài giờ, vào sáng ngày 2 tháng 10, năm 2012, hưởng thọ 73 tuổi.

Ông sinh ngày 27 tháng 2 năm 1939 tại Hà Nội, sinh sống cùng gia đình ở Hà Nội, Hà Nam, Hải phòng với phụ mẫu và một người chị.

Ông từng bị chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà bắt giam từ năm 1961, vì tội “phản tuyên truyền” bằng những bài thơ phê phán chế độ. Được trả tự do vào tháng 11 năm 1964, đến tháng 2-1966 ông lại bị tống giam đến tháng 7-1977. Ông viết lại bằng tay tập thơ “Hoa địa ngục” sáng tác và ghi nhớ trong tù.

Tháng 7-1979, ông đem đưa được tác phẩm này vào bên trong toà đại sứ Anh. Ông không đi tị nạn ở Anh và bị bắt ngay trước cổng toà đại sứ, bị tống giam thêm 12 năm, với chế độ giam giữ khắc nghiệt hơn hết so với những khoảng thời gian bị giam cầm trước đó.

Tập thơ “Hoa địa ngục” từ toà đại sứ Anh ở Hà Nội được chuyển tới giáo sư Patrick Honey (1925-2005) dạy tại đại học Luân đôn. Sau đó thơ ông được phổ biến trên báo chí, sách vở của người Việt hải ngoại, được dịch và xuất bản bằng Anh, Pháp, Việt ngữ. Năm 1985 ông được giải thưởng thơ quốc tế tại Rotterdam.

Suốt thời gian đó ông bị giam tại Hoả Lò, Hà Nội, đến năm 1985 bị đưa đi biệt giam giữa rừng, kiệt sức và gần chết đói. Từ năm 1981 Tổ chức Ân xá quốc tế, Theo dõi nhân quyền và Tổ chức nhân quyền Quê Mẹ cùng phát động chiến dịch kêu gọi quốc tế can thiệp với nhà cầm quyền Việt Nam về trường hợp của ông. Năm 1990 ông được đưa tới trại tù Ba Sao săn sóc thuốc men, và được trả tự do vào tháng 10 năm 1991.

Được anh ruột bảo lãnh sang Hoa Kỳ từ năm 1995, ông ghi lại và phổ biến tập “Hoa địa ngục” thứ nhì, gồm những bài ông sáng tác và ghi nhớ trong thời gian cầm tù sau cùng, GS Nguyễn Ngọc Bích dịch tác phẩm nay sang Anh ngữ và xuất bản song ngữ. Ông viết tự truyện bằng Anh ngữ, được đại học Hawaii xuất bản trong “Beyond Works: Asian Writers on Their Works.”

Ông Nguyễn Chí Thiện được giải thưởng của Hội Nhà văn Quốc tế vào năm 1998. Ông sang Pháp, ở lại đó 3 năm để viết “Hoả Lò tập truyện”. Tác phẩm này được dịch sang Anh ngữ, đại học Yale xuất bản năm 2007.

Nhà thơ cư ngụ tại quân Cam California từ năm 2004, phải phấn đấu thường xuyên với những di chứng bệnh tật trong suốt 27 năm tù ngục, nhưng vẫn đi nhiều nơi để nói chuyện về kế hoạch dân chủ hoá Việt Nam.

Ông là một người độc thân, mất đi trong sự săn sóc của bạn bè thân hữu và những độc giả ái mộ thơ văn của ông, ngưỡng mộ ý chí bất khuất của ông trước chế độ cộng sản của Nhà nước Việt Nam Xã hội Chủ Nghĩa.
Source: RFA
xuong  
#3 Đã gửi : 02/10/2012 lúc 04:46:38(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tác giả Hoa Địa Ngục qua đời
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, tác giả tập thơ nổi tiếng Hoa Ðịa Ngục, vừa qua đời lúc 7 giờ 17 phút sáng Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012, tại một bệnh viện ở thành phố Santa Ana, quận Cam, California, thọ 73 tuổi.

UserPostedImage
Photo courtesy of chinhnghia. Cố nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (giữa)
Ông Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939 tại Hà Nội. Ông bị tù cộng sản tổng cộng 27 năm. Lần ra khỏi tù sau cùng của ông là ngày 28 Tháng Mười 1991.

Năm 1979, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện mang tập thơ tới Tòa Ðại Sứ Anh tại Hà Nội xin tị nạn chính trị. Nhưng viên chức tòa đại sứ chỉ nhận tập thơ để chuyển ra ngoại quốc. Kèm trong tập thơ 400 trang viết tay này là lá thư mở đầu với lời ngỏ:

“Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang phải chịu đựng một cái chết dần mòn và đau đớn trong gông cùm cộng sản, tôi xin ông vui lòng cho phổ biến những bài thơ này trên mảnh đất tự do của quý quốc. Ðó là kết quả 20 năm làm việc của tôi, phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị giam cầm.”

Vào năm 1980, “Ủy Ban Tranh Ðấu cho Tù Nhân Chính Trị tại Việt Nam” xuất bản tập thơ mang tựa đề “Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực” mà tác giả được ghi là là “Ngục sĩ” hay khuyết danh. Ít tuần lễ sau, tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong đưa ra một ấn bản cùng một nội dung nhưng với tựa đề “Bản Chúc Thư Của Một Người Việt Nam”.

Tựa đề tập thơ Hoa Ðịa Ngục có từ khi Yale Center for International & Area Studies ấn hành bản Anh ngữ Flowers From Hell do ông Huỳnh Sanh Thông dịch. Sau người ta mới biết tác giả tập thơ là Nguyễn Chí Thiện.

Nhà thơ đã bị công an Việt Nam bắt giữ ngay sau khi ra khỏi tòa đại sứ. Nhờ sự can thiệp đặc biệt của nhiều nhân vật quốc tế, ông đã được chế độ Hà Nội thả cho đi Mỹ định cư Tháng Giêng 1995.

Thông tín viên Ngọc Lan của đài Á Châu Tự Do đã có cuộc phỏng vấn nhà văn Trần Phong Vũ, người kề cận, chăm sóc nhà thơ Nguyễn Chí Thiện trong những ngày ở bệnh viện, về sự ra đi của nhà thơ.

Ngọc Lan: Được biết nhà văn Trần Phong Vũ là người đã ở bên cạnh nhà thơ Nguyễn Chí Thiện trong những ngày vừa qua, xin chú cho biết về tình trạng hiện tại của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.

Nhà văn Trần Phong Vũ: Tôi rất lấy làm đau buồn để thưa rằng giây phút này thì người bạn của cộng đồng Việt Nam tị nạn, người bạn riêng của cá nhân tôi cũng như một số anh em quý mến, anh Nguyễn Chí Thiện đã ra đi thực sự vào lúc 17 giờ 17 phút sáng hôm nay. Cá nhân tôi sau khi trao đổi với bác sĩ mấy lời trước khi vội vã ra xe chạy lên đây nhưng tôi vẫn không kịp gặp anh lần cuối. Nhưng anh vẫn còn mở mắt. Tôi đưa tay vuốt mắt anh thì anh khép mắt lại. Đấy là niềm đau chung cho tất cả mọi người. Đó là điều chúng tôi muốn được thông báo đến tất cả quý vị thính giả, đặc biệt đến những anh em từng có quen biết với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.

Ngọc Lan: Là người ở bên cạnh nhà thơ Nguyễn Chí Thiện trong những ngày cuối đời của ông, xin chú tóm tắt lại diễn biến tình trạng sức khỏe cũng như những ý nguyện của nhà thơ trong thời gian vừa rồi.

Nhà văn Trần Phong Vũ: Thực sự nhà thơ Nguyễn Chí Thiện là một người rất gan dạ, can trường về nhiều mặt, ngay cả cái chết đối với anh cũng coi thường. Ở anh có một sự quyết liệt, kể cả sự quyết liệt trong những ngày cuối. Khi mà Thứ Tư tuần vừa qua khi anh được đưa vào cấp cứu ở trong này, thì anh gọi tôi vào và nhắc nhở với tôi vài điều là anh muốn được theo về với đạo Công Giáo. Anh nhắc tới cha Nguyễn Văn Lý là người đã dạy cho anh rất nhiều những bài học về giáo lý. Về người mà anh kính phục nhất là cha Chính Vinh là một linh mục đã bị chết ở trong nhà tù Cổng Trời. Anh cũng nhắc tới người bạn thân thiết của anh là anh Kiều Duy Vĩnh, người cùng ở tù với anh một thời gian, cũng là người đi trước anh theo về với niềm tin Công Giáo. Tâm nguyện của anh đã được thực hiện khi mà cách đây mấy ngày, theo yêu cầu của anh, Linh Mục Cao Phương Kỷ, linh hướng của Diễn Dàn Giáo Dân, đã tới để cử hành nghi thức bí tích cho anh và xức dầu lần cuối cho anh.

Ngọc Lan: Là một người bạn của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, chú có suy nghĩ như thế nào về con người nhà thơ Nguyễn Chí Thiện?

Trần Phong Vũ: Những suy nghĩ của tôi về Nguyễn Chí Thiện có lẽ đã gói ghém đầy đủ trong hai bài tôi viết vào những giây phút, những năm tháng mà anh bị người ta dùng những lời lẽ để mạt sát, miệt thị anh, tôi đã thẳng thắng trình bày những suy nghĩ của tôi rồi. Riêng trong giây phút này, tôi chỉ muốn nói một điều thôi: anh tên Nguyễn Chí Thiện, tôi nghĩ anh đã không hổ với song thân anh khi các ngài đã đặt cái tên đó cho anh. Anh là người chí thiện. Sáng hôm nay, tôi có nhắc lại điều này trước các bạn hữu của tôi và nói rằng: xin anh nếu hồn thiêng của anh còn phảng phất đâu đó và được Thiên Chúa đưa về với Người thì xin anh dạy cho chúng tôi bài học sống lương thiện như anh, sống ngay thẳng tròn đầy như anh với con người bởi vì anh đã sống trọn vẹn cái ân tình của người yêu thương trọn đời.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.123 giây.