Một doodle của Google (Nguồn: Google) .Khi vào trang chủ của google, thỉnh thoảng bạn có thể thấy những bức tranh minh họa dễ thương của Google, gọi là doodle vào những dịp đặc biệt. Jennifer Leake đã có buổi gặp mặt với trưởng nhóm Google Doodle – anh Ryan Germick để khám phá câu chuyện đằng sau những bức doodle đó.
Thỉnh thoảng, vào những dịp đặc biệt, Google sẽ thay thế logo của mình với những ‘doodles’ – từ để chỉ những tranh vẽ đơn giản, dễ thương với mục đích nhằm hoan nghênh những sự kiện hay nhân vật nối tiếng. Rất nhiều doodles mang tính địa phương, tức là chỉ khi bạn vào google của từng nước mới có thể thấy những doodle này. Ví dụ như là gần đây, trang chủ Google Úc vừa có doodle minh họa Norman Hetherington, nhà sản xuất chương trình Mr Quiggle huyền thoại của xứ sở Kangaroo.
Vậy ai là những người đằng sau Google Doodle và cách thức lựa chọn tranh vẽ để đăng trên Google của họ diễn ra như thế nào?
Khẩu hiệu của các nhà thiết kế doodle là: không cần doodle nào cũng phải được yêu thích bởi tất cả mọi người, nhưng doodle nào cũng phải được ai đó yêu thích.
Google Doodle có thể nói đã phản lại một quy luật rất quan trọng trong kinh doanh. Bất kì ai học về kinh hoanh đều biết logo công ty cần luôn hiện diện và không thay đổi để hình ảnh công ty luôn được củng cố và ghi nhớ. Thế nhưng, thành công của Google Doodle chứng tỏ rằng những quan niệm truyền thống không phải lúc nào cũng đúng. Google Doodle tiếp tục giúp Google duy trì hình ảnh và kết nối công ty với người sử dụng.
Ryan Germick là trưởng nhóm sáng tạo của Google Doodle, một nhóm với 12 nghệ sĩ minh họa và một vài kĩ thuật viên. Ngoài ra Google Doodle còn có hơn 100 nhân viên Google khác vẫn thường xuyên đóng góp ý tưởng và hỗ trợ nhóm về mặt dịch thuật và công nghệ. Ví dụ, khi một nhóm làm việc ở Lithuania có ý tưởng nào đó, họ sẽ liên lạc với đội doodle ở California và nhóm của Germick sẽ lắng nghe và quyết định xem ý tưởng đó có thể sử dụng. Do vậy, với Germick, mỗi doodle là thành quả của cả cộng đồng Google.
Sau khi học ngành thiết kế minh họa tại đại học, Germick bắt đầu học về internet khi du lịch ở Ấn Độ khoảng năm 2000. Germick tự học cách dùng làm trang web đơn giản và bắt đầu tải lên mạng những tấm ảnh mình chụp bằng chiếc máy ảnh kĩ thuật số khi đấy mới chỉ nhận ổ cứng mềm. Khi quay lại New York, Germick bắt đầu làm nghề thiết kế web tự do trong 5 năm, trước khi quyết định nộp đơn xin việc tại Google. Ban đầu Germick làm ở nhóm thiết kế biểu tượng, nhưng sau khi gây ấn tượng với công ty với The Street View Pegman, một thiết kế được sử dụng trong Google Map, anh được chuyển sang đội Google Doodle với tư cách trưởng nhóm.
Theo Germick, những doodle trên Google không chỉ cần đẹp và bắt mắt mà còn phải có tính tương tác. Ý tưởng về một doodle tương tác đến với Germick khi anh nhìn thấy những tấm poster Atari treo ở bàn của một người đồng nghiệp. Cả hai trở nên gắn bó do cùng yêu thích thiết kế kiểu retro trên các video, và bắt đầu cùng nhau xây dựng một doodle tương tác nhân dịp kỉ niệm 30 năm của Pacman.
Nhóm của Germick thường không muốn dính vào chuyện chính trị. Thế nhưng vào dịp thế vận hội mùa đông ở Sochi vừa rồi, họ đã phá vỡ điều lệ này khi thiết kế một bức tranh với hình ảnh các vận động viên đứng trong cầu vồng. Mục đích là để luật cấm quan hệ đồng giới. Của Nga.
Germick cho biết đội của anh đều thấy rằng luật này đã vi phạm quyền cơ bản của con người và vì thế cảm thấy có trách nhiệm lên tiếng.
Nhóm đã nhận được nhiều lời khen về những thiết kế doodle của mình. Nếu có lời phàn nàn, hầu hết chúng là từ những người cảm thấy buồn vì Google đã quên làm doodle cho tác giả hay ngày lễ yêu thích của họ.
Thế nhưng, với riêng Germick, chỉ việc mọi người biết tới Google Doodle thôi cũng đã đủ khiến anh hạnh phúc và ngỡ ngàng
Theo ABC
Sửa bởi người viết 06/06/2014 lúc 08:33:53(UTC)
| Lý do: Chưa rõ