logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 06/06/2014 lúc 10:34:16(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Một trong những điểm đến quan trọng của chuyến hành hương mà mọi người mong đợi là được đến đan viện Nho Quan, hầu được diện kiến với Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt và được nghe Ngài chia sẻ tâm tình. Đã từ lâu chúng tôi rất kính trọng và mến mộ ngài, một nhân cách lớn không khuất phục trước bạo quyền! Nhưng chúng tôi chưa bao giờ có dịp tiếp xúc trực tiếp với ngài. Đây quả là cơ hội bằng vàng khi chúng tôi được đến thăm ngài, và nghe ngài chia sẻ tâm tình.

Từ xa đan viện cổ kính Ninh Bình đã hiện ra giữa bầu trời yên tịnh, hoang sơ, nằm ẩn sâu sau trục đường chính, trong một khoảng không gian hữu tình có núi, có sông và cây cối. Đây xứng đáng là nơi con người có thể đến để tu tâm, lắng lòng chiêm niệm Lời Chúa, nhất là sau một hành trình mệt mỏi của cuộc sống thăng trầm nhiều biến đổi. Có lẽ vì thế mà Đức Tổng Kiệt đã chọn nơi này để ẩn mình, sống chiêm niệm, gắn bó mật thiết với Chúa hơn trong lời cầu nguyện, sau những phong ba mà ngài phải hứng chịu do nhà cầm quyền Hà Nội gây ra. Ngài chính là mẫu gương sống theo lời kêu gọi “Đừng Sợ” của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II

Trong bữa ăn tối khi vị “ẩn sĩ” N.Q.Kiệt xuất hiện, mọi người vỗ tay hân hoan chào đón ngài. Cảm nhận đầu tiên khi tôi nhìn thấy ngài là “gầy quá!”, chắc là ngài đã phải trải qua bao nhiêu nỗi đau vừa tinh thần, vừa thể xác khi phải đương đầu với bao khó khăn do nhà cầm quyền Hà Nội cố tình gây ra!

Sáng hôm sau, khi nói chuyện về lịch sử hào hùng bất khuất của đan viện Châu Sơn – Ninh Bình trước âm mưu muốn “xóa sổ” của chính quyền, lúc kết luận Đức Cha Kiệt đã tự hào cho biết:

-Một chế độ cộng sản có đầy đủ quyền hành và công cụ trong tay, chúng muốn tiêu

diệt nhà dòng Châu Sơn nhưng chúng đã thất bại. Đan viện Châu Sơn là Chứng Nhân Đức Tin sống kiên cường bất khuất bởi vì “việc Chúa làm, ma quỷ có muốn phá hoại cũng không làm gì được”.

Giờ thì tôi hiểu rõ hơn vì sao Đức Tổng Kiệt đã chọn nơi này, một vùng đất linh kiệt về Đức Tin hào hùng, để ẩn thân.

Mọi người hỏi thăm về tình hình sức khỏe hiện nay của đức cha, vì nhìn thấy ngài gầy quá. Ngài cho biết từ khi về đây sức khỏe ngài đã tốt hơn nhiều, ngài vui vì được sống trong bầu khí trong lành và chiêm niệm lời Chúa. Tuy vậy ngài cho biết mỗi đêm chỉ ngủ được 4 tiếng, khi nào bị xáo trộn thì chỉ ngủ được 2 tiếng. Ban ngày đọc và viết tối đa 45 phút là phải ngưng, không thể làm hơn. Đó có lẽ là hậu quả của stress quá lớn khi ngài còn ở Hà Nội, chính quyền liên tục vu cáo và mạ lỵ ngài trên các phương tiện truyền thông nhà nước.

Tiêu biểu nhất là việc ngài trả lời phỏng vấn cho biết: “Khi đi ra nước ngoài, cầm thông hành Việt Nam thật xấu hổ vì bị hải quan các nước nhìn với ánh mắt nghi ngờ và khám xét kỹ lưỡng, trong khi công dân các nước khác (Singapore, Thái Lan..) lại đi qua thoải mái...” Thế là truyền thông nhà nước bèn “trích ngang” để kết tội ngài đã phát biểu “Khi đi ra nước ngoài cầm thông hành Việt Nam thật xấu hổ”, họ vu cáo ngài đã phản bội tổ quốc và làm nhục quốc thể! Nhưng tin tức gần đây nhất đã làm chấn động dư luận cho thấy rõ ai đã làm nhục quốc thể khi những đường dây buôn hàng ăn cắp của tiếp viên Air Việt Nam hoạt động từ lâu, đã bị cảnh sát Nhật phanh phui, bắt giữ và khởi tố...

Về Ninh Bình, sức ép vẫn còn, nhưng đỡ hơn, chính quyền làm hết sức để trục xuất ngài đi. Họ kiến nghị lên trung ương Ngài là thành phần nguy hiểm, rồi họ đề nghị lên Tòa Thánh. Nhưng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Thánh không tán đồng quan điểm của họ. Sau này khi viếng địa phận Long Xuyên tôi còn được biết, khi muốn tống ngài ra nước ngoài không được, chính quyền “xuống nước” xin gửi trả Đức cha Kiệt về lại địa phận gốc Long Xuyên, nơi ngài học đại chủng viện và được đào tạo làm linh mục, nhưng đức cha không chấp nhận: “Tôi được giáo hội phân bổ ra miền Bắc làm việc, nên tôi ở đây.” Trước sức ép liên tục của chính quyền, ngài bèn trả lời với họ: “Tôi có hộ khẩu chính thức ở Hà Nội, thuộc về giáo phận Hà Nội. Nếu ở Ninh Bình khó quá thì tôi phải quay về Hà Nội...”

Trước đó nghe tin Đức Cha bị nhà cầm quyền làm khó dễ, hàng ngàn giáo dân Hà Nội kéo xuống tận đây đọc kinh cầu nguyện cho ngài. Chính quyền thấy nguy hiểm quá, nếu làm “găng” nữa, ông ấy về Hà Nội thì còn khốn! Giáo dân ủng hộ ngài rất đông, ở đây xa xôi cách trở mà còn có hàng ngàn giáo dân kéo đến thì ngay Hà Nội sẽ còn đông hơn rất nhiều lần. Cuối cùng họ đành chịu thua trước sự kiên cường của Ngài, Đức Cha quả là tấm gương sáng trong việc biểu hiện tinh thần “Đừng sợ!” và “Hãy vững tin vào Chúa”. Tuy ngài không còn giữ chức Tổng Giám Mục Hà Nội nhưng mối quan hệ của Đức Cha và giáo phận Hà Nội vẫn khắng khít mối tình “chủ chiên và đàn chiên”. Vào mỗi dịp lễ lớn, tết, lễ thánh Giuse (bổn mạng ngài), giáo phận Hà Nội luôn có phái đoàn xuống đan viện Nho Quan thăm viếng và chúc mừng Ngài.

Năm 2010 nhân cơ hội Đức Tổng Kiệt đi thăm nước Mỹ vừa công tác mục vụ, vừa chữa bệnh, họ ra lệnh cấm ngài trở lại Việt Nam. Thời gian cuối ngài đang ở Austin (Texas), nhiều người biết chuyện khuyên ngài ở lại Mỹ tiếp tục trị bệnh, rồi nhiều nơi, nhiều nhà dòng sẵn sàng tiếp nhận ngài, nhưng ngài quyết tâm trở lại Việt Nam. Vì Chúa và giáo hội đã giao cho ngài trách nhiệm chăm sóc đàn chiên ở Việt Nam, nên ngài chỉ muốn sống và phục vụ giáo hội trên quê hương Việt Nam. Cuối cùng ngài cũng đã trở về được Việt Nam, ngài xuống phi trường Nội Bài trong sự ngỡ ngàng của chính quyền Hà Nội. Tôi thắc mắc làm cách nào Đức Tổng Kiệt đã qua mặt được chính quyền Hà Nội. Ngài đã “đấu trí” với họ ra sao để về tới quê hương an toàn. Nhưng trên bàn chủ tọa, Đức Cha đã chuyển sang mục tặng quà cho các đức cha và các cha, riêng giáo dân thì được ngài tặng mỗi người một xâu chuỗi nhỏ xinh xắn làm bằng gỗ do chính đức cha “design”.

Sau đó Đức Cha giới thiệu về “Vườn Fatima”, mà ngài đã đầu tư bao nhiêu tim óc để thiết kế mảnh vườn dâng kính tạ ơn Đức Mẹ, chứa đầy những nét đặc trưng của Quê Hương Dân Tộc Việt Nam: trong Vườn Fatima có một bản đồ Việt Nam được viền quanh bởi một tràng hạt Mân Côi với 54 viên đá cẩm thạch tượng trưng cho 54 chủng tộc ở Việt Nam Trên bản đồ sẽ có hình ảnh 3 em bé tượng trưng cho 3 miền: Saigon, Huế, Hà Nội. Công trình ý nghĩa đó đang chờ kinh phí để hoàn thành nên những ai có lòng sùng kính Đức Mẹ và mến mộ đức cha N.Q.Kiệt, xin hãy mở rộng bàn tay góp sức ủng hộ cho công trình hoài bão cuối đời của ngài được hoàn thành viên mãn.

Sau phần nói chuyện, Đức Cha hướng dẫn phái đoàn đi thăm Vườn Fatima đang được xây dựng. Đúng là khung cảnh đầy vẻ thiên nhiên, có hồ nước, có cây xanh, có núi non hiểm trở, cha kể về việc “kỳ lạ” khi Đức Mẹ hướng dẫn cha chọn lấy đá nền để Đức Mẹ đứng trên. Tận dụng thời gian cùng đi với ngài tham quan Vườn Fatima, tôi bèn hỏi ngài về thắc mắc lúc nãy:

- Chính quyền cộng sản ngăn cấm không cho cha trở về Việt Nam, vậy bằng cách nào cha trở về được?

- Mình phải dùng trí mà xem xét, chắc chắn là không thể trở về Việt Nam từ các phi trường của Mỹ rồi, vì họ sẽ canh phòng kỹ, nên tôi chọn con đường zigzag, từ Austin bay qua một nước nhỏ ở châu Âu. Ở Hòa Lan tôi không book vé máy bay trước, vì book trước tên sẽ lên danh sách, họ sẽ biết để ngăn chặn.

- Vậy cha “stand by” sao?

- Đúng vậy, khi có chỗ trống, họ bán vé và cho lên máy bay luôn. Tôi chỉ kịp gọi ĐT về nhà báo tin ngày giờ máy bay đáp xuống phi trường Nội Bài để ra đón.

- Wow! Cha thông minh quá! Chắc là họ ngạc nhiên khi thấy cha xuống máy bay?

- Họ bối rối không biết xử trí ra sao? Cũng không dám ngăn chặn. Họ ĐT chờ ý kiến cấp trên, thì người nhà ra đón đã sẵn sàng, tôi lên xe về Hà Nội.

Chuyện “đấu trí” trở về Việt Nam của Đức Cha cũng ly kỳ gây cấn như phim điệp viên” và Cộng Sản đã thua, nên sau đó họ tức tối tìm đủ mọi cách ‘trục xuất” ngài ra nước ngoài, nhưng dễ gì ngài lại “tuân hành” ý kiến của họ. Và một lần nữa, họ lại đành bó tay! Đúng là đức cha có “một tinh thần minh mẫn trong một thân thể không tráng kiện”. Cái đó mới hay, mới lạ!

Tiếp theo ngài dẫn chúng tôi leo lên Núi Đức Mẹ ở tít trên cao (hình như 100 bậc), tuy gầy còm, nhưng ngài leo Núi Đức Mẹ rất giỏi, lại vừa đi vừa kể chuyện về những khó khăn phải vượt qua khi xây núi Đức Mẹ. Lên tới núi Đức Mẹ, mọi người nghỉ ngơi, ngắm cảnh sông núi hữu tình, đồng bằng xanh ngát bao la khi đứng từ trên cao nhìn xuống rất đẹp. Lúc mọi người đã hết mệt, lấy lại được năng lượng đầy đủ, Đức Cha mời mọi người cùng lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ và kết thúc bằng bài hát thân thương mà giáo dân Việt Nam ai cũng biết :

“Trên con đường về quê, mà vắng bóng Mẹ,

Con biết cậy vào ai? Biết nương nhờ ai?”

Lạy Mẹ Maria, chúng con xin “cậy vào Mẹ” và “nương vào Mẹ” trong hành trình dương gian đầy thử thách và cũng xin dâng lên Mẹ hoài bão xây dựng “Vườn Fatima” của đức cha, để Mẹ phù trì, giúp đỡ cho sớm được hoàn thành như dự định. Chúng con xin tri ân Mẹ đến muôn đời

Mọi đóng góp cho việc xây dựng “Vườn Fatima”, xin liên lạc :

Đức Cha Ngô Quang Kiệt (ĐT: 84 303 866 416)

Đan Viện Châu Sơn, Phú Sơn – Nho Quan, Tỉnh Ninh Bình – Việt Nam


Phượng Vũ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.