logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 07/06/2014 lúc 09:30:46(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Poster quảng cáo vở Thuyền ra cửa biển của Soạn giả Phong Anh. Courtesy cailuongvietnam.vn

Đầu thập niên 1960 khán giả đi coi tuồng cải lương Thuyền Ra Cửa Biển, hầu như ai cũng khen là tuồng hay. Do đó mà tờ báo Tiếng Dội Miền Nam đã mở cuộc trưng cầu ý kiến về tuồng cải lương hay nhứt, và trong lúc tờ báo Tiếng Dội Miền Nam loan báo tuồng Thuyền Ra Cửa Biển được độc giả chọn, thì người trong giới cải lương xôn xao và bắt đầu chú ý đến soạn giả Phong Anh, cũng như bạn bè thân hữu mong gặp mặt ông để chúc mừng.

Trả tiền bản quyền cho ai?
Trước đây Phong Anh thường ngồi tiệm cà phê ở Ngã Tư Quốc Tế phía sau rạp hát Nguyễn Văn Hảo. Thế mà khi có tin mừng lại không thấy ông ở đây? Và người trong giới cũng như những người ái mộ cải lương đã hỏi nhau rằng, soạn giả nhà ta đi đâu mà không thấy tăm dạng? Báo chí tìm phỏng vấn hỏi han lung tung vẫn không có câu trả lời.

Rồi thì cũng có người nói Phong Anh đi theo đoàn Kim Chưởng để thu tiền bản quyền. Nhưng khi đoàn Kim Chưởng về Thủ Đô Sài Gòn, người ta vẫn không thấy Phong Anh. Nhiều người đã hỏi bà bầu Kim Chưởng:

- Soạn giả Phong Anh có đi theo đoàn lưu diễn?

Bà bầu Kim Chưởng lắc đầu:

- Không có, lần lưu diễn miền Trung này, anh ta không đi theo đoàn.

- Vậy chớ mỗi lần hát tuồng Thuyền Ra Cửa Biển, cô Bảy trả tiền bản quyền cho ai?

- Chưa thấy ai nhận tiền nên còn để đó.

Rồi thì người trong giới lẫn bên ngoài đều nghi ngờ Phong Anh đã vào mật khu, vì trước đó Tư Trang đã đi rồi, và tiếp theo là đào Thanh Loan cũng vào chiến khu.
UserPostedImage
Soạn giả Tư Trang trước đây. Courtesy cailuongvietnam.vn

Thật vậy, năm 1961 sau những lần thu tiền bản quyền vở tuồng ăn khách Thuyền Ra Cửa Biển, người ta tưởng đâu Phong Anh thừa thắng xông lên, tiếp tục cho ra đời tuồng mới. Nhưng không, năm 1962 Phong Anh vào mật khu, coi như vở tuồng đầu tiên nổi tiếng nhứt, và cũng là vở hát cuối cùng của Phong Anh. Không biết lúc vào mật khu ông có viết thêm tuồng nào nữa hay không.

Soạn giả Phong Anh người gốc ở Mỹ Tho, và là con một trong gia đình. Người ta không biết ông khởi sự viết tuồng cải lương từ lúc nào, chỉ thấy xuất hiện ở đoàn Kim Chưởng khoảng 1960. Lúc ấy cái tên Phong Anh rất xa lạ với khán giả, với làng cải lương, tên tuổi rất ít người biết, báo chí cũng không đề cập. Thế mà đến khoảng giữa năm 1961 thì cái tên soạn giả Phong Anh vụt sáng chói, nổi tiếng cùng với tuồng Thuyền Ra Cửa Biển. Báo chí tập trung vào viết bài phê bình, do bởi tình tiết của tuồng rất hay, rất lạ, lại thêm “văn chương cải lương” mượt mà...

Tám năm sau ngày cưới vợ thì soạn giả Phong Anh vào chiến khu, ông vào rừng để lại người vợ trẻ và 2 con thơ. Có những lúc chị Phong Anh được bí mật đưa vào chiến khu thăm chồng, nhưng đến năm 1966 thì bặt tin chồng đột ngột. Chị lo lắng, đi tìm thì được báo tin chồng chị đã ra đi cùng với 3 người đồng đội trong một trận dội bom B52.

Phong Anh mất đi, gia tài để lại không có gì, ngoài mớ bản thảo tuồng cải lương viết chưa xong, mà lúc sinh thời anh hết sức giữ gìn. Chị trở thành góa phụ khi mới ngoài 30.

Soạn giả cải lương tài ba

Không biết khi vào mật khu, Phong Anh có ở làm việc với soạn giả Tư Trang ở “Hội Văn Nghệ Giải Phóng”? Sưu tầm về lịch sử cải lương, cùng với những nhân vật liên quan gắn liền với hoạt động nghệ thuật sân khấu, tôi ghi nhận như sau:

Soạn giả Trần Hữu Trang, tức Tư Trang là soạn giả nổi tiếng từ thời thập niên 1930, từng cho ra đời những vở hát làm say mê giới mộ điệu như: Lan và Điệp, Đời Cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt v.v...

Lúc Đồng Khởi nổi lên, Tư Trang lặng lẽ rời khỏi làng ca kịch Sài Gòn, thoát ly vào chiến khu và làm đến chức chủ tịch “Hội Văn Nghệ Giải Phóng”. Tư Trang hoạt động ở chiến khu vùng biên giới tỉnh Tây Ninh, tiếp giáp với Campuchia. Nơi khu rừng già ngút ngàn, cây cối rậm rạp, chằng chịt che khuất mặt trời, suốt ngày không ánh nắng, nên mới 5 giờ chiều mà như trời đã tối từ lâu. Một dòng suối nhánh của con sông Sa Mát, chảy ngang cánh rừng được gọi là “Suối Cây”. Người ta đã cưa khéo một cây cổ thụ cho ngã nằm vắt ngang con suối để làm chiếc cầu qua lại (có lẽ vì vậy mà địa danh này có tên Suối Cây). Hầu hết những nhà ở đây đều lợp bằng lá trung quân (loại lá đốt không cháy). Trong một mái nhà khá khang trang, hằng ngày vẫn vọng ra tiếng đờn kìm, đờn lục huyền cầm, tranh, cò cùng tiếng tập ca hát vọng cổ, bài bản, cải lương... Tư Trang thường hiện diện tại đây, và cách đó không xa cạnh dòng suối là nhà ở cũng như nơi làm việc của ông.

Hôm đó ngày 18 tháng Giêng 1966. Nhằm ngày 27 tháng chạp năm Ất Tỵ, tức còn vài ngày nữa Tết Nguyên Đán, mọi người nôn nao đón mừng Xuân Bính Ngọ. Trong mật khu cũng có không khí Tết với bánh mứt, trà, cà phê, sữa hộp từ ngoài thành gởi vô. Thế nhưng, khoảng 4 giờ sáng thì một trận mưa bom B52 trút xuống vùng Suối Cây, căn cứ của Hội Văn Nghệ Giải Phóng. Bom nổ cày nát cánh rừng già, cây cối bị phát quang dòm thấy trống trời.

Đến 6 giờ tối thì nhiều người có radio mở đài V.O.A. nghe được bản tin “Hôm nay lần đầu tiên pháo đài bay khổng lồ B52 của không lực Hoa Kỳ đã oanh tạc dữ dội cơ quan đầu não tâm lý chiến Trung Ương Cục Miền Nam, gây thương vong và tổn thất to lớn...” Tư Trang thiệt mạng trong trận dội bom nầy, và Phong Anh theo lời bà vợ thì ông cũng chết năm 1966 do bom B52, nhưng không biết có phải cùng một trận với Tư Trang hay không. Chứ theo sự đồn đãi trong giới soạn giả thì hai người cùng về với Tổ nghiệp trong trận mưa bom ấy. Chiến tranh đã cướp mất hai người soạn giả cải lương tài ba của sân khấu ca kịch miền Nam.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.065 giây.