Bệnh loãng xương làm cho xương trở nên yếu và dễ gãy đến độ chỉ té hay bị căng nhẹ như cúi người xuống hoặc
ho cũng có thể gây ra gãy xương. Gãy xương do loãng xương dễ xảy ra nhất ở vùng xương chậu, cổ tay hoặc cột
sống.
Xương là mô sống, liên tục được hấp thu và thay thế. Rỗng xương xảy ra khi nhịp độ tạo ra xương mới không theo
kịp với nhịp loại bỏ xương cũ.
Rỗng xương xẩy ra cho cả đàn ông lẫn đàn bà thuộc mọi chủng tộc. Nhưng phụ nữ da trắng và châu Á - đặc biệt là
những người đã mãn kinh - có nguy cơ cao nhất. Thuốc, ăn uống lành mạnh và tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa
mất xương hoặc tăng cường xương đã yếu.
Triệu chứng
Không có triệu chứng trong giai đoạn đầu của sự mất xương. Nhưng một khi xương đã bị yếu do rỗng xương, các
dấu hiệu và triệu chứng gồm có:
- Đau lưng, do một đốt xương sống bị gãy hoặc bị sụm
- Chiều cao bị giảm đi theo thời gian
- Gù lưng
- Gãy xương xảy ra rất dễ dàng
Khi nào nên đi khám bệnh
Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về bệnh rỗng xương nếu bạn mãn kinh sớm, đã uống thuốc corticosteroid trong
nhiều tháng, hoặc có tiền sử gãy xương hông trong gia đình.
Nguyên nhân
Xương chúng ta luôn luôn trong tình trạng liên tục đổi mới - xương mới được tạo ra và xương cũ bị phá đi. Khi ta
còn trẻ, cơ thể làm ra xương mới nhanh hơn là phá bỏ xương cũ, làm cho khối lượng xương tăng lên. Hầu hết mọi
người đạt khối lượng xương cao nhất ở độ tuổi 20. Càng lớn tuổi, khối lượng xương càng bị mất nhanh hơn là được
tạo ra. Nguy cơ bị loãng xươngphụ thuộc vào khối lượng xương đạt được trong tuổi trẻ. Khối lượng xương lúc cao
nhất càng lớn thì bạn càng có nhiều xương dự trữ "trong ngân hàng" và ít có khả năng bạn bị loãng xương khi có
tuổi.
Yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gồm có tuổi tác, chủng tộc, lối sống, bệnh tật và điều trị.
1. Nguy cơ không thể thay đổi: Một số yếu tố nguy cơ loãng xương nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, gồm có:
- Giới tính: Phụ nữ dễ bị bệnh loãng xương hơn là đàn ông.
- Tuổi. Càng lớn tuổi, nguy cơ loãng xương càng tăng.
- Giống dân: Người da trắng và Á châu dễ bị bệnh loãng xương nhất.
- Bệnh sử gia đình. Có cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị loãng xương thì có nguy cơ cao hơn, đặc biệt là trong gia
đình có người bị gãy xương chậu.
- Kích thước. Đàn ông và phụ nữ có khung cơ thể nhỏ thường có nguy cơ cao hơn vì họ có khối lượng xương ít
hơn.
2. Hàm lượng kích tố: Loãng xương xảy ra nhiều hơn ở những người có quá nhiều hay quá ít kích tố.
- Kích tố giới tính (estrogen và testosterone). Giảm kích tố giới tính sẽ làm suy yếu xương. Giảm nồng độ estrogen
ở thời kỳ mãn kinh của phụ nữ là một trong những yếu tố khiến d? bị bệnh loãng xương nhất. Phụ nữ cũng có thể bị
giảm estrogen khi đang điều trị ung thư. Đàn ông thì thường bị giảm dần mức độ testosterone khi lớn tuổi. Một số
phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt cũng làm giảm nồng độ testosterone ở nam giới.
- Vấn đề tuyến giáp trạng. Quá nhiều kích tố tuyến giáp có thể gây mất xương. Điều này xảy ra khi tuyến giáp hoạt
động quá mức hoặc bệnh nhân uống quá nhiều kích tố tuyến giáp để điều trị bệnh suy giảm tuyến giáp.
- Các tuyến khác. Loãng xương cũng thấy xẩy ra trong bệnh tuyến cận giáp (parathyroid) và tuyến thượng thận hoạt
động quá mức.
3. Yếu tố ăn uống: Loãng xương có thể xảy ra ở những người bị:
- Ăn thiếu calciumThiếu calcium suốt cuộc đời đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển bệnh loãng xương. Ăn
ít calcium góp phần làm giảm mật độ xương, mất xương sớm và tăng nguy cơ gãy xương.
- Rối loạn ăn uống. Những người bị chứng biếng ăn có nguy cơ cao bị bệnh loãng xương. Ăn ít tức cũng lấy
calcium vào ít. Ở phụ nữ, bệnh biếng ăn có thể làm ngưng có kinh và điều này gây ra yếu xương.
- Giải phẫu đường tiêu hóa. Mổ để làm giảm kích thước dạ dày hoặc “bypass”, hay cắt bỏ một phần của ruột làm
giới hạn bề mặt ruột khiến giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng, kể cả calcium.
4. Steroid và các thuốc khác
Sử dụng lâu dài thuốc corticosteroid như prednisone và cortisone khiến tiến trình tái xây dựng xương bị gián
đoạnLoãng xương cũng thấy xẩy khi bệnh nhân dùng các loại thuốc để chống lại hoặc ngăn chặn các bệnh giật kinh,
trầm cảm, ợ nóng, ung thư, ngừa thải cơ quan ghép.
5. Lối sống: Một số thói quen xấu có thể làm tăng nguy cơ loãng xương:
- Lối sống ít vận động. Những người ngồi quá nhiều có nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với những người hoạt
động nhiều. Tập thể dục mang trọng lượng trên hai chân (weight bearing) có lợi cho xương, nhưng đi bộ, chạy,
nhảy, nhảy múa và tập tạ đặc biệt hữu ích cho việc tạo xương khỏe mạnh.
- Uống rượu quá nhiều. Thường xuyên tiêu thụ nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày làm tăng nguy cơ loãng xương, có
thể vì rượu cản trở khả năng hấp thụ calcium.
-Hút thuốc lá. Vai trò chính xác của thuốc lá trong bệnh loãng xương chưa được hiểu rõ, nhưng các nhà nghiên cứu
biết rằng việc sử dụng thuốc lá góp phần làm xương yếu.
Biến chứng
Gãy xương, đặc biệt ở cột sống hoặc vùng chậu, là biến chứng nguy hiểm nhất của loãng xương. Gãy xương chậu
thường là do bị té và có thể dẫn đến khuyết tật và thậm chí tử vong do các biến chứng sau giải phẫu, đặc biệt là ở
người lớn tuổi.Trong một số trường hợp, gãy cột sống có thể xảy ra ngay cả khi bạn không bị té. Xương cột sống
có thể yếu đến mức sụm xuống, dẫn đến đau lưng, giảm chiều cao và gù lưng.
Biện pháp làm giảm nguy cơ rỗng xương
Gồm có:
- Không hút thuốc. Hút thuốc làm tăng mất xương bằng cách giảm lượng estrogen ở cơ thể phụ nữ và bằng cách
giảm sự hấp thu calcium trong ruột.-Tránh uống quá nhiều rượu. Uống nhiều hơn một ly rượu mỗi ngày có thể làm
giảm sự hình thành xương và làm giảm khả năng hấp thụ calcium của cơ thể. Rượu cũng có thể làm tăng nguy cơ té
ngã.
- Ngăn ngừa té ngã. Mang giày thấp có đế không trượt và kiểm soát dây điện, thảm và các bề mặt trơn trong nhà, có
thể làm cho bạn bị té ngã. Giữ nhà sáng, đặt các thanh vịn bên trong và bên ngoài cửa phòng tắm, và kê giường
sao để bạn có thể vào và ra khỏi giường dễ dàng.
Tìm sự hỗ trợ
Ý tưởng xương của bạn không mạnh mẽ như trước kia có thể là một ý tưởng đáng sợ. Bạn có thể thấy rằng nói
chuyện với những người cũng bị loãng xương có thể khuyến khích và hữu ích. Hãy hỏi bác sĩ về nhóm hỗ trợ trong
khu vực của bạn. Hoặc liên lạc với Quỹ Loãng Xương Quốc gia (NOF) tại 800-231-4222 để biết danh sách các
nhóm hỗ trợ địa phương. Nếu không có một nhóm trong khu vực của bạn, điều phối viên nhóm hỗ trợ NOF có thể
cung cấp cho bạn cách bắt đầu một nhóm hỗ trợ.
Phòng ngừa
Ba yếu tố cần thiết để giữ cho xương của bạn khỏe mạnh trong suốt cuộc đời của bạn là: đủ lượng cacium, đủ
lượng vitamin D, và tập thể dục thường xuyên.
-Calcium: Đàn ông và phụ nữ trong độ tuổi từ 18 và 50 cần 1.000 mg calcium mỗi ngày. Con số này tăng lên đến
1.200 mg khi phụ nữ được 50 tuổi và người đàn ông được 70. Nguồn cung cấp calcium gồm có: các sản phẩm sữa
ít chất béo, các loại rau lá màu xanh lá cây đậm, cá hồi đóng hộp hoặc cá mòi với xương, sản phẩm từ đậu nành
như đậu phu, ngũ cốc và nước cam đã cho thêm calcium.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn để có được đủ calcium từ việc ăn uống, nên xem xét việc uống thêm calciumNên nhớ
uống quá nhiều calcium có liên quan đến vấn đề về tim và sỏi thận. Viện Y Học khuyến cáo rằng tổng số calcium từ
thực phẩm và thuốc uống không nên quá 2.000 mg mỗi ngày cho người lớn tuổi hơn 50.
- Vitamin D: Vitamin D cần thiết để cơ thể hấp thụ calcium. Nhiều người nhận đầy đủ vitamin D từ ánh sáng mặt trời,
nhưng nếu bạn sống ở vùng vĩ độ cao, suốt ngày ở trong nhà hoặc thường xuyên sử dụng kem chống nắng, hoặc
bạn tránh ánh nắng mặt trời hoàn toàn vì nguy cơ ung thư da, thì sẽ không lấy đủ vitamin D từ mặt trời.Các nhà khoa
học vẫn chưa biết rõ được liều lượng tốt nhất của vitamin D. Có thể bắt đầu cho người lớn uống 600 đến 800 đơn vị
quốc tế (IU) một ngày, lấy từ thực phẩm hoặc thuốc bổ. Nếu nồng độ trong máu của vitamin D thấp, bác sĩ có thể
đề nghị liều cao hơn. Thanh thiếu niên và người lớn có thể uống tới 4.000 đơn vị quốc tế (IU) một ngày.
- Tập thể dục
Tập thể dục có thể giúp bạn làm thêm xương và mất xương chậm đi. Tập thể dục sẽ có lợi cho xương của bạn
không cần biết bắt đầu từ tuổi nào, nhưng sẽ có lợi nhất khi bắt đầu tập thể dục thường xuyên khi còn trẻ và tiếp tục
trong suốt cuộc đời của bạn.
Nên kết hợp các bài tập luyện sức mạnh với các bài tập mang trọng lượng (weight-bearing). Đào tạo sức mạnh giúp
tăng cường bắp thịt, xương cánh tay và xương sống phía trên. Các bài tập 'weight bearing' - chẳng hạn như đi bộ,
chạy bộ, chạy, leo cầu thang, nhảy dây, trượt tuyết - chủ yếu ảnh hưởng đến xương ở chân, hông và cột sống thấp
hơn.
Theo báo Viễn Đông