logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 08/06/2014 lúc 06:27:22(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Một casino ở thị xã Poi Pet, Cam Bốt. (Getty Images)

Có anh bạn rủ rê, lại nhân lúc khá rảnh nên tôi đồng ý đi Nam Vang chơi hai ngày cuối tuần. Tuy không có nhiều thời giờ để đi các nơi nhưng cũng góp nhặt được đôi điều viết ra để bạn bè đọc chơi.

- Thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Vĩnh Xương cũng dễ thôi, không phải đóng lệ phí visa. Tuy nhiên theo lệ thường, các anh bạn láng giềng tại cửa khẩu vẫn thích được đối xử “lịch sự.” Chỉ “chút đỉnh” gọi là tình cảm cũng đủ rồi. Ngoài khách du lịch phải có passport, dân địa phương hai bên qua lại dễ dàng đến nỗi không cần phải xuống xe gắn máy khi vượt qua cổng chắn. Mùa lúa này, những chiếc honda từ nước bạn chất chồng gần chục giạ lúa nối đuôi nhau qua và đổ lúa xuống không xa sau biên giới, trong khi giá lúa nội địa của nông dân mình bán cho thương lái chỉ khoảng bốn ngàn đồng một ký.

- Giá sinh hoạt tại Nam Vang không mắc hơn Long Xuyên bao nhiêu; không kể bữa ăn trưa dọc đường khi rẽ vào để tạm dừng chân tại bến đò Neak Loeung, chúng tôi bị bà chủ người Hoa “chém” khá nặng dầu người đứng ra trả tiền là một anh bạn đang sống tại Nam Vang và nói chuyện với bà chủ toàn bằng tiếng Khmer. Cái kiểu “chụp giựt” tại bến phà này cũng giống như tại bến phà Mỹ Thuận ngày xưa.

- Nên cho tiền tip cho các dịch vụ. Không như ở Singapore: “Tipping is not a way of life” và “It is prohibited at the airport and discouraged in hotels and restaurants where there is a 10% service charge,” các dịch vụ tại Nam Vang đều nên cho tiền tip vì có vẻ họ xem đó là một kiểu “noblesse oblige” của văn hóa Tây trước kia, với năm ba Riel cũng quá đủ để nhận được một nụ cười.

Tôi thích kiểu trả tip tính ngay trên hóa đơn nên không cần phải cho tip riêng như ở Singapore, do vậy tại Singapore ngay người lái xe taxi cũng sẽ thối lại tiền lẻ cho mình tới tận đồng xu. Nhưng kiểu cách dễ tính của người dân Khmer cũng hay; nhận một hai Riel tiền tip cũng vui vẻ chứ không “nặng mặt” như nhiều nơi khác khiến người cho thắc mắc không biết tip bao nhiêu cho vừa!

- Mỗi Riel có giá trị bằng 5 Đồng VN. Tiền Đô Mỹ dễ xài nhất. Tiền Đồng VN ít được chấp nhận, không như trước đây.

- Có nhiều casino quá. Từ VN bước qua cửa khẩu nào cũng có casino lớn hoặc nhỏ. Nhiều người Việt đã tán gia bại sản tại các casino biên giới này, trong số đó có cả những bà bạn hàng buôn bán nhỏ trông khá lam lũ tại các chợ tỉnh lẻ, mỗi lần đặt tiền chỉ vài chục ngàn đồng tiền Việt (cho dễ chơi, không cần phải xài Đô Mỹ hay phải đổi lấy các đồng xèng hay chip).

Buổi tối tại một casino lớn gần trung tâm thủ đô, người dân Nam Vang đến chơi bài rất đông và các trò tiêu khiển khác cũng đông khách ngoại quốc. Không khí rất vui vẻ. Tôi cũng “thử thời vận” với món Black Jack quen thuộc (vì cũng chẳng biết chơi các loại bài Poker), ăn được vài chục đô thì nghỉ, lấy tiền đãi bạn bè một vài ly cocktail cho vui. Mỗi ly rượu cocktail các loại, trên menu ghi giá 6.5 USD mà khi tính tiền lại chỉ tính mỗi ly 5.5. Không biết tại sao?

- “Đảo Kim Cương” gần chỗ dòng sông Mékong chia bốn nhánh, được xây dựng và phát triển quá nhanh. Cây cầu treo mà gần bốn trăm người chết vì giẫm đạp lên nhau trong một tối lễ hội vài năm trước đây đã được thay bằng ba cây cầu đúc kiên cố. Khu biệt thự rộng lớn trên đảo có tường cao bao quanh sang trọng không khác khu Phú Mỹ Hưng tại Nam Saigon. Nhờ có kè đá phẳng đều và những tòa nhà cao tầng uy nghi hai bên bờ sông nên ngày nay ngồi trên xe qua cầu tôi thấy khác xa cảnh trí “luộm thuộm” ngày xưa.

- Người Khmer không có thói quen “trầm” quán cà phê nên cả Nam Vang có rất ít quán kiểu cà phê Trung Nguyên, và nếu có, chủ quán hầu như đều là người Việt và đa số khách hàng cũng là người Việt. Nhưng đến chiều tối, giống như tại VN, quán nhậu nào cũng chật ních khách nhậu đủ mọi hạng người.

- Một bệnh viện thuộc loại lớn nhất nhì thủ đô được trang bị nhiều thiết bị hiện đại đắt tiền như các loại máy nội soi, siêu âm, CT, MRI... và có nhiều chuyên khoa như Tiểu Đường, Cao Huyết Áp, Thấp Khớp... Bệnh viện này dầu được xây dựng đã lâu nhưng trông vẫn đẹp, sạch và không có mùi đặc trưng của các bệnh viện. Người lao công kiên nhẫn chùi rửa sàn nhà trong khi thân nhân người bệnh vẫn qua lại. Ngày Chủ Nhật có thưa thớt người bệnh và thân nhân. Không biết lưu lượng bệnh nhân hàng ngày có đông hay không? Chỉ biết tại khoa Sản, tôi được nghe một thân nhân nuôi bệnh người Việt than thở: “Bác sĩ nói em gái tôi có thai mà bị đái đường nặng nên ông ta đã gợi ý nên về VN sanh đẻ; vậy mà nó cứ không chịu đi vì ngại tốn kém!”

- Bác sĩ người Việt được “ngưỡng mộ” nên có vài vị đã qua đấy mở phòng mạch tư. Mới làm vài tháng mà bệnh nhân cũng kha khá. Cho đến nay một số dân Khmer sống gần biên giới hoặc ngay tại Nam Vang vẫn qua VN khám chữa bệnh tại các phòng mạch bác sĩ tư ở Châu Đốc, Long Xuyên. Chi nhánh bệnh viện Chợ Rẫy tại Nam Vang trông “hoành tráng” lắm; giá dịch vụ tại đây rất cao mà vẫn đông khách. Một số y tá hay dược tá người Việt bán thuốc tây tại các cửa hàng Dược tư nhân làm luôn việc chỉ dẫn điều trị cho bệnh nhân y như bác sĩ và vẫn “sống khỏe”, vẫn được gọi là “bác sĩ”.

- Giá xe hơi và xe gắn máy cũ chỉ bằng phân nửa giá tại VN. Đem một chiếc xe bảng số Miên về nước không phải khó nhưng sang tên qua bảng số Việt mới là “vấn đề”. Một chiếc Air Blade sản xuất tại Thái Lan còn “mới cáo” được kêu giá 1600 USD, đem về bán được ở VN thì lời “khẳm”! Không hiểu sao những chiếc xe gắn máy Nhật sản xuất tại Thái Lan vẫn tốt và bền hơn xe sản xuất tại VN?

- Cuối cùng, cũng như thời xưa, ngày nay nhiều người làm ăn thất bát trong nước, phải trôi nổi qua Nam Vang kiếm sống, rồi chỉ vài năm sau đã lập nổi “cơ đồ”. Hàng mang nhãn mác VN hiện diện rất nhiều tại các chợ, các siêu thị và đi đâu cũng nghe giọng nói của người Việt. Câu nói: “Nam Vang đi dễ khó về” đến nay vẫn còn có ý nghĩa!

Tháng 3/ 2014
BS Sửu
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.