logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 12/06/2014 lúc 06:43:02(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Quy chế di dân lậu của 12 triệu người Nam Mỹ đang trở thành một trong những đề tài quan trọng trong cuộc tranh cử tháng 11 năm nay; tờ The New York Times viết về đề tài này qua cuộc sống của anh Ignacio -một người Mễ di dân lậu. Phóng viên Damien Cave đến gặp Ignacio và nghe anh tâm sự "mỗi Chủ Nhật tôi mỗi đi nhà thờ, nhưng mỗi ngày tôi cầu nguyện vài lần câu, 'No me pare, no me pare', (xin đừng chặn xe tôi lại, xin đừng chặn xe tôi lại)."

Không bao giờ Ignacio lái xe mau hơn tốc độ giới hạn -dù chỉ mau hơn một mile- nhưng mỗi lần gặp xe cảnh sát tuần đường, anh đều cầu nguyện.

Cave chỉ viết tên Ignacio, mà không tiết lộ nhân vật trong bài tường thuật họ gì, vì anh hiểu chỉ cần biết last name của Ignacio là cảnh sát có thể tìm ra anh, và trục xuất anh. Viết chuyện Ignacio đi nhà thờ cầu nguyện, nhưng Cave cũng chỉ chụp hình hai bàn tay chụm vào nhau trong tư thế nguyện cầu.

Đã không có họ, Ignacio cũng không được quyền có một khuôn mặt, một chân dung, vì anh đang sống như một di dân bất hợp pháp tại Tulsa, Oklahoma, tiểu bang đang có luật lệ gắt gao đối với người di dân lậu.

"Tôi chỉ xin Thượng Đế che chở cho tôi đừng bị bắt, đừng bị trục xuất; ngày nào đại nạn đó chưa xẩy ra, ngày đó tôi còn phấn đấu để đem lại miếng ăn cho các con tôi."
Ignacio, 40 tuổi, sống hồi hộp 40 phút mỗi ngày -20 phút lái xe đến chỗ làm việc mỗi buổi sáng, và 20 phút lái về nhà, mỗi buổi chiều; đồng hành và cũng là đồng nghiệp với anh là cậu José, con trai lớn của anh.

Bố con Ignacio làm phu bá nghệ, và là 2 thành viên trong toán 10 người công nhân bảo trì một chung cư lớn trong thành phố, 8 người kia cũng mang quốc tịch Mễ như bố con anh. Người quản lý chung cư nói với anh phóng viên Cave, "Họ là những công nhân tận tụy nhất."

Vừa đậu xe vào chỗ dành cho nhân viên chung cư xong, là bố con anh Ignacio thoăn thoắt leo lên mái nhà cao vút; công việc của họ hôm nay là chùi rửa, và sửa lại mái nhà. Chỉ sau một tiếng đồng hồ làm việc, mồ hôi đã chẩy ròng ròng trên mặt, trên lưng 2 bố con.

Đứng quay lưng lại hướng mặt trời, Ignacio gọi một người bạn đồng nghiệp chuyển cho anh cái kéo lớn để cắt miếng plastic dầy thay vào miếng cũ đã nứt.

Anh kể lại với anh phóng viên, "Công việc dĩ nhiên là cực nhọc, thời gian cực nhất là mùa hè. Mặt trời thiêu sống chúng tôi." Ignacio mới phải làm nghề bá nghệ này từ vài năm nay, sau ngày anh mất việc thợ cắt tóc, nhàn hạ và mát mẻ hơn. Anh nói với Cave, "Lọt lòng mẹ là tôi đã cầm cái clippers rồi," - ý anh khoe bố anh làm nghề cắt tóc tại Zacatecas, một thị trấn Mễ, ngày anh chào đời.

Ignacio cũng đã làm việc tại một tiệm tóc trong khu bình dân ngoại ô thành phố Tulsa, khu người Mễ cư trú. Sau vài năm làm thợ, có khách quen, có tí lưng vốn, anh mở tiệm riêng vì tiệm tóc cũng dễ mở, không cần nhiều trang cụ tốn kém, không cần có vốn lớn.

"Trước kia chúng tôi cũng đã sống thoải mái, có nhà, có xe để muốn đi đâu là cứ lái đi," Ignacio than thở. "Trước kia" là trước năm 2007, năm mà Oklahoma chưa có đạo luật gắt gao chống di dân lậu. "Giờ này thì vặt mũi, đút miệng, không đói là phúc rồi."

Vợ anh Ignacio, chị Maria, góp chuyện, "Những người 'hợp pháp' hại chúng tôi." Maria muốn đề cập đến bà chủ tiệm tóc trước kia chồng chị làm công; bà này cũng là người Mễ, nhưng mang quy chế "di dân hợp pháp," và đã tố cáo với chính quyền địa phương tình trạng di dân lậu của anh Ignacio để trả thù anh nghỉ việc, rồi mở tiệm riêng, cạnh tranh với tiệm cũ.

Maria than thở, "Chúng tôi bị gạt trên $100,000, mà không dám thưa kiện ai cả; họ lường gạt vợ chồng tôi mà không sợ chúng tôi thưa gửi, vì họ biết chúng tôi không dám thưa gửi -sợ bị trục xuất."

Đời sống của những người di dân lậu tại Hoa Kỳ -dĩ nhiên không thoải mái- nhưng cũng không hoàn toàn giống nhau, vì cách thi hành luật di dân -nương tay hay quyết liệt- là tùy từng tiểu bang, từng thành phố. Năm ngoái 11 tiểu bang ban hành luật cho phép người di dân bất hợp pháp có quyền thi bằng lái xe; trong lúc 15 tiểu bang cho phép sinh viên di dân lậu có quyền trả học phí theo giá biểu của sinh viên cư dân tiểu bang.

Hoàn cảnh thương tâm và thiệt thòi của gia đình anh Ignacio chỉ là góc cạnh xã hội của một bức tranh phức tạp với nhiều góc cạnh khác, như văn hóa, pháp lý và chính trị. Sống sát biên giới Hoa Kỳ, và sống dưới một chế độ chính trị chậm tiến, tạo nghèo túng, thất nghiệp, nên hiện tượng người Mễ tìm đường sang Mỹ là điều dễ hiểu. Chỉ khi nào người Mễ cũng lạnh nhạt như người Canada không tha thiết lắm với việc dời cư sang Mỹ mới khó hiểu.

Theo thống kê của Hoa Kỳ thì hiện đang có gần 12 triệu người di dân bất hợp pháp gốc Nam Mỹ; một bản nghiên cứu khác cho thấy họ chiếm 17.2% dân số Mỹ, 11.2% tổng số công dân Mỹ thành niên, và 8.9% tham dự sinh hoạt bầu cử tại Hoa Kỳ. Trong lúc đó cử tri Mỹ trắng chiếm tỉ lệ 73.4%, và cử tri Mỹ đen chiếm 12.2%.

Số cử tri Hispanic tham gia bầu cử mỗi năm một gia tăng, và những người này có thiên hướng bầu các chính khách Dân Chủ. Mặt khác chính quyền Obama cũng có những hành động tạo thuận lợi trong cuộc sống của người di dân, trong lúc Hạ Viện Cộng Hòa tỏ ra khắc nghiệt hơn.

Điển hình mới nhất cho những khác biệt trong chính sách di dân của 2 đảng chính trị Hoa Kỳ là sự xung đột về biện pháp trục xuất những người di dân lậu.

Bạch Cung yêu cầu Hạ Viện biểu quyết đạo luật ấn định việc trục xuất những người di dân lậu trước ngày Quốc Hội nghỉ tháng Tám, và trước cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11. Nếu Hạ Viện không quyết định, tổng thống sẽ tự quyết định giảm tổng số người di dân lậu bị trục xuất, vì trong năm nay, con số này đã khá cao.

Dự luật này đã được Thượng Viện thông qua từ 11 tháng trước, nội dung bao gồm những biện pháp tăng cường kiểm soát biên giới Mỹ-Mễ, ấn định thi hành luật lệ tại những nơi làm việc và triển vọng nhập tịch cho người di dân; Thượng Viện chuyển xuống Hạ Viện, dự luật bị ngâm tại đó trong gần một năm nay.

Dân Biểu Cộng Hòa Bob Goodlatte, chủ tịch tiểu ban Tư Pháp Hạ Viện chỉ trích lời nhắc nhở của Bạch Cung là tạo khó khăn cho công cuộc cải tiến luật di dân.

Ông Goodlatte nói, "Tổng thống ấn định thời gian, và đòi chen vào luật cải tiến quy chế di dân, là tạo khó khăn cho việc cải tiến."

Một điển hình khác nữa cho những khác biệt trong chính sách di dân của 2 đảng Cộng Hòa và Dân Chủ là đợt tị nạn của 33,000 thiếu niên Nam Mỹ vừa xẩy ra; tổng thống Obama gọi đó là một "tình trạng nhân đạo khẩn cấp," trong lúc các chính khách Cộng Hòa chỉ trích ông tiếp tay cho bọn buôn người.

Trở lại hoàn cảnh đáng thương của gia đình anh Ignacio để nhận định là dù mỗi ngày đứng phơi nắng 8 tiếng, dù mỗi lần nhìn thấy xe cảnh sát là anh cầu nguyện Thượng Đế đừng để cảnh sát chặn xe anh, và dù bị người Mễ di dân hợp pháp hại anh phải đóng cửa tiệm hớt tóc, nhưng Ignacio vẫn muốn duy trì cảnh sống hiện nay, chứ không muốn trở về Mễ.

Trên bình diện chính trị, dù toàn thể cử tri gốc Mễ có tham gia bầu cử năm nay, và bầu cho đảng viên Dân Chủ, thì đảng Cộng Hòa vẫn cứ nắm quyền làm chủ Hạ Viện, vì cử tri người da trắng vẫn nắm đa số.

Mặt khác, dù đảng Cộng Hòa có toàn thắng cả trong năm nay lẫn năm 2016 để nắm trọn quyền hành pháp và lập pháp, họ vẫn không giải quyết được nạn di dân lậu. Anh Ignacio, và vài triệu người Mễ khác vẫn muốn vợ, con họ sống trong tiện nghi vật chất, trong thuận lợi dân chủ và học vấn, dù có phải sống lậu, lúc nào cũng lo sợ, cũng buồn khổ.
Nguyễn đạt Thịnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.056 giây.