Từ nguyên thủy, tình dục đã là một cầu nối giữa các sinh vật và con người với nhau trong vũ trụ. Sự quyến rũ giữa con đực và con cái, người nam và người nữ tự nhiên như mối tương quan của trời và đất, nước và gió, lửa. Cô đào bốc lửa nổi tiếng Marilyn Monroe từng được tôn là biểu tượng của sex đã tuyên bố “Tình dục là một phần của thiên nhiên, tôi chỉ thuận theo lẽ tự nhiên”.
Văn chương tiểu thuyết từ lâu đã được chấp nhận là một thể loại truyện chính yếu đi sâu vào cuộc thám hiểm kinh nghiệm sống con người một cách nghiêm túc. Một trong những kinh nghiệm sống của con người là tình dục. Viết về tình dục là đề cập đến một khía cạnh nhân bản nhất của đời sống.
Một nhà văn Việt Nam khi được hỏi tại sao ông viết và chạm nhiều tới tình dục, ông trả lời “Tình dục đối với tôi là sự sống”. Ông chính là Thế Uyên, một cây viết quân đội vào những thập niên 60,70 của miền nam VN. Ai đã từng trải nghiệm cuộc sống trong cuộc chiến trước 75, sẽ cảm thông với những cảm giác bấp bênh, tạm bợ, chợt có rồi mất, hiện rồi tan, về con người, tình yêu, thân phận, đời sống không hề hứa hẹn, không có ngày mai. Điều này ảnh hưởng nhiều đến tâm lý những thanh niên trẻ, nhựa sống đầy căng. Họ lớn lên trong thời buổi nhìn quanh chỉ thấy ánh hoả châu loé sáng mỗi đêm. Những đôi tay kia chai sạn với súng đạn hơn là ngón búp, tay mềm của người tình. Tai, mũi họ luôn khét đặc với khói lửa chiến tranh, rền rĩ tháng năm. Con người, chiến tranh và thân phận quấn riết lấy nhau như một định mệnh sắp xếp từ kiếp trước.
Trước thập niên 1975, chọn lối viết đi sâu vào hành trình sự sống của con người là sex, Thế Uyên không phải là một, còn có các nhà văn nam và nữ của miền nam như Nguyễn Mạnh Côn, Kiệt Tấn, Túy Hồng, Nguyễn T Thụy Vũ, Lệ Hằng, Trần T Ngh...v..v.. (mà lối viết về sex của họ sẽ được nhắc tới ở phần dưới)
Trong truyện dài “Tiền đồn”, của Thế Uyên, bạn đọc có thể hình dung ra những người lính với tư duy mâu thuẫn, chấp nhân sự có mặt của mình trong cuộc chiến như một số phận. Tâm trạng lúc nào cũng ray rứt, hoang mang. Họ bước vào tình yêu trong một cảm nhận hoà lẫn giữa thế giới của nhận thức và vòng đai xúc, nhục cảm. Tình yêu, tình dục, nỗi sợ, niềm lo, đòi hỏi, áp lực của trách nhiệm và vai trò luôn luôn giao thoa, thôi thúc, dằng xé họ.
“Chàng bỏ trái lựu đạn vào giữa hai đùi, kẹp chặt, lấy bao thuốc và bật lửa. Xe lắc lư làm ngọn lửa không bén ngay vào đầu thuốc. Khi điếu thuốc đã cháy, chàng ngẩng lên nhìn về phía trước. Những vệt đất gồ ghề trên mặt lộ dưới nắng nhòe lẫn với màu cà-phê sữa trong chiếc ly chàng mới uống hồi sáng và những ngón tay Linh, những sợi lông tơ nhỏ phớt trắng dưới nắng.
…………Không, chàng đã thấy... Đã thấy gì, một kích thích, một ham muốn chiến đấu, đúng thế, khi tì súng lên cột, chàng đã mong địch tràn ra xung phong. Chỉ có thế thôi, chất lỏng đen đắng trong miệng làm chàng thèm muốn một điếu thuốc, nỗi thèm muốn rõ rệt, đòi hỏi. Chàng châm lửa hút, hưởng thụ khoái cảm của làn khói trong cuống họng đúng lúc, như khi vừa làm tình xong, thân thể còn bải hoải và miệng còn dư vị nước bọt người đàn bà.”
Thế Uyên chính là bản sao của thời thế và ông đã sống trọn vẹn trong những biến động đất nước từ cuối thời Pháp thuộc cho đến tiền và hậu cuộc chiến Nam Bắc phân tranh. Ông đã cầm súng, làm chứng nhân, lăn lộn giữa hai lằn ranh sinh, tử, cũng nhìn ngắm, kề cận thần chết và dĩ nhiên biết được cảm giác vui mừng khi thoát chết, khi hít thở mùi hạnh phúc của sự sống. Áp lực nặng nề của việc đối diện tử thần làm con người loay hoay tìm cách giải toả chúng. Những phương cách để quên đi phút giây căng thẳng nói trên đưa con người tới con đường tìm những thú vui khoả lấp. Chúng ta không lấy làm lạ khi có những người lính thường túm năm, tụm ba, cờ bạc hay chén chú, chén anh bày cuộc nhậu nhẹt quên đời. Xa hơn nữa họ đi tìm thú vui nhục thể bằng những chuyện mua dâm, hoặc liên tục nghĩ đến người yêu, những hình ảnh, thân thể, chỗ kín nóng bỏng của phụ nữ như một thứ thư giãn của đầu óc.
Theo một nghiên cứu trong đoạn video clip giáo dục về tình dục “Sex: How It Work” của National Geographic đã tiết lộ. Trong hoạt động tình dục, cơn cực khoái(orgasm), cũng có thể làm não chặn lại các cơn đau. Nó tương đương với 3 liều morphine. Theo các nghiên cứu, khi hôn và âu yếm, sự kích thích của các giây thần kinh làm oxy chạy đến não nhiều hơn và giải phóng oxytocin, một hoại hormone cũng được tiết ra khi đạt cực khoái.
Thanh niên trong thời bình cơ hội kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình tương đối dễ dàng hơn người con trai trong thời chiến. Hầu hết phái nam trong thời chiến bị động viên, phải ra mặt trận, cuộc sống sinh, tâm lý thiếu thốn, cái chết lúc nào cũng rình rập khiến các ý định hứa hẹn hôn nhân ràng buộc chỉ như những lời có cánh, gió thoảng qua tai. Tình dục càng thiếu thốn, ức chế, càng tìm cách bộc lộ. Có biết bao nhiêu phụ nữ trong thời chiến bị hiếp dâm, lăng nhục và là nạn nhân tế thần giữa các cuộc chiến.
“Chàng tiến lên một bước. Người đàn bà vẫn ngủ và dưới vải đen, chàng hình dung các đường
nét căng lên. Cổ họng khô đi, mắt không rời cái thân thể đang mở ra trên phản... Những luồng máu chảy nhanh như muốn ồ ạt ào ra khỏi da thịt, chàng tiến thêm một bước nữa đến gần phản, hơi thở dồn dập....
Người đàn bà đang ngồi đó, tay vươn lên vục gáo vào vại. Chàng quay đầu đi, tự hỏi
chỉ có bấy nhiêu nát nhẽo, chỉ có bấy nhiêu đã làm chàng suýt nữa nhào lên như một con bò đực nhảy cái. Bây giờ chàng hiểu người lính bị phạt ba tháng tù ở một phiên toà quân sự vì tội hiếp một đàn bà, một người đàn bà lem luốc béo phị. Chàng nhìn nhân chứng, nhìn bị cáo nét mặt hiền lành đầy vẻ sợ sệt, không thể tưởng tượng được hắn đã có những hành động dữ dội với một sinh vật cái ấy như trong tội trạng đã ghi. Hắn khóc nức nở khi nghe tuyên án và những giọt nước mắt làm chàng sững sờ.Bây giờ chàng hiểu chỉ cần một buổi trưa nắng chói chang, một khoảng da thịt trắng hở ra vào một khoảnh khắc nào đó là đủ...”(Trích Tiền Đồn).
Nhà văn Thế Uyên lựa chọn và khẳng định hướng đi trong phong cách viết của ông. Cứ xem lối viết về sex của ông, ta có cảm tưởng tình dục đơn giản như một phần hữu cơ phải có trong một con người. Lối diễn tả của ông không ngượng ngập, gò ép, nó hiển hiện và phơi bày tự do như khí trời, hoa bướm, nắng gió, bão mưa. Sống giữa thời đại tối kỵ “sex” trong văn chương, ông không ngần ngại nói tới nó, bày tỏ rõ ràng trong trạng thái của nhân vật có khi trực hay gián tiếp. Ông khéo léo đưa những hình ảnh, suy nghĩ và ước vọng dục tình vào hành động giải quyết sinh lý của từng nhân vật một cách rất tự nhiên như việc ăn và ngủ.
Đọc kỹ các tác phẩm ông viết trong thời chiến, không khí “sex’ trong truyện ông không có tính gợi dục(Porno), mà cũng chẳng có tính gợi dâm tình(erotic). Trong phong cách ông đề cập tới “chuyện ấy”, ông viết như đang kể chuyện, tình cờ nhắc đến như không chủ đích, không sử dụng những ảo tưởng phóng đãng “sexual fantasies” mà những tiểu thuyết dâm tình(erotic) thường có. Cái lối mà tác giả thường đưa người đọc tới những dục vọng cháy bỏng, những tưởng tượng không thật, khác với lối chăn gối thường tình xảy ra hàng ngày trong đời sống. Người ta đọc tiểu thuyết dâm tình để tìm những cảm giác khoái lạc khác lạ, hoang dại, kỳ ảo, cái mà người ta không trải nghiệm được trong đời sống tình dục của chính họ.
Cái “bạo”, cái “liều”, “xé rào” của Thế Uyên thời đó mà các nhà kiểm duyệt “xé bỏ”, cấm đoán, từ chối không đăng chỉ là một hành động đơn thuần mượn “sex” để diễn tả một cái gì khác hơn là kích thích dục tính của người đọc.
“Người đàn ông làm việc hối hả, lưng bị ép mạnh vào một nếp gấp của chiếu đau tê dần, chị toan nói, toan di chuyển người sang phía bên nhưng những cử động bấu víu cương quyết của Hải là mọi ý định mềm rũ xuống, vô dụng. Chỉ còn cách chịu đựng, tiếp tục chịu đựng. Một giọt nước đọng kẽ mắt từ lúc nào bây giờ vì một cử động mạnh của người đàn ông, bật tung từ má chảy buồn buồn xuống thái dương. Hải thở hổn hển ngay sát cạnh làm những sợi tóc rung động phá vỡ giọt nước li ti bám vào vành tai, chị chợt nhận đồng thời cảm giác giọt nước vỡ tan và cơn khóc đã ngừng. Nỗi tuyệt vọng có từ lúc hoả châu bùng sáng không còn nữa, Hải đó rồi, Hải như bóng đêm, là bóng đêm đã tới và chị chẳng còn có thể làm gì hơn là theo đà đẩy mà nằm ngửa chịu đựng. Chị chậm chạp mở mắt, một chiếc lá nào đó theo gió lay động cho mặt trăng thấp thoáng trên kia. Hắn vội vã hơn, thế là sắp xong rồi. Chị toan nói,....Nhưng Hải đã đến cực điểm, Hải không còn là gì hơn một áp lực tua tủa dồn chị xuống vết chiếu hằn đau cứng, hắn là một con vật dằng dai ngấu nghiến miếng mồi để không cần nói không cần phải thốt ra tiếng kêu, bất cứ tiếng kêu loại nào để chị bớt niềm tủi thân. Hải rũ liệt khoảnh khắc, lăn sang một bên ngồi dậy.” (Trích Tiền đồn)
Sự miêu tả những diễn biến trong tiến trình “chuyện ấy” của Thế Uyên thường gián tiếp. Ông áp dụng kỹ thuật ngắt quãng các động tác dồn dập bằng những tư duy của nhân vật khiến ta không thấy nhục cảm dâng lên, do đó tránh được sự khơi gợi dục tính của người xem.
Chúng ta thử xem một đoạn viết về “sex” của Kiệt Tấn trong truyện ngắn “Chéo áo con bạn vàng” được viết cùng thời ấy, diễn tả cảnh một nhân vật nam sau khi hẹn hò gặp gỡ người yêu tuổi 15, 16 của mình nơi mả đá, bạn sẽ thấy được sự khác biệt giữa hai tác giả.
“…Tôi mân mê chút hông còn để trống cho đỡ ghiền. Sóng tình dường đã xiêu xiêu, xem trong âu yếm có chiều lả lơi. Tôi mân mê lần xuống thấp, ướm thử. Co giãn, nới được, không thắt gút như mọi bận. Tim tôi đập mạnh. Tôi luồn tay. Nàng chận giữ tay tôi lại, đè cứng. Tôi vói tay kia gỡ tay nàng ra rồi bàn tay nọ tiến lên, sát trên làn da mịn màng. Đầu tôi bừng bừng. Bàn tay tôi nâng lên, dỡ ra, mắt liếc nhìn như tia chớp… cỏ non lơ thơ nằm êm xuôi trên gò trinh nữ, xuôi xuôi một chiều, dễ thương vô cùng, mơn mởn tuyệt diệu, dễ thương như tóc măn đầu đời trên mỏ ác của đứa trẻ sơ sinh vừa được mẹ hiền vuốt cho tóc nằm xuôi xuống… Tim tôi đứng sững chết cứng theo tia nhìn mướt trên gò trinh nữ… nàng vùng vẫy, tôi cố sức rấn bàn tay xuống. Hoa thốt kêu “Đừng anh! Đau.”…”(Kiệt Tấn)
Lối thả hết cảm xúc hưng phấn theo ngòi viết của Kiệt Tấn hấp dẫn người đọc vào một thế giới thịt da cháy bỏng. Không gian trong truyện bừng bừng những lửa dục ngập ngụa sắp nổ tung bùng vỡ như pháo hoa dưới lối “tả chân” của ông. Độc giả thời ấy thường cho là ông viết bạo.
Ngoài Kiệt Tấn, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn trước 1975 được xem là một nhà văn rất cấp tiến trong cuốn Tình cao thượng xuất bản tại Sài Gòn năm 1968. Trong lúc miêu tả một nhân vật nữ tên Ngọc còn rất trẻ bị một bọn du thủ, du thực bắt cóc, thay phiên nhau hãm hiếp, ông đã viết:
“…Trong lúc đi lại với em, em không thấy ghê tởm... Nó đi lại thật mạnh, thật lâu. Có lúc em đê mê, cuống quýt, hình như em đã rên rỉ, đã bảo nó hôn em đi, hình như em có rướn người, ghì chặt lấy nó... (tr. 69) ... thế mới biết Tư Giỏn đã làm cho em mệt, sự mệt mỏi dấu hiệu của sự thoả mãn toàn thân...” (tr. 89)
Có lẽ giới tính của người viết được thể hiện qua cách họ khai thác tâm lý và hành động của nhân vật mà họ nhắc tới. Phái nam viết khác phái nữ và chính lối viết của từng người cũng khác hẳn nhau. Thế Uyên viết khác Kiệt Tấn và Nguyễn Mạnh Côn. Trần Vũ viết về tình dục toát ra cái vẻ tàn bạo và vô luân. Trần thị Ngh thường nhìn mọi việc dưới con mắt cay đắng, giễu cợt kể cả trong khi âu yếm, câu văn bà dùng lại pha tính hài hước và châm chọc
“…Ở một đoạn đồng trống chàng dừng xe lại, sát mé ruộng. Chúng tôi hôn nhau. Cái hôn đầu tiên chưa kịp đoán trước hay chuẩn bị dù sao cũng đã làm tôi thất vọng chút ít. Tôi quệt nước bọt trong tay áo và chàng có vẻ bồn chồn khi nhìn thấy cử chỉ đó. Tôi không biết, lúc ấy tôi khinh chàng. Tôi nói : À, thì ra ! Chàng tỏ vẻ không hiểu. Tuy nhiên sau đó chàng vẫn hôn tôi hoài....Đêm đó chúng tôi yêu nhau. Chàng không ngạc nhiên khi biết tôi còn ngây thơ. Chàng nói không phải sự trong trắng của tôi quyến rũ chàng. Chàng mê sự sòng phẳng của tôi....Tôi bấu tay trên lưng chàng. Thật không còn thứ đau đớn nào hơn. Thứ đau đớn để nhớ lại bùi ngùi về sau trong những tình cảm ơn nghĩa. Đêm nóng và mùi mồ hôi trộn lẫn giữa hai người làm tôi bứt rứt cảm động....Chúng tôi hôn nhau chỗ tủ lạnh. Chàng thoa vòng lên môi tôi một chút nước thơm trong cái lọ con màu xanh hiệu Old Spice, loại nước hoa chàng hay dùng sau mỗi lần cạo râu, nụ hôn nóng rát như muối ớt. Tôi hít lấy hít để ngực áo chàng, cánh tay chàng, cổ chàng.”(trích trong Văn 1972-Nhà có cửa khoá trái-Trần thị Ngh)
Nếu bảo rằng thế hệ nhà văn nữ đi trước tại miền Nam khi viết về tình dục còn tương đối dè dặt, chừng mực, cả từ tư tưởng đến bút pháp thì lối viết bức phá của Túy Hồng, chúng ta phải xếp nó vào thứ hạng nào? Lối tả chân các cảm nhận đích thực, soi rọi những bí mật chìm sâu trong thế giới nhạy cảm của người nữ của bà là một bước đi dài trong hành trình đi vào địa ngục hay thiên đường xứ “sex”.
“… Sinh liếm môi cười rồi chợt đâm bổ tới nằm nhào ra giường gối đầu lên đùi Trầm. Sinh ngửa mặt trông chiếc quạt điện một hồi ngắn rồi cầm vạt áo dài đắp để rúc đầu vào vùng tối âm hai cột thịt đùi người đàn bà. Chàng chợt so sánh cơn cuồng nộ nhục dục với những viên thuốc trụ sinh. Một bên mặt chàng và một cái tai chà xát mạnh bạo vào miền dưới của bụng người đàn bà. Vùng khoái cảm vỡ vụn ra thành từng hạt li ti hoà tan trong huyết quản hai người và cả một khu vực sung sướng không thể tích vỗ nhẹ lên bờ thân thể và muôn vàn sợi máu nhỏ run rẩy…” (Trích Những sợi sắc không, trang 86, 1972- Túy Hồng )
Lệ Hằng lãng mạn hơn, thần thánh hoá vũ trụ đàn ông bằng những cháy bỏng, khát khao, lúc nào cũng sẵn sàng chảy sáp trong tình dục cũng như tình yêu. Sự trữ tình và nồng nàn trong văn phong của bà khi nhắc tới dục tính khiến người đọc nghĩ tới những nhân vật nữ bị uẩn ức tình dục lâu ngày dồn nén chỉ chực nổ bung khi có dịp.
“….Môi chàng thoắt ấm, hơi thở chàng bỗng nồng nàn mùi thuốc kề sát hai môi tôi. Mới kề sát thôi mà sao người tôi nổi gai như trái cam chín ửng mọng đầy nước ngọt. Môi chàng êm, hơi thở đàn ông lạ lùng và kỳ diệu, như thể tôi không còn là tôi, như thể tôi xuôi dòng mặc cho nước sông mơ hồ đưa thân tôi đi. Trời ơi, cám ơn ai đó đã cho con người biết hôn nhau. Và cám ơn anh đã cho em biết thế nào là cánh môi,là hơi thở một người đàn ông. Đàn ông - hai chữ này gom đủ mọi nỗi khát khao ngông cuồng. Đàn ông - hai chữ này em không thể hiểu, không thể cắt nghĩa, càng không thể xa rời nó ngoài thân phận em.
…Môi chàng xiết lấy, ngậm chặc không cho tôi thở một mình…... Lưỡi chàng mềm, con rắn đa tình và dễ thương ấy cuốn hút tận cùng người tôi. Tôi lả người trong tay chàng,…Hai tay tôi buông dần xuống lưng chàng. Lưng chàng có những mụn trứng cá, ôi phiến lưng mênh mông che chở cho em cả một đời. Ôi phiến lưng yêu dấu này em ôm một lần, em sờ nó một lần rồi em chết cũng đành, rồi em chết cũng vui.
Tôi nép vào người chàng. Tôi nhỏ nhoi yếu đuối trong vòng tay chàng. Đàn ông khi hôn là biến thành thần linh, là ngang hàng với thần linh, và sung sướng vượt bực hơn thần linh, bởi đã làm một con búp bê biết thở sự sống, biết buồn biết vui thật sự trở thành người.” (trích Chết cho tình yêu/1974 /Lệ Hằng )
Trở lại với Thế Uyên, vào lúc gần cuối đời, ông có viết một truyện mang tên “Nhà văn già và cô gái gù” khiến tôi chợt thay đổi cái nhìn về ông. Người đọc có thể nhận ra hình như ông đang có chiều hướng manh nha bước vào một thế giới dục tình “bạo hơn” và hiện đại hơn. Câu chuyện xoay quanh tình bạn vong niên giữa một ông già có thú trồng hoa và cô gái 14, mới bước vào tuổi teen. Cô bị tật nguyền nhưng cơ thể vẫn hành kinh như đoá hải đường bắt đầu mảy nở. Cô có những khám phá dục tình qua hành động nhìn trộm bố mẹ cô làm tình và đã bắt đầu những khát khao vu vơ. Trong khi nhân vật nhà văn vào tuổi nội ngoại cô vẫn còn “thị dâm”, và ngày ngày ngó trộm mông cô gái hàng xóm gần nhà. Trong một buổi ghé thăm cô bé bị bệnh, vì thương hại cô mà ông cúi xuống hôn cô và ... dạy cô hôn.
Ông đã hôn lên môi cô bé. Mới đầu nhẹ nhàng để an ủi nhưng mỗi lúc đôi môi ấy nóng lên, mấp máy đầy quyến luyến. Thế rồi mọi sự lôi cuốn ông đi. Ông từ tốn dạy cho cô bé cách hôn, từ hôn hé miệng cho đến kiểu hôn ẩm ướt trộn lẫn vào nhau. Ông đã định chỉ ngừng ở khuôn mặt, ở đôi môi với chiếc lưỡi hồng nhỏ ấy thôi. Bấy nhiêu đủ để an ủi một trinh nữ đang buồn. Nhưng tới một lúc nào đó, cô gái tự dưng cầm bàn tay đang đặt trên vai cô, đưa xuống một bên vú. Khi đầu vú nhọn căng cạ vào lòng bàn tay ông, ông bị lôi cuốn đi xa hơn. Ông mở vạt áo ngủ ra, ngắm nghía say sưa bộ ngực đẹp tuyệt vời căng phồng trước khi cúi xuống đưa đôi môi phiêu du trên phần da thịt thơm ngọt. Rồi đến một lúc nào đó, bỗng dưng vú cô bé bỗng cong lên trong miệng ông trong một rung động cực điểm.(Trích Nhà văn già và cô gái gù-1995)
Lối miêu tả “sex” này không còn là Thế Uyên của những năm xưa cũ. Tôi thấy có phần gượng ép trong trình tự và cốt truyện. Sự đặt để một cô bé 14 tuổi yêu một nhà văn già đến nỗi ngã bệnh sưng phổi mà chết khi ông già qua Mỹ định cư nghe có vẻ vô lý và huyễn tưởng. Yêu một cụ già chỉ vì một lần ghé môi hôn, tiếp xúc thịt da, sự gán ghép khiên cưỡng này chuyên chở một ám ảnh dục tình hơn một bản chất tình yêu đích thực.
Có lẽ tình yêu, tình dục vẫn là nhựa nguyên luân lưu trong huyết quản và cuộc sống Thế Uyên. Ông vẫn âm thầm nuôi lửa, ngọn lửa “sex” rỉ rả không chịu tắt qua mấy thế hệ cho tới ngày nhắm mắt. Thế Uyên đã ra đi và để lại nhiều tác phẩm cho đời. Tuy nhiên trong dòng văn chương thời chiến trước 1975, dấu ấn quan trọng nhất ông lưu lại, chính là ngọn lửa dục tình đã được thắp sáng trong tác phẩm của ông một cách khéo léo tự nhiên như sự sống đời đời.
Trịnh Thanh Thủy