logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
coi  
#1 Đã gửi : 18/06/2014 lúc 10:25:21(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

Khi đến “tham quan” nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mà đương kim chế độ vẫn vỗ ngực bồm bộp “tự sướng” mà

khoe rằng quốc gia được cả một Trung Ương “Đỉnh Cao Trí Tuệ Loài Người” quản lý, nhiều du khách ngoại quốc,

trước thì “hồ hởi phấn khởi” tưởng đã khám phá ra một danh lam thắng cảnh mới, sau đành phải ngã bật ngửa vì

biết đó chỉ là một “sự thật phũ phàng.”

Số là trong thời gian lang thang ở các đường phố lớn, kể cả thủ đô Hà Nội, họ thấy trên nhiều vách tường viết bằng

sơn đủ màu hàng chữ lớn mà họ nghĩ đó là để quảng cáo: CAM DAI BAY. Trước giờ phút quyết định dứt khoát

chọn Việt Nam làm mục tiêu hưởng thụ, du khách ngoại quốc thường tìm hiểu kỹ càng đủ mọi phương diện, nào văn

hóa, xã hội, nào thời tiết, giá cả sinh hoạt, nào phong tục và đặc biệt những nơi xứng đáng để... “chi địa” hoặc

những phong cảnh thiên nhiên để chiêm ngắm và thư giãn từ thần kinh tọa tới thần kinh cổ, đầu. Đọc cuốn “Vietnam

Guide,” họ chỉ thấy tác giả “mách nước” duy nhất một HA LONG BAY với địa danh được viết bằng ngôn ngữ địa

phương cho chắc ăn: Vịnh Hạ Long. Hỏi thăm mãi mới được thông dịch hàng chữ CAM DAI BAY là “Cấm đái bậy.”

Thế nhưng, họ còn ngạc nhiên đến “can không nổi” hơn nữa khi ở những địa điểm này, chính quyền hoặc chủ nhân

đã “cấm” mà tại sao dân chúng vẫn “thi đua” mà “đái bậy”... mệt không nghỉ. Công khai và “vô tư” hết chỗ chê. Đủ

mọi thành phần “đái bậy”; thượng vàng hạ cám, từ nam phụ đến lão ấu; càng trẻ càng đái dữ; càng già càng đái

khỏe. Đôi lần có cả nhà sư (chắc “quốc doanh”) tham dự, cũng “tự nhiên như ở chùa” mà kéo cà-sa lên quá đầu gối

trước và trong lúc hành sự. Sau đó cũng như bao “người trần mắt thịt,” nhà sư cũng rung rung lên vài cái mới chịu

hạ màn. Công an thì miễn bàn, vừa đái vừa gác một chân lên theo “mệnh lệnh thượng cấp.”

Chỗ công sở, tuy có cảnh vệ canh gác gần tấm bảng “cấm đái bậy,” thiên hạ càng đứng đái đông dữ dội, bởi được

an tâm mà “đái bậy,” không lo có gian phi lợi dụng “thừa nước đục thả câu.” Nơi tư gia, chủ nhân cũng đã cẩn thận

mua tấm bảng số bằng kẽm từ sở cảnh sát địa phương hay văn phòng Phường, Quận, “Cấm Đái Bậy - Nr. 1” - dân

chúng vẫn cứ “đái bậy,” nhưng ban ngày thì chỉ có những thành phần phản động lén lút, tỉ lệ không đáng kể, nhưng

từ lúc chập tối cho đến khi trời tờ mờ sáng, sao mà lắm thế, đông khủng khiếp.

Theo kết quả nghiên cứu của một cơ quan nhà nước, thời gian đó là những giờ giấc riêng tư của dân nhậu; bia rượu

vào thì nước tiểu ra. Đó là luật... đào thải tự nhiên thôi. Thêm vào đó, người “đái bậy” ban đêm được ung dung hơn

so với ban ngày, tha hồ vừa xả nước vừa ngâm nga thơ phú. Động lực mạnh mẽ hơn cả thúc đẩy bà con đi đường

dừng lại “đái bậy” ở các tư gia, nhất là bên ngoài các ngôi biệt thự sang trọng của bọn tư bản đỏ, cán bộ gộc và giới

đại gia, vì để trả thù bọn “hèn với giặc, ác với dân,” chuyên hút xương máu “dân ngu khu đen” hoặc tận tình tham

nhũng, chuyên nghiệp bóp hầu, chẹn cổ giai cấp “khố rách áo ôm” để tước đoạt từng tấc đất, móc từng đồng bạc

cắc.

Đương nhiên gia chủ có nuôi chó, bởi bên cạnh bảng “Cấm Đái Bậy” còn treo bảng “Coi chừng chó dữ.” Ai cũng

thừa biết họ treo bảng vậy chỉ để làm cảnh, bởi dân “đái bậy” chỉ chờ bất cứ chó nào thò đầu ra là... thộp cổ ngay.

Dân “đái bậy” ở Việt Nam ngày nay gọi chiêu này là “câu cá trên cạn.”

Ấy là trên đây chỉ mới nói qua loa những nơi có bảng “Cấm Đái Bậy” và tinh thần “đáp lời sông núi” của “nhân dân

ta.” Trái lại, những chỗ không treo bảng cấm thì quả đúng như Bác Hồ đã ngấm ngầm bật mí vào thời điểm “chống

Mỹ cứu... nước,” ấy là “Không có gì... sướng hơn độc lập tự do” - Áp dụng cách riêng vào chủ đề của câu chuyện

lai rai ở đây, đang mắc tè mà được đái tự do thì chết đi sống lại cũng không sướng bằng. Đi du lịch ra miền Bắc,

đừng nói là ”mắc tè,” chẳng ai hiểu đâu, phải sử dụng đúng “lời hay ý đẹp” là “buồn đái.” Tôi vốn sinh trưởng ở Hà

Nội nhưng cũng không hiểu trọn lý do người miền Bắc sao lại “buồn” lắm thế, nào buồn đái như vừa nói, còn nào

buồn ngủ, nào buồn cười... Dường như những cảm xúc bị cầm lại, bị đè nén mà muốn bật dậy, vùng lên... thì được

diễn tả là “buồn.” Phải chăng vì thế mà “nhột” đã được gọi là “buồn”?

Trở lại chuyện “đái” ở những “vùng cấm địa” tại Việt Nam ngày nay. Tôi mạn phép chỉ nhắc đến một “video clip” vốn

đã được phổ biến rộng rãi trên YouTube và các trang mạng thông tin xã hội cho khắp năm châu bốn bể, người

người cùng thưởng thức. Tôi tin chắc trăm phần trăm là trong số quí độc giả thân mến cũng nhiều vị đã “được” xem

khúc phim này vốn thâu những cảnh thật - “đái bậy” - ở Việt Nam.

Như trên đã nói, những trường hợp “đái bậy” này diễn ra ở những địa điểm không treo bảng hay không viết hàng

chữ “Cấm Đái Bậy.” Điển hình như, trên bờ một cánh đồng lúa xanh um hơn chục người, phần đông là đực rựa,

đứng rất thản nhiên và “thơ thới hân hoan” cầm vòi rồng... phun nước. Trong khi đó cũng bằng số người này, một

đám phụ nữ cũng vừa “làm xong bổn phận công dân” ớ các gốc cây, hỉ hả xốc quần đứng lên.

Cảnh khác: Một chiếc xe đò dừng lại ở cạnh một bìa rừng sau khi tài xế la to, “Mời bà con xuống đây trút bầu tâm sự

trong vòng 10 phút, sau đó xe sẽ chậy thẳng về bến, không dừng lại ở đâu nữa.” Chẳng ai tỏ dấu ngại ngùng, trái lại

quá ư “hồn nhiên như trẻ thơ” mà vạch quần “thi đua” một, hai... đái. Âm thanh xè xè trên ngọn cỏ hòa với tiếng

truyện trò rân ran tựa như trong gia đình. Vui hết ý.

Thêm một “sự cố” khác thiết tưởng chỉ có thể xẩy ra ở một đất nước “chủ nghĩa xã hội” mà thôi: Một chiếc xe đò cỡ

“thường thường bậc trung,” loại xe “van,” vẫn giữ nguyên tốc lực chậy ngon trớn trên đường trường. Bỗng một bộ

mông vĩ đại trắng hếu thò ra khỏi cửa số - và nước phun tung tóe. Bên trong xe, hai hành khách khác đang cố giữ

tay cho nữ “thân chủ” được “an toàn trên xa lộ” mà hưởng thứ hạnh phúc mỏng manh trong khoẳng khắc. Còn

những cảnh đám đông khác cùng “đái bậy” bên vệ đường hay cạnh một nghĩa trang; cảnh mẹ vạch chim cho con tự

do đái ở công viên, ở trong góc một trung tâm thương mại... thì âu chỉ là những “chuyện nhỏ” trên đất nước Việt

Nam ngày nay.

Xin “thành khẩn khai báo” rằng tôi vượt biên từ 1977, đến nay chưa một lần trở về Việt Nam nên ít có kinh nghiệm

về việc “mắc tè” trong tình trạng khẩn cấp, nhưng hỏi bạn bè vẫn thường “về thăm quê huơng” thì ít, “nhảm nhí” thì

nhiều, thì được giải thích “thì ai sao mình vậy” hoặc bắt buộc phải “nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục” thôi, nghĩa

là cứ phải biết nhắm mắt mà “đái bậy,” kể cả những nơi có bảng “Cấm Đái Bậy.” Thì ra vậy, “văn minh, văn hóa... bỏ

đi đàng nào!”

Chuyện... toa-lét ở Âu Châu: Ngược lại, tôi đã định cư ở Âu Châu gần 30 năm trước khi “di dân” sang Hoa Kỳ. Phải

công nhận, ở Mỹ... đã thật, tối thiểu về phương diện giải quyết các nhu cầu tối ư cần thiết đồng thời liên tục của con

người. “Rest room” hay “toa-lét” ở đâu cũng có, công cộng đã đành, còn tại các cơ sở riêng tư, chẳng hạn các trạm

xăng, các siêu thị, các trung tâm thương mại, các quán ăn, nhà hàng... đều sẵn sàng phục vụ miễn phí từ khách

hàng thứ thiệt lẫn bộ hành lỡ bước.

Hiện nay là khởi điểm của mùa hè, nếu quí vị dự tính du lịch nước ngoài, chẳng hạn Âu Châu thì thiết tưởng xin...

chuẩn bị sẵn tinh thần lẫn bàng quang. Toa-lét công cộng ở các thành phố ở Âu Châu, thú thật, còn “hiếm hơn lá

mùa thu.” Đang “từng bước từng bước âm thầm” hay dung dăng dung dẻ trên các hè phố thơ mộng, bỗng bụng nổi

hứng “thừa thắng xông lên” như “thuở trời đất nổi cơn gió bụi” của Chinh Phụ Ngâm - hoặc bàng quang đã tới mức...

quá tải, ắt phải tìm cách giải quyết? Bảo đảm là toát mồ hôi hột mà vẫn không thể tìm ra lối thoát. Vậy cách hay và

hữu hiệu nhất là hãy chậy vội vào một nhà hàng hạng sang, đóng vai thực khách thứ thiệt rồi hỏi “mượn” chìa khóa

toa-lét, thường phải trả tí tiền còm, tính ra cũng tương đương với giá một chiếc “hamburger” với kích thước tổ

chàng hay một tô phở “size medium” ở Cali. Đó là chưa dám nói đến “tai nạn bất ngờ” là còn phải... xếp hàng có trật

tự.

Ở Âu Châu, dĩ nhiên chẳng nơi nào, chính quyền địa phương hay chủ nhân phải treo tấm bảng “Cấm Đái Bậy.”

Tôi không dám “uống thuốc liều” mà quả quyết là “tuy không cần chính thức cấm, vẫn không có mạng nào... đái

bậy.” Vẫn có chứ, tuy rất ít. Thế nhưng, nếu bị cảnh sát bắt tại trận với “tang vật trên tay” thì “phạm nhân” phải đóng

tiền phạt khá nặng tùy theo luật pháp ở mỗi quốc gia, thí dụ ở Na Uy, hành động “đái bậy” bị phạt về tội vi cảnh là

khoảng $150 Mỹ Kim; uống rượu nơi công cộng bị phạt với gia tương đương, liệng/vứt vật dụng nguy hiểm như chai

lọ bị phạt khoảng 100 đô...

Hẳn nhiên Âu Châu đã là một lục địa văn minh lâu đời, thế nhưng thiên hạ không hiểu nổi tại sao những nơi vốn

mang danh nào là “thành phố ánh sáng,” nào “thành phố diễm tuyệt,” nào “thành phố thơ mộng, lãng mạn...,” vậy mà

vẫn trường kỳ thiếu bóng... cầu tiêu nhằm giúp đỡ “nhân dân ta” trong cơn nguy biến đã đành mà còn thu hút du

khách nữa? Không lý vì hầu hết thành phố Âu Châu “đất chật người đông” nên “bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy

nhiêu,” thành ra không thể phí phạm dùng vào việc chống đỡ các cơn dông tố... tiêu hoá? Cá nhân tôi không tin,

nhưng cũng chẳng biết giải thích làm sao!

Một chú em của tôi vừa trở về Cali sau hai tuần du lịch ở Ý, đã “phát biểu ý kiến” với... tôi rằng, “Thời gian ở Ý, em

không dám uống nước nhiều, sợ... mắc tiểu. Bây giờ em mới hiểu nguyên nhân số người bị bệnh... tiểu đường lại

tăng quá cao ở Âu Châu.”

Tôi cười vì biết em mình chỉ “ăn ốc nói mò”!
Hoài Mỹ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.159 giây.