Bức tranh tường lớn của nghệ sỹ người Mỹ Mark Rothko đặt tại bảo tàng Tate Modern London bị một người tự xưng là nhà phê bình nghệ thuật đương đại phá hoại.
Một phần bức tranh tường của Mark Rothko bị viết chồng lênĐây là vụ phá hoại tác phẩm nghệ thuật mới nhất nếu nhìn lại trong lịch sử từ năm 455 sau Công Nguyên, khi những kẻ xâm chiếm thành Rome hủy đi vô số các công trình văn hóa nghệ thuật và chịu tiếng ác tâm cản phá bước tiếng của nghệ thuật.
Dưới đây là một số tác phẩm nghệ thuật lớn bị phá hoại trong những năm gần đây.
Gác đêm, RembrandtKiệt tác nghệ thuật của họa sỹ Hà Lan – một trong những bức tranh nổi tiếng nhất ở bảo tàng Rijkmuseum, Amsterdam – bị phá tới ba lần.
Lần đầu tiên là năm 1911, một cựu tướng hải quân cầm dao nhọn đâm vào bức tranh, nhưng không cắt nổi qua lớp sơn dầu dày.
Tranh Gác đêm của Rembrandt vẽ năm 1642Rồi đến năm 1975, William de Rijk rạch đi rạch lại bức họa này. Giải thích rằng ông ta làm vậy 'vì bị Chúa Jesus sai khiến', người giáo viên thất nghiệp đã phải nhập viện tâm thần.
Bức tranh được phục hồi nhưng vẫn còn vết cắt.
Tác phẩm này bị phá lần nữa vào năm 1990, khi một bệnh nhân tâm thần trốn trại xịt cả đống acid sulfuric lên tranh.
Chỉ có lớp dầu phủ trên bề mặt bị ảnh hưởng, do bảo vệ kịp thời hòa tan acid vào trong nước, và bức tranh một lần nữa được phục chế.
Vô đề, Cy TwomblyNghệ sỹ người Campuchia lai Pháp Rindy Sam bị phạt nặng năm 2007 vì đã hôn liên tiếp và để lại vết dơ son môi trên một trong bộ ba tranh Vô đề của họa sỹ Cy Twombly thuộc bộ sưu tập Lambert ở Avignon, Pháp.
Bà Sam nói với tòa án, bà “bị mất tự chủ vì say mê” khi nhìn thấy bức toan trắng có giá trị tới 2,5 triệu đô la Mỹ.
“Tôi hôn có một lần thôi. Đây là hành động của tình yêu khi tôi hôn bức tranh. Tôi chẳng tính toán gì, tôi nghĩ là nghệ sỹ sẽ hiểu được,” bà nói.
Tòa án yêu cầu Rindy Sam trả 1,500 euro đền bù thiệt hại tới tác giả, đền 500 euro cho gallery và 1 euro tiền tượng trưng cho tác giả.
Từ thiện, Damien Hirst
Hè năm ngoái, bức tượng cao 6,7m được trịnh trọng đặt ở Học viện Nghệ thuật Tây Hoàng gia bỗng xuất hiện hình sơn graffiti.
Tượng Từ thiện của Damien Hirst bị sơn lên váy bên trái vào một đêm thứ BaĐặt trên ban công học viện nghệ thuật, bức tượng nặng 3,5 tấn, trị giá hơn hai triệu đô la Mỹ, được thực hiện dựa trên hình ảnh “cô bé mang chiếc chân giả với chú gấu Teddy” của một quỹ từ thiện hỗ trợ trẻ em bị liệt não.
Bức tượng do nghệ sỹ còn sống giàu nhất nước Anh, Damien Hirst sáng tác, bị một kẻ gây sự bí hiểm ký bằng sơn đen vào váy bên trái của cô bé.
Học viện nói bức tượng có bảo hiểm và phần sơn sẽ được xóa sạch.
Nàng tiên cá nhỏ, Edward EriksenTượng nàng tiên cá, nhân vật trong truyện cổ tích Andersen, là một trong những điểm hấp dẫn khách du lịch nhất ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch.
Tuy nhiên, sau khi bị phá không biết bao nhiêu lần trong những năm 60, các nhà chức trách quyết định rời nàng tiên cá ra xa bờ khoảng vài mét để tránh khỏi đám đông hung dữ.
Tượng nàng tiên cá nhỏ, điểm thu hút du lịch lớn nhất ở Copenhagen, Đan Mạch bị mất đầu tới hai lầnBức tượng bị bẻ đầu tới hai lần, lần đầu năm 1964 và lần thứ hai năm 1998, đó là chưa kể lần phá hoại không thành năm 1990.
Trước đó, năm 1984 tượng bị mất một cánh tay nhưng hai ngày sau được trả lại.
Nhưng vụ phá hoại tồi tệ nhất là vào năm 2003, nàng tiên cá bị tung ra khỏi bệ vì có người đặt thuốc nổ.
Bức tượng cổ tích này cũng bị sơn trát choe choét vài lần. Có người còn phủ tấm khăn burka của phụ nữ hồi giáo lên tượng, và hồi năm 2006 thì nàng tiên cá bị ai đó ác tâm dính cả đồ chơi tình dục vào tay.
Mona Lisa, Leonardo da VinciBức tranh nổi tiếng nhất của danh họa Da Vinci được bảo vệ vô cùng cẩn mật. Nhưng trước khi tranh được đặt trong lồng kính chống đạn, kiệt tác này bị phá trầm trọng trong một vụ tấn công acid.
Tranh nàng Mona Lisa bị phá hoại nhiều lầnMấy tháng sau đó, vào tháng 12 năm 1956, một người đàn ông ném đá vào bức tranh khiến vài mảng sơn ở khuỷu tay trái nàng Mona Lisa bị rụng, các nhà phục chế phải vẽ chồng lên.
Dù đang yên vị trong lồng kính do Nhật Bản tặng, bức họa vẫn thường xuyên bị khách tham quan tấn công, nhưng may mắn không ảnh hưởng gì.
Năm 1974, một phụ nữ xịt sơn đỏ lên tranh trong thời gian bảo tàng Quốc gia Tokyo đang mượn treo, nhằm phản đối chính sách không cho ngời khuyết tật dự triển lãm.
Ba năm trước, tranh Mona Lisa lại bị đe dọa tính mạng khi một phụ nữ người Nga ném thẳng chiếc cốc sứ to đùng vừa mua được ở hàng lưu niệm bảo tàng Louvre – vào bức tranh.
Fountain, Marcel DuchampPierre Pinoncelli người Pháp bị phạt ba tháng tù treo và phải trả 214,000 euro sau khi tấn công tác phẩm chiếc bô đi tiểu bằng sứ trắng của Duchamp.
Chiếc bô đi tiểu bằng sứ này là một trong tám phiên bản cảu tác phẩm nghệ thuật của DuchampÔng này dùng chiếc búa nện vào tác phẩm đặt ở trung tâm nghệ thuật Pompidou, Paris hồi năm 2006.
Tác phẩm này chỉ là phiên bản của bản gốc, mà theo các chuyên gia, có lẽ giá trị phải lên tới gần 3 triệu euro ở thời điểm đó.
Ông Pinoncelli từng có ‘tiền án tiền sự’ hồi năm 1993 với một phiên bản khác của Thác nước, bằng cách tè vào tác phẩm này trong triển lãm ở Nimes, miền Nam Pháp.
Cựu doanh nhân cãi rằng hành động của mình chính là một màn của nghệ thuật trình diễn, và nói ông thấy rất khó chịu khi người ta đóng khung hóa một tác phẩm nghệ thuật nguyên gốc, đặc biệt đến thế.
“Tôi làm mới nó đấy chứ, tôi tạo ra điều mới mẻ, mà chắc chắn Duchamp nếu còn sống sẽ đồng ý,” ông nói.
The Bay, Helen FrankenthalerTác phẩm tranh trừu tượng năm 1963 phải viện đến các nhà phục chế sau khi bị cậu bé 12 tuổi dính mẩu kẹo cao su lên toan trong triển lãm ở Viện Nghệ thuật Detroit năm 2006.
Mẩu kẹo cao su để lại một vết nhỏ trên bức tranh trị giá 1,5 triệu đô la Mỹ.
Cậu bé này đi xem triển lãm trong chương trình ngoại khóa của trường, sau đó bị phạt án treo.
Rokeby Venus, Velaquez
Năm 1914, Mary Richardson, một trong những phụ nữ đòi quyền bầu cử đầu tiên đã 'xẻ thịt' sáng tạo của họa sỹ người Tây ban Nha (1647-1951) ở bảo tàng tranh Quốc gia London.
Tranh Rokeby Venus của Velaquez hiện được treo ở Bảo tàng tranh quốc gia ở LondonBà ta rạch nó tới bảy lần, sau này tranh được phục chế thành công bởi giám đốc nhóm chuyên phục chế của bảo tàng tranh.
Bà Richardson sau đó giải thích hành động của mình là để phản đối vụ bắt giữ lãnh đạo nhóm phụ nữ đòi quyền bầu cử Emmeline Pankhurst hôm trước đó.
“Tôi đã cố phá hỏng bức tranh về người đàn bà đẹp nhất trong lịch sử thần thoại để phản đối việc chính quyền phá hoại cuộc đời bà Pankhurst, người có tính cách đẹp nhất lịch sử hiện đại,” bà nói trong một lần phát biểu trên báo.
Trong một cuộc phỏng vấn, bà nói lúc đó bà thấy ghét cách bức tranh miêu tả những cái nhìn thô tục hàng ngày của bọn đàn ông khi nhìn chằm chằm vào thần Vệ Nữ khỏa thân trong tranh.
Various, BanksyĐặt ra câu hỏi về việc các tác phẩm graffiti đường phố liệu có bị phá hoại, câu trả lời là hàng sa số các tác phẩm của Banksy đã bị “phẫu thuật thẩm mỹ” hoặc phá hủy hoàn toàn.
Tranh graffiti của Banksy trước và sau khi bị sơn đen sìMột số tác phẩm sắp đặt của các nghệ sỹ đường phố có tên tuổi bị các công nhân vệ sinh công cộng hay chủ của các tòa nhà sơn chồng lên, vì hoàn toàn không ý thức được mình vừa phá đi tác phẩm graffiti đáng hàng ngàn đô la.
Gần đây nhất, tháng Mười năm ngoái, một tác phẩm của Banksy ở Bristol bị sơn lên đen sì, và sau đó bị dân địa phương gọi là “hành động phá hoại”.
Hình ảnh một con đười ươi đeo khẩu trang màu hồng, cũng ở Bristol, bị chủ nhà cho phủ sơn trắng lên vì tưởng thanh niên nghịch ngợm, và nói là mình chưa bao giờ nghe tên nghệ sỹ.
Công trình nghệ thuật này nay mới được phục chế một phần.
Source: BBC