logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/10/2012 lúc 04:57:52(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Courtesy kenhtuyensinh.vn.
Bài văn hiểu sai về “canh gà Thọ Xương” của em học sinh lớp 7A10 trường THCS Lomonoxop


Trong cuộc sống luôn có sự nhầm lẫn. Nhưng có những nhầm lẫn trong văn chương khiến người ta phải cười ra nướt mắt. Đó là câu chuyện về những bài văn “lạ” mà Quỳnh Chi chia sẻ sau đây.
UserPostedImage
Một bài văn lạ bị điểm 0, ảnh minh họa. Photo courtesy of vnnet.
“Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Bái, mặt gương Tây Hồ”

Bốn câu ca dao như một bức tranh thủy mạc từ lâu tưởng như đã trở nên quá quen thuộc với người Việt Nam đến nỗi ít ai nghi ngờ rằng sẽ có người hiểu sai về ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, nếu thấy có những học sinh hiểu lầm rằng “tiếng chuông Trấn Vũ” là nét đẹp tôn trọng thờ kính tổ tiên và “canh gà Thọ Xương” là một món ăn Việt Nam thì chắc nhiều người phải thay đổi suy nghĩ ấy.

Nhầm lẫn hay hiểu sai?
Câu chuyện bắt đầu từ việc một học sinh lớp 7A10 trường THCS Lomonoxop (Hà Nội) nói về bốn câu ca dao vừa được cô giáo dạy trên lớp và nài nỉ bố mẹ cho ăn món “canh gà Thọ Xương” như trong câu ca dao đề cập. Vị phụ huynh tối sầm mặt mày khi đọc bài cảm nhận văn học về bốn câu ca dao trên của cô bé trong đó cô trò nhỏ cho rằng “canh gà Thọ Xương” là món ăn đặc sản Việt Nam. Và càng bối rối hơn khi thấy cô giáo cho điểm 8 cộng dưới bài cảm nhận mà không sửa lỗi này.

Cô Nguyễn Thị Lan Anh, giáo viên dạy văn trường PTTH Lomonoxop chia sẻ:

“Có lẽ là do nhầm lẫn nào đó chứ không thể có chuyện giáo viên hiểu sai như thế.”

Tuy nhiên không phải ai cũng tỏ vẻ thông cảm với như vị giáo viên trên. Câu chuyện trở nên trầm trọng hơn khi vị phụ huynh trên kiểm tra và biết được rằng một số học sinh khác cùng lớp cũng có cách hiểu tương tự và cho rằng cô giáo đã dạy như thế. Sự việc đã thu hút dư luận cả nước khi báo chí vào cuộc. Hầu hết các ý kiến đăng trên các tờ báo mạng bày tỏ sự “bàng hoàng”, bức xúc, chỉ trích cách dạy thiếu kiến thức, kinh nghiệm và đạo đức của giáo viên. Một phụ huynh viết bình luận trên VNexpress:
“Nhầm lẫn chỉ là ngụy biện. Cần kiểm tra bằng cấp và quá trình học tập của “giáo viên” này. Cả một thế hệ sau đi sai lệch chỉ vì “giáo viên” như thế.”

Tiến sĩ Lê Tiến Dũng, hiệu trưởng trường Lomonoxop cũng không giấu được bối rối khi chia sẻ với đài RFA về việc “canh gà Thọ Xương” đang được một số học sinh trường của ông hiểu nhầm là món ăn:

“Ai cũng có thể trả lời được ngay cách hiểu như thế thì quá là sai. Đó là câu ca dao nổi tiếng. Từ đồng âm khác nghĩa mà con trẻ lại hiểu như thế mà cô giáo lại bỏ qua thì là một sự cố đáng trách.

Việc xảy ra gây sửng sốt rất lớn đối với tôi cũng như mọi người xung quanh cho tôi. Tôi không thể hình dung một người giáo viên mới vào nghề 2 năm mà lại bỏ qua việc đánh giá nhận thức học sinh. Các em hiểu sai mà lại chấm điểm 8 như báo chí nêu thì chúng tôi sẽ làm rõ hơn trong buổi họp tới.”

Để trấn an dư luận, nhà trường giải thích rằng đây là một lỗi sư phạm, ý muốn nói đến sơ suất trong giảng dạy, không phải do giáo viên hiểu sai về câu ca dao. Ban giám hiệu nhà trường Lomonoxop cho biết cô giáo phụ trách giảng dạy và chấm điểm cho các em đã “tốt nghiệp khoa văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội loại giỏi và vừa hoàn thành luận văn thạc sĩ với điểm số 10/10”. Sau khi sự việc xảy ra, vị giáo viên này đã nộp đơn xin nghỉ việc.

Một kết thúc tạm thời
Tuy nhiên, xem ra đó chỉ là một kết thúc tạm thời cho trường Lomonoxop. Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên giáo viên, phụ huynh và học sinh chứng kiến một câu chuyện bất ngờ về một bài văn “lạ”. Trong vài năm trở lại đây, báo chí thỉnh thoảng lại đăng những bài cảm nhận văn học của học sinh hoặc những bài viết về lịch sử mà khi đọc chỉ biết dở khóc dở cười vì sự sai sót nghiêm trọng về kiến thức. Sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp PTTH hoặc thi tuyển sinh đại học, báo chí lại “trình làng” những bài văn “cười ra nước mắt” với số điểm “0” tròn trĩnh. Trong đó đa phần học sinh mắc lỗi nhầm lẫn giữa nhân vật trong các câu chuyện khác nhau, nhầm lẫn tiểu sử giữa các tác giả và có cách dùng từ, liên tưởng rất ngây ngô.

Đã có những bài viết nhầm lẫn giữa nhà văn Tô Hoài và nhà thơ Tố Hữu khi cho rằng:

“Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hay nhất nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu trữ tình lãng mạn luôn nói về những số phận đâu (đau) thương của con người và lên án sự bất công của các thế mạnh đã đem đến cho con người.”

Hoặc những bài viết nhầm lẫn giữa nhân vật A Phủ và nhân vật A Sử như:
“Tại sao Mỵ phải lấy A Phủ, A phủ là một thằng nhà giàu độc ác tượng trưng cho bọn thực dân dã mang, chúng nó thực sự đàn áp nhân dân ta dìm nhân dân ta trong bể máu.”

Tháng Năm vừa qua, báo chí lại phải “lắc đầu” với một bài văn có cách dùng từ ngữ không phù hợp trong đoạn phân tích nhân vật Tràng trong chuyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân như sau:

“Quần áo của cô gái này rách tả tơi như tổ đỉa, thân hình gầy còm, ốm yếu đến mức chỉ có da bọc xương. Khuôn mặt thị gầy xọp như hình lưỡi cày. Nhìn cô, chúng ta chỉ có thể thấy được hai con mắt. Dáng người, "vẻ đẹp" của thị cũng tương đương "vẻ đẹp" của vợ Chí Phèo … Có lẽ thị là hình tượng của một con "ma đói" năm 1945.”

Gần đây nhất, những người làm giáo dục lại một lần nữa “đau đầu” vì bài văn “lạ” về nhân vật Thánh Gióng, nguyên văn như sau:

“Wow, thậm chí ông còn dùng cả bụi tre làm vũ khí. Xong xuôi thì thay vì ở lại nhận để huân chương và được tôn vinh Anh hùng, ông lại vội vã bay ngay lên trời, để lại một loạt fan và người hâm mộ ngơ ngác. Chắc là ông tuy thành người lớn đột ngột vì hoàn cảnh vậy thôi chứ tuổi vẫn trẻ con nên dễ mắc cỡ trước đám đông, hoặc có thể ông ấy khiêm tốn và không mắc bệnh thành tích như người lớn bây giờ. Em hâm mộ ông, à… anh ấy lắm (mà sao trẻ thế họ lại cứ bắt gọi là ông nhỉ?)! Ôi anh Gióng thật manly, thật cool – thần tượng của em!”

Đó là một số trích đoạn của các bài phân tích văn học tưởng chừng như chỉ câu chuyện hài tưởng tượng mà người ta đặt ra trong lúc trà dư tửu hậu như nhân vật dân gian “bác Ba Phi” vẫn hay làm. Nhưng thực tế đó là những bài văn “lạ” được lọc lại từ các cuộc thi văn học gần nhất khiến cho những nhà giáo có tâm với nghề nhiều lúc phải “lắc đầu”. Nhà giáo Phạm Toàn, giáo viên dạy ngữ văn lâu năm, chia sẻ từ Hà Nội:
“Câu “canh gà Thọ Xương” trong câu ca dao này đã bị nhầm cách đây 30 năm rồi. Họ nhầm “canh gà Thọ Xương” là canh gà ở ngõ Thọ Xương gần Nhà thờ Lớn. Việc này để nói lên rằng việc học lịch sử và văn học ở Việt Nam là “lỗ mỗ”.

Nhà giáo Phạm Toàn chia sẻ thêm rằng thay đổi cách học văn cho trẻ là một trong những cách giúp học sinh tiếp cận với môn văn một cách dễ dàng:

“Điều chỉnh bằng cách phải đưa việc học vào tình cảm. Nhiệm vụ của học văn không phải học về đạo đức, không phải học về nhiều nước, không phải tán về những câu văn hay mà nhiệm vụ của việc học văn là học một cái mẫu làm ra một cách biểu đạt tình cảm của mình.

Cái câu “Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương”… thì cô giáo phải dạy cho các em biết canh gà là trống canh - lúc gà gáy. Các em phải nhắm mắt tưởng tượng khi có tiếng gà gáy ấy thì thành phố im lặng thì âm thanh nào nổi lên… tức là phải dạy cho các em tưởng tượng chứ không phải dạy cho các em học những cái chữ ấy.”

Câu chuyện về câu ca dao “canh gà Thọ Xương” ở trường Lomonoxop dường như được dừng lại khi nhà trường tổ chức một buổi họp với các giáo viên tổ Văn và cô giáo phụ trách giải thích tình huống là do “lỗi nghiệp vụ sư phạm”, không phải là lỗi về nhận thức như dư luận phản ánh. Vị giáo viên từng là học sinh giỏi văn cũng đệ đơn nghỉ việc vì sự cố lẽ ra không đáng có này. Hiện tại, các học sinh trường Lomonoxep lập facebook kêu gọi vị giáo viên trở lại làm việc. Câu chuyện tạm kết thúc với sự lắng dịu của dư luận. Tuy nhiên kết thúc câu chuyện ở trường Lomonoxop có lẽ không phải là cái được quan tâm nhiều nhất mà đó là câu hỏi “Liệu đó có phải là một dấu chấm hết cho những bài văn lạ?”
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.065 giây.