logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 24/10/2012 lúc 10:16:52(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Khoa học Việt Nam: nghiệm thu, phản biện cũng luôn vị nể, châm chước, thiếu tinh thần khách quan. (Credit: ABC)
Truyền thống làm khoa học chưa sâu, khả năng nghiên cứu chưa cao, thiết bị còn thiếu, đầu tư cho khoa học còn thấp, nền văn hóa chưa coi trọng thực chất… Giải Nobel vẫn còn xa vời đối với các nhà khoa học Việt Nam.

“Rất khó để có giải Nobel cho Việt Nam trong vài chục năm đến. Nếu có đạt được thì thế mạnh hiện nay là vật lý lý thuyết,” TS. Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó viện Trưởng Viện Vật lý TP.HCM nói.

Lĩnh vực ít cần máy móc
Lý giải cho nhận định của mình, TS. Tuấn nói: “Vật lý lý thuyết đang có những con người giỏi ở trong và ngoài nước. Lĩnh vực nghiên cứu này ít đòi hỏi máy móc, chỉ cần cái đầu và chiếc máy tính đã đủ”.

Tuy nhiên, TS. Tuấn cũng thừa nhận rằng: Những nhà khoa học Việt Nam làm việc ở các nước phát triển sẽ có cơ hội hơn, do họ được làm việc trong những môi trường khoa học chuyên nghiệp. Có điều kiện nắm bắt hướng nghiên cứu mới, tiếp xúc, trao đổi với các đồng nghiệp giỏi.

Có cùng nhận định như TS. Tuấn, PGS, TS. Hồ Sơn Lâm, nguyên Viện Trưởng Viện khoa học Vật liệu ứng dụng TP.HCM cho rằng: “Sau vật lý lý thuyết, sẽ là văn học. Văn học chẳng cần máy móc, với tư liệu từ lịch sử, xã hội, con người… đang cuồn cuộn tại Việt Nam, chỉ chờ nhà văn, nhà thơ thật sự có tài để khai thác”.

“Khó lắm. 50 năm nữa may ra mới có,” Phó giáo sư Tiến sĩ khoa học Ngô Kế Sương, Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật TP.HCM nhìn nhận.

TS. Nguyễn Cửu Khoa, nguyên Viện Trưởng Viện Hóa học tại TP.HCM, cho rằng: “Hiện nay khoa học Việt Nam không nhìn ra nhà khoa học nổi bật để có thể được chọn cho giải khoa học danh giá này. Có chăng là những ngành lý thuyết, còn những ngành thực nghiệm là rất khó. Do máy móc, thiết bị của Việt Nam còn thua các nước tiên tiến quá nhiều”.

Đầu tư không đến; xét duyệt không dựa trên thực chất

Một công trình khoa học ở Việt Nam thường được đầu tư một đến ba năm. Rất ít công trình được duyệt trên thời gian này. Vấn đề nghiên cứu không được lặp lại, buộc nhà khoa học phải biến tấu mới có cơ hội nghiên cứu tiếp.

Nói như Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, một nhà khoa học có uy tín hàng đầu của Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện khoa học Công nghệ Việt Nam từ năm 1983 – 1993, đã từng dí dỏm: “Nghiên cứu khoa học tại Việt Nam, nay rau muống xào, mai rau muống luộc, đến canh rau muống…”

PGS, TS. Lâm minh họa bằng câu chuyện của chính mình. Ông dành 20 năm nghiên cứu về nhiên liệu sinh học, nhưng chỉ xin được hai đề tài nghiên cứu trong vài năm từ kinh phí nhà nước. Tiền từ doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu ở Việt Nam chưa có thói quen này.

“Một công trình đạt giải Nobel có thời gian nghiên cứu phải vài chục năm, có khi cả đời. Đầu tư nghiên cứu kiểu ngắn ngày như ở Việt Nam ai dám mơ tới giải Nobel,” PGS, TS. Lâm chua chát.

Việc xét duyệt đề tài nghiên cứu dù có luật đấu thầu hẳn hoi, nhưng người có được cũng phải thân quen. Nghiệm thu, phản biện khoa học cũng luôn vị nể, châm chước, thiếu tinh thần khách quan của khoa học.

“Những hạn chế trên cùng với đầu tư thiếu trọng tâm, theo kiểu dàn hàng ngang đừng mơ đến giải Nobel,” Phó giáo sư Tiến sĩ Lâm nói.

Đề xuất giải Nobel không mong đợi
Trong khi nền khoa học Việt Nam vắng bóng những anh tài được đề xuất, thì ứng cử cho giải Nobel Hòa bình Việt Nam không thiếu.

Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, từ năm 2006 đến nay luôn được các cá nhân có uy tín trên thế giới đề cử cho giải Nobel hòa bình. Hòa thượng Thích Quảng Độ, từng bị tù đày, quản thúc, nhưng gần 30 năm nay ông luôn đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền.

Sau vị hòa thượng khả kính này là linh mục Nguyễn Văn Lý, bác sĩ Nguyễn Đan Quế… đã được nhiều cá nhân đề cử cho giải Nobel danh giá.

Cho đến nay, vẫn chưa có ai trong số những người bất đồng chính kiến kia được trao giải thưởng danh giá này. Tuy nhiên, không ai biết được trong tương lai, Việt Nam có rơi vào tình trạng như Trung Quốc khi một trong những người trên được trao giải Nobel Hòa bình?
Source: ABC Australia
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.039 giây.