logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/06/2014 lúc 10:37:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Diệu Hiền

Như một cách thể hiện lòng yêu nước, để đồng hành cùng các chiến sĩ, đồng bào nơi hải đảo đang ngày đêm bảo vệ vùng biển, vùng trời tổ quốc, Hội Sân Khấu tổ chức chương trình nghệ thuật: “Nghệ sĩ thành phố hướng về biển đảo quê hương” với sự tham gia của 200 nghệ sĩ cải lương, kịch, điện ảnh, ca nhạc.
Hơn 2 giờ đồng hồ chương trình kể lại những trang sử hào hùng của dân tộc qua nhiều trích đoạn cải lương, nhiều ca cảnh và ca khúc như: Tiếng Trống Mê Linh, Thái Hậu Dương Vân Nga, Trần Quốc Toản ra quân, Việt Nam trang sử hào hùng, Tổ Quốc gọi tên mình…

Các nghệ sĩ đã hát bằng trái tim rực lửa, thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn. Một câu hát cất lên, một vai diễn chắt chiu về hình ảnh đất nước, hình ảnh của biển đảo tổ quốc thân yêu là lời sẻ chia, là niềm tin yêu mãnh liệt mà nghệ sĩ cũng như người dân cả nước muốn gởi đến các ngư dân, lực lượng kiểm ngư và lực lượng cảnh sát biển đang ngày đêm bám biển, bảo vệ bình yên vùng biển, vùng trời thân yêu của tổ quốc.

Một bạn nghệ sĩ già cùng thế hệ với tôi gọi điện thoại kể cho tôi nghe về đêm trình diễn đầy khí thế xung trận của các nghệ sĩ thành phố, anh nhắc lại trong những năm 2011, 2012, khi tàu của Trung Quốc đâm chìm tàu của ngư dân Việt Nam, báo chí trong nước chỉ được quyền đăng tin là Tàu Nước Lạ đâm chìm tàu và bắt ngư phủ Việt Nam chớ không cho nói thẳng ra là Tàu của Trung Quốc.

Người dân biểu tình hoặc các blogger viết về Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam thì bị công an bắt, đánh đập và cầm tù. Các nghệ sĩ cải lương sáng tác và ca nhiều bài vọng cổ về Trường Sa như bài: Cảm xúc Trường Sa, Anh là lính đảo, Theo gió Trường Sa, Gần lắm Trường Sa, Bâng khuâng Trường Sa, tuy kể chuyện cô gái hậu phương yêu người lính đang canh giữ hải đảo Trường Sa, Hoàng Sa nhưng người nghe phải hiểu là nghệ sĩ dùng bài vọng cổ đó để khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, như kiểu người biểu tình căng biểu ngữ, hô khẩu hiệu “Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam”.
Khi bọn bá quyền Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa thuộc vùng biển của Việt Nam thì đã có những bài vọng cổ vạch mặt quân xâm lược Trung Quốc. Xin đơn cử một ví dụ nhỏ: Câu 6 vọng cổ:
Cánh Chim Trên Biển, do nghệ sĩ Minh Cảnh ca:

Mặt biển lam xanh như màu áo em trên ruộng đồng canh tác, cấy lúa trồng màu chăm từng tất đất quê hương, hơi thở con tàu tung bọt sóng đại dương, nhớ tiếng hát chàng An Tiêm mang bình minh về trên hoang đảo nhưng đời chưa yên khi còn loài quỷ dữ thì chàng Sơn Tinh phải đánh đuổi con quái Thủy Tinh. Tướng Yết Kiêu xưa đã làm khiếp đảm giặc Nguyên, anh Hải Quân ngày nay quyết làm cho sông biển khắp quê hương hóa thành Hàm Tử, Bạch Đằng.
Mỗi hải lý, mỗi bài ca trên sóng, căm giận lũ bá quyền còn đè nặng đảo Hoàng Sa, anh Hải quân khắc cốt ghi xương, nguyện làm mát trời sạch biển, tiêu diệt giặc Tàu xâm lược quê hương.

Có một anh nhà văn viết bài “Văn Nghệ Vô Cảm” đoạn kết (nguyên văn) như sau:

Tại hải ngoại, kịch nói không có cơ hội phát triển, có thể nói thảm cảnh chiến tranh, tù binh, vượt biển, những cảnh đổi đời sau biến cố 30/4/75 ở hải ngoại và trong nước là những đề tài xúc động vô tận mà các nhà viết kịch có thể khai thác, nhưng tiếc thay, chúng ta thiếu những nhà viết kịch có tài. Khán giả dễ dãi bằng lòng với những vở kịch “xưa hơn trái đất” như “Trà Hoa Nữ”, hay thời Pháp thuộc như “Ông Cò Quận 9”, “Lá Sầu riêng”, “Đời cô Lựu”.
Trong khi ngư dân của chúng ta bị đánh đập, xô đẩy, mất mạng ngoài biển Đông, dân oan và người biểu tình quằn quại dưới roi vọt của nhà cầm quyền Hà Nội, thì ở trong nước cũng như ở hải ngoại, trên sân khấu, ca sĩ vô cảm vẫn oằn oại với trong tư thế kích dục, lõa lồ, có khi phơi bày cả nội y. Trong khi mỗi ngày chúng ta nghe những nguồn tin về phận người xót xa ở trong nước, thì trên màn ảnh người ta dễ dãi với những tràng cười không dứt với những lời nói châm chọc, thậm chí chửi bới nhau giữa hai anh hề giễu, không bài bản, không biên kịch và không hề có một ý nghĩa nào. Trong khi tàu giặc đã vào biển Đông, thảm họa mất nước đã đến nơi thì thương nữ, văn nhân còn muốn về làm đẹp cho chế độ, ca hát, vẽ vời cho cái nơi chốn mà họ đã trốn chạy lúc ra đi.
“Chỉ có súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi khổ đau của đồng loại mà chăm lo riêng cho bộ lông của mình”.

Tôi đọc đoạn văn này tức như nông dân đi cày bị trâu đạp, bị bò đá.
Tôi nghĩ ông bạn này giận cá chém thớt. Nên hiểu là nghệ sĩ trình diễn thì phải có tuồng tích viết sẵn, có kịch bản đàng hoàng, có đạo diễn hay thầy tuồng tập cho họ thì họ mới biểu diễn được. Ca sĩ cũng vậy, phải có bài nhạc sáng tác ra thì mới ca được. Không thể ca cương hay hát cương một đề tài nóng bỏng như chuyện tàu giặc vào biển Đông. Chuyện giặc Tàu xâm lấn biển Đông, muốn viết thành một kịch bản hay một tuồng cải lương, không dễ viết đâu. Nếu không tin, ông bạn thử viết một vở kịch về quân Tàu lấn chiếm biển Đông, coi coi có dễ như viết một bài tạp ghi không?

Một anh học tới lớp ba hay Tiểu học, có thể viết một bài văn, một tùy bút, một tạp ghi hay một truyện ngắn, một bài thơ chớ không viết được thành tuồng hay kịch. Soạn giả hay người biên kịch ra nước ngoài thì tôi đã 93 tuổi, anh Yên Lang gần tám mươi, không còn có thể sáng tác gì được nữa rồi. Các soạn giả trong nước còn sống là Viễn Châu 91 tuổi, Kiên Giang 88 tuổi cũng hết cựa quậy gì được.

Các soạn giả trẻ được đào tạo theo hệ văn nghệ XHCN thì họ chỉ viết theo định hướng của đảng CS và nhà cầm quyền. Và cũng cần phải biết kịch, tuồng viết ra bị kiểm duyệt hơn năm lần, khi tập cũng bị kiểm duyệt và cắt xén, Hát tuồng kịch theo định hướng thì có rạp để hát. Tuồng kịch không định hướng thì hát ở trong tù, trong khám cũng không được, đừng mơ dưới chế độ công an trị của Cộng Sản mà dễ hát xướng như dưới thời Việt Nam Cộng Hòa.
Chắc bạn cũng biết thời Việt Nam Cộng Hòa chỉ có một hai ông Tướng Công An, còn thời Cộng Sản cai trị đất nước thì Công An có tới 400 viên tướng. Hãy thử tính xem, một phường ở thành phố có một thượng tá hay trung tá công an, một phường dưới quyền thượng tá đó có một đại đội công an, tức ba trung đội, mỗi trung đội có ba tiểu đội, như vậy mỗi phường có khoản 100 đội viên công an, đó là chưa kể cũng bằng số đó ‘công an nhân dân’ – điềm chỉ viên, mật vụ viên. Thử tính xem thành phố Saigon có bao nhiêu quận? Mỗi quận có bao nhiêu phường, mỗi phường có bao nhiêu khóm. Có bao nhiêu khu phố? Từ đó nhân ra thì biết có bao nhiêu công an kềm kẹp dân. Đó là chưa kể nhân viên công an chính trị, công an bảo vệ văn hóa, công an theo dõi lưới mạng, internet, có biết bao là bọn du côn, đầu gấu đánh đập dân theo lịnh của công an nhân dân!… Bộ máy kềm kẹp sắt máu như vậy trong toàn quốc phải có ít nhất hàng vài triệu nhơn viên công an sẵn sàng để bắt bớ, tra tấn những ai nói ngược lại với chánh sách, chủ trương của đảng Cộng Sản. Mọi tư tưởng không theo đúng định hướng của đảng CS là bị bóp chết từ trong trứng nước.

Từ năm 1977, khi Tàu gây hấn ở biên giới phía Bắc và xui bọn Khờ Me đỏ gây hấn biên giới phía Nam, nghệ sĩ, soạn giả cải lương đã sáng tác rất nhiều tuồng cải lương lịch sử chống sự xâm lược, đô hộ của Tàu với một hy vọng nhỏ nhoi là luôn nhắc nhở tinh thần tự cường, ý chí độc lập của dân tộc, không khuất phục bọn bá quyền nước lớn phương Bắc, cụ thể là không khuất phục giặc Tàu bành trướng, xâm lược.

Tôi thức gần sáng đêm để nhớ và ghi cho ông bạn nhà văn Tạp Ghi biết những tuồng hát đã được sáng tác và diễn sau năm 1977, nhắm vào việc nhắc nhở những chiến công của ông cha ta, để động viên tinh thần dân tộc tự lập tự cường của người Việt Nam. Đây là những tuồng mà tôi còn nhớ, có thể vì tôi quá già rồi nên còn có thiếu sót, mai sau nhớ thêm sẽ gởi cho anh biết để anh đừng chửi là “văn nghệ vô cảm”:

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam qua mỗi thời kỳ được thể hiện dưới những vở tuồng lịch sử, dã sử như sau:
Tiếng Trống Mê Linh, Thái Hậu Dương Vân Nga, (đoàn Thanh Minh); Câu Thơ Yên Ngựa, Tô Hiến Thành Xử Án, Bức Ngôn Đồ Đại Việt, Cánh Nhạn Mù Sương, Bảo Táp Nguyên Phong, Má Hồng Soi Kiếm Bạc, Đường về núi Lam (đoàn cải lương tuồng cổ Minh Tơ); Lá Chắn Biên Thùy, Tình Sử A Nàng, Hùm Thiêng Yên Thế, Bí Mật Thành Cổ Loa, Trọng Thủy Mỵ Châu (đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long); Thái Hậu Dương Vân Nga, Trần Quốc Toản ra quân, Trần Hưng Đạo Bình Nguyên, Rạng Ngọc Côn Sơn, Nàng Hai Bến Nghé, Hoa Độc Trong Vườn, Ngọc Hân Công Chúa (đoàn Trần Hữu Trang); Nhụy Kiều Tướng Quân, Nữ Tướng Cờ Đào (đoàn Đồng Tháp); Đêm Hội Long Trì, Hội Nghị Diên Hồng, Nhiếp Chính Ỷ Lan, Thanh Gươm Đô Đốc (đoàn Sông Bé); Nguyễn Huệ bình Thăng Long, Đô đốc Bùi thị Xuân, Lê Lợi – Nguyễn Trãi (đoàn Tiếng ca Sông Cữu).

Về kịch lịch sử có các vở kịch: Rừng Trúc, Nguyễn Trãi, Ánh Sao Khuê, Hào Kiệt đất Tây Sơn, Bí mật vườn Lệ Chi, Nỏ thần, Tả quân Lê Văn Duyệt.
Nhiều nghệ sĩ có vai hát để đời trong các tuồng lịch sử chống Tàu xâm lăng, khi nhắc đến tên nghệ sĩ, khán giả nhớ những vai hát xuất thần của họ: Nghệ sĩ Ngọc Giàu (vai Thị Lộ trong tuồng Rạng Ngọc Côn Sơn, vai Thái Hậu Dương Vân Nga), nghệ sĩ Thanh Nga, Phượng Liên (vai Trưng Trắc tuồng Tiếng Trống Mê Linh, vai Thái Hậu Dương Vân Nga), nghệ sĩ Bạch Tuyết (vai Thái Hậu Dương Vân Nga, vai Lý Chiêu Hoàng), nghệ sĩ Thanh Sang (vai Thi Sách), nghệ sĩ Thanh Tòng (vai Lý Đạo Thành, Nguyễn Địa Lô, Tô Hiến Thành, Hưng Đạo Vương), nghệ sĩ Minh Vương, Hữu Châu (vai Nguyễn Trãi), nghệ sĩ Mỹ Châu (vai Ngọc Hân công chúa), nghệ sĩ Tuấn Thanh (vai Nguyễn Huệ), nghệ sĩ Vũ Linh (vai Trần Bình Trọng)…

Trong nhất thời, trí nhớ của tôi sút kém rồi nên chắc là còn nhiều tuồng, nhiều vai diễn hay đã đề cao tinh thần dân tộc Việt Nam chống bọn xâm lăng Trung Quốc.
Ở Nam California, theo lời của nghệ sĩ Linh Tâm, các nghệ sĩ cải lương đã họp lại, bàn định và quyết không hát tuồng Tàu, tuồng Hồ Quảng như là một cách tẩy chay không dùng sản phẩm của Tàu, khi đi chợ mua thức ăn hay đồ dùng, không mua thứ gì có ghi “made in China”. Họ sẽ hát lại các trích đoạn có nội dung chống Tàu như tuồng Tiếng Trống Mê Linh, Thái Hậu Dương Vân Nga, Nguyễn Huệ bình Thăng Long….

Các nghệ sĩ vẫn mong có tuồng tích chống Trung Quốc hiện đại, chuyện chiến tranh biên giới hay chuyện giàn khoan HD 981, tiếc là không có người viết kịch bản. Nếu ông bạn nhà văn nào đó cao hứng, xin viết giùm một kịch bản, chúng tôi sẽ chuyển thể thành tuồng cải lương để cho nghệ sĩ hát, động viên tinh thần quân dân ta và chống bọn Tàu phù.
Rất cám ơn nếu bạn “nhà văn Tạp Ghi bài Văn Nghệ Vô Cảm” viết giúp giùm cho một kịch bản loại đó.
Kính thay tấm lòng yêu nước của bạn.

Nguyễn Phương, 93 tuổi
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.114 giây.