logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 29/06/2014 lúc 09:08:15(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Một cảnh trong vở tuồng "Cánh tay Vương Tá" năm 2011 tại Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM. Nguồn sankhau3mien.com

Thời phong kiến quân chủ ngành hát bội được trình diễn trong phạm vi nhỏ hẹp của quần thần, vua chúa. Vì vậy sân khấu hát bội lúc bấy giờ chỉ có những người trong triều đình, quan lại hay hoàng thân quốc thích mới được thưởng thức.

Nói rõ hơn hát bội khi xưa chỉ dành riêng cho kẻ quí tộc trên dùng làm thú tiêu khiển mà thôi.

UserPostedImage
Một đoàn hát bội năm 1906. files photos

Hát bội
Hát bội cũng có nghĩa chỉ các y trang, phục sức của con hát lẫn người xem thời bấy giờ (khi xưa người ta gọi nghệ sĩ đào kép là con hát). Những người coi hát, nếu là quan văn, thì y phục của triều đình tượng trưng nơi thắt lưng, ấy là mang đai ngọchay là “Ngọc Bội”, nếu là quan võ thì nơi hong có mang thanh kiếm hay thanh gươm, tức “Bội Đao”.

Ngoài ra, các phi tần, cung nữ mang vàng xuyến, ngọc trai để trang sức và các trang sức ấy được gọi là “Bội Hoàn”.Những con hát khi diễn tuồng, cũng mang bao nhiêu thứ y trang như các văn võ phi tần vậy, nên người thời xưa gọi đấy là Hát Bội. Về sau, mãi sau nầy bộ môn hát bội được phổ biến rộng rãi trong dân chúng, và lối hát ấy được mang ra để làm thú tiêu khiển trong những khi nhàn rỗi và được nâng lên, với tánh cách trọng đại là làm vui cho thần thánh sau cuộc cúng tế ở đình làng.

Bắt đầu từ đó có lẽ môn hát bội được cảithiện nhiều hơn, và mãi đến đời nhà Nguyễn môn hát này tuy cũng còn mang lốt “độc quyền” cho riêng các ông chúa, quan lại, nhưng giới bìnhdân giờ đây vẫn được thưởng thức. và có khi còn học hỏi lối diễn xuất trên để làm thú tiêu khiển ở bất cứ lúc nào rỗi rảnh. Và “Hát Bội” có lẽ từ đó đã mang dấu hiệu “thoái trào” là chẳng riêng gì cho kẻ có mang Bội Hoàn, Ngọc Bội, Bội Đao xem thưởng thức, mà người dân thường vẫn hỉ hả vỗ tay tán thưởng mỗi khi xem hát như... ai vậy.

Và tiếp đây tôi xin nói về lệ thưởng đánh trống chầu, quăng quạt giấy. Hát bội thời xưa có thông lệ thưởng bằng cách đánh trống chầu, và người cầm chầu thường là viên chức trong BanHội Tề của làng xã, được coi như đại diện khán giả buổi hát đó. Lớp tuồng nào hát hay, diễn đúng là đánh trống, có nhiều khi trống được đánh liên tục, khiến cho diễn viên lên tinh thần, lại càng hát hay hơn.

Về phía khán giả thưởng tiền cho đào kép đang hát bằng cách kẹp tiền vào chiếc quạt giấy liệng lên sân khấu. Diễn viên khi hết lớp tuồng thì lượm tiền, cám ơn xong mới đi vô. Vào thời xa xưa ấy đâu có điện thì làm gì có quạt máy, thành ra quạt giấy rất cần thiết và trước rạp hát nào cũng có bán nhiều quạt giấy. Những năm hát bội còn thịnh hành thì đào kép đêm hát ngày tập tuồng, dù rằng họ thuộc lòng từng chữ từng câu, từ điệu bộ cho đến đối thoại họ rành như ăn cơm bữa vậy. Thế mà họ lại siêng tập tuồng, họ tập những lớp diễn mà thường hay được thưởng trống chầu và cây quạt giấy kẹp tiền liệng lên sân khấu. Đây là hai hình thức khen thưởng thực tế về tinh thần lẫn vật chất đã có từ lâu đời mà các đào kép hát bội rất hoan nghinh.

Ông Bầu Cung
Thời thập niên 1940, dài cho đến những năm đầu của thập niên 1950 gánh hát bội Tấn Thành Ban, một trong những đoàn danh tiếng thời bấy giờ do ông Huyện Trần Khiêm Cung làm bầu gánh (Ông Bầu Cung là một trong những người đứng ra xin giấy phép thành lập Hội Nghệ Sĩ Ai Hữu và là hội trưởng đầu tiên năm 1948). Vào thời ấy hằng năm cứ sau Tết Nguyên Đán từ Tháng Hai Âm Lịch trở đi là gánh hát bội của ông Bầu Cung liên tục bán giàn, được mời đi hát cúng Kỳ Yên ở các đình làng quanh tỉnh Gia Định, và đôi khi cũng đi hát ở Biên Hòa, Thủ Dầu Một, hoặc quê hương của ông ở Cần Đước, Long An. Khi hết lễ cúng Kỳ Yên rồi thì gánh Bầu Cung đi hát quanh quẩn vùng Chợ Lớn, Tân Định, Bà Chiểu... và thường hay về nằm ở tại đình Cầu Muối ở đường Cô Giang. Tuy khán giả không đông đảo như hát ở đình làng, nhưng đêm nào cũng có số khán giả muavé, nếu không lời thì cũng đủ sở hụi chi phí trả lương đào kép, công nhân.
Theo lời ông bầu gánh Trần Khiêm Cung thì lớp tuồng thường hay được vị cầm chầu đánh trống khen tặng, cũng như quạt giấy được quăng lên nhiều nhứt là lớp Khương Linh Tá và Đỗng Kim Lân trong tuồng San Hậu. Trong tuồng có lớp linh hồn Khương Linh Tá đưa Đỗng Kim Lân qua núi. Kim Lân và Linh Tá phò trợ Hoàng Tử TềBang đi lánh nạn. Bọn xoán ngôi là anh em Tạ Ôn Đình, Lôi Nhược đuổi theo tìm bắt. Khương Linh Tá chặn đường giặc, Kim Lân ôm hoàng tử thoát thân.

Lớp diễn mà khán giả hồi hộp, tán thưởng nhiều nhứt, cũng như trống chầu đánh liên tục, quạt giấy quăng lên sân khấu không ngớt là lúc Tạ Ôn Đình chém Khương Linh Tá rụng đầu, nhưng khi chúng nhìn thấy Linh Tá mò mẫm tìm kiếm chiếc đầu rơi chụp gắn vào cổ, chúng sợ quá lui binh không dám đuổi theo Đổng Kim Lân. Hồn nghĩa sĩ Khương Linh Tá thương bạn Kim Lân, bèn hóa thành ngọn đèn hồng, đưa đường Kim Lân và hoàng tử qua núi trước khi trời rạng sáng. Đây là một trong những nét đặc trưng của sân khấu hát bội, đã đem lại sức suy tưởng phong phú đầy thú vị cho khán giả.

Và đây cũng câu chuyện quạt giấy được quăng lên sân khấu.

Khoảng đầu thập niên 1970 đoàn hát bội của ông bầu Ba Luông hát tại Lăng Ông Thủy Tướng, thuộc xã Thắng Nhì(Vũng Tàu), và do hát cúng không bán vé, bà con đi coi đông đảo. Đêm ấy đoàn trình diễn vở tuồng “Triệu Hường Lan Đả Hổ”, có lớp bà mẹ chồng cùng nàng dâu đi xin ăn, sau đó bà mẹ chồng chết dọc đường bỏ lại nàng dâu bơ vơ.

Trong vai mẹ chồng do đào mụ là bà Tám Ngàn thủ diễn, bà hát mấy câu Nam, bi ai thảm thiết làm khán giả xúc động, họ ném tiền lên ào ạt thưởng cho bà. Thế nhưng, bà Tám Ngàn chưa kịp lấy tiền, mới vừa hát dứt câu Nam chót, thì bà trợn mắt rồi... nín thở luôn.

Cô đào đóng vai nàng dâu kinh hoàng kêu thét lên:

- Mẹ! Mẹ chết... thiệt sao mẹ?

Khán giả đâu có biết tưởng lớp tuồng là như vậy, hay quá, nên cứ tiếp tục quăng quạt lên thưởng, cho tới khi cô đào la lên bài hãi:

- Ông bầu ơi, bà Tám chết rồi nè! Mọi người giựt mình trở về thực tại, bàng hoàng trước cái chết thật của một nữ nghệ sĩ già, lẽ ra chỉ làm bộ chết mà thôi.

Ban Vân Hạc

Và giờ đây tôi xin nói về hát bội Ban Vân Hạc của đài phát thanh Sài Gòn thời kỳ trước 1975. Từ trước năm 1940 trong chương trình phát thanh tiếng Việt của đài phát thanh Sài Gòn (thời Pháp) đã có những xuất hát của “Ban Nghệ Thuật Hát Bội Sài Gòn” với các nữ nghệ sĩ Huỳnh Hoa, Ba Út, Sáu Hương, và các nam nghệ sĩ Hữu Thoại, Tám Mẹo, Ba Đính.

Đó là những xuất hát không định kỳ, mỗi tháng có đôi ba lần do nhạc sĩ Sáu Vững phụ trách. Do ảnh hưởng cuộc Thế Chiến Thứ Hai, các cuộc cui chơi giải trí bị đình chỉ suốt thời gian dài. Đến năm 1948 đài phát thanh Sài Gòn mới phục hồi lại chương trình hát bội. Ban Vân Hạc của nhạc sĩ Sáu Vững chính thức thành lập với những tay nghề từ gánh Bầu Thắng, là gánh hát bội đóng trụ hát thường trực ở Đình Cầu Quan, ở gần bờ tường rào nhà ga xe lửa.

Theo yêu cầu của đài phát thanh, trình diễn phải có kịch bản đưa trước rồi mới được hát, chứ đào kép không được cương. Vấn đề khó khăn trước mắt là lúc bấy giờ dễ gì kiếm cho ra những vở tuồng có kịch bản văn học hoàn chỉnh, đầy đủ các vai từ chánh đếnphụ. Cũng may, kép Thành Tôn từ tỉnh lên Sài Gòn, vốn là người có ăn học lại có óc cầu tiến, từng sao chép được nhiều tuồng xưa, lại thêm thông hiểu cấu trúc hành văn, đã nghiễm nhiên trở thành soạn giả thường trựccủa Ban Vân Hạc.

Vấn đề khó khăn thứ hai là thu nhận đào kép, bởi diễn viên thời đó rất nhiều người có tài, hát hay diễn giỏi, ngặt nỗi hiếm ai đọc được chữ Quốc ngữ. Chọn mãi rồi cũng phải có, do sáu đào kép bắt đầu học quốc ngữ, và sáu người này trở thành nòng cốt của Ban Vân Hạc suốt thời gian dài, đó là các nghệ sĩ: Ba Út, Hai Nhỏ, Ba Sáng, Chín Luông, Hữu Thoại, Thành Tôn là những diễn viên tài giỏi, năng động, yêu nghề có duyên với sân khấu nên dễ dàng thành công khi diễn trên đài phát thanh.

Cái hay của Ban Vân Hạc là tại phòng thu thanh của đài, các nghệ sĩ chỉ hát trước máy theo tiếng nhạc của đờn, trống, kèn... tức là ngồi một chỗchứ đâu có ra bộ tịch, đi đứng múa may như trên sân khấu, cũng không co áo mão, cờ quạt gì hết. Vậy mà thính giả nghe Radio họ vẫn hình dung được nhân vật ấy ở sân khấu với trang phụcvà đang làm gì, có nghĩa là họ vẫn hiểu được câu chuyện, xúc động với từng sự kiện, dù chỉ nghe thôi.

Chương trình hát bội Ban Vân Hạc có đều hàngtuần trên đài phát thanh Sài Gòn, có lúc mỗi tuần có đến 2, 3 suất hát đài vẫn không ế. Về tuồng tích hầu hết được viết theo truyện Tàu: Thuyết Đường, Tiết Đinh San chinh Tây, Phàn Lê Huê, La Thông tảo Bắc, Phản Đường, Tam Quốc, Chung Vô Diệm, Tiền Tống, Hậu Tống...
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.107 giây.