logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 02/07/2014 lúc 08:19:44(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
"Tôi không thể giải thích được về nỗi khó khăn, khổ ải của cuộc đời. Tuy nhiên tôi là một con người mạnh mẽ" Bhakti Mainaly (Ảnh: ABC) (Credit: ABC) .

Khả năng phục hồi và lạc quan là những yếu tố cần thiết để sống còn trong suốt 19 năm tại một trại tị nạn và đây cũng là những điều quan trọng đối với Bhakti khi cô cần sử dụng nó để thích nghi với cuộc sống mới tại Úc.

"Khi lần đầu tiên đến Úc, tôi nghĩ rằng đây là một thế giới khác. Tôi chưa bao giờ thấy những thứ như máy rút tiền tự động, ATM, và các trung tâm mua sắm đẹp đẽ. Trong siêu thị có tất cả mọi thứ đồ. Chúng tôi không phải đi bộ xa cả dặm để mua đồ. Mọi thứ đều rất vệ sinh. Sạch sẽ. Mọi người đều thân thiện và tốt bụng. Tôi nhận ra rằng trước đây chúng tôi đã từng sống trong địa ngục".

Chúng tôi lần đầu gặp Bhakti Mainaly vào năm 2012 khi cô cùng chồng định cư tại Darwin để khởi đầu một cuộc sống mới. Từng phải đối mặt với nghịch cảnh từ khi còn nhỏ, nay cô đã sẵn sàng để bắt đầu một cuộc sống ổn định tại Úc – tuy nhiên những thách thức vẫn còn đầy dẫy và đang chờ đợi cô.

"Tôi lên chín tuổi khi gia đình tôi chạy trốn khỏi Bhutan. Khi rời nhà, chúng tôi không biết mình sẽ đi đâu, chỉ biết là chúng tôi phải tự cứu lấy mình. Chúng tôi sống hai tuần lễ trong rừng ở Ấn Độ, sống trong một nhà làm bằng thùng giấy các tông. Sau đó chúng tôi lên một xe tải lớn để đến một trại tị nạn ở Nepal".

Cha mẹ của Bhakti miễn cưỡng cho chín người con của họ theo học tại một trường trong trại tị nạn vì lúc đó bệnh tật đang hoành hành. Tuy nhiên Bhakti vẫn quyết tâm đi học và cô vẫn lẻn tới trường. Cô cho biết: “Gọi là trường chứ nó không có địa điểm hoặc trường sở cụ thể. Nhiều em tụ tập dưới gốc cây và giáo viên sẽ đến".
UserPostedImage
Bhakti và một số người trong gia đình ở Nepal (Ảnh do người được phỏng vấn cung cấp)

"Vì không có đủ giấy nên chúng tôi tái sử dụng nó. Khi trên mặt giấy đã viết đầy chữ thì chúng tôi bỏ nó vào một thùng đựng đầy nước rồi để qua đêm. Ngày hôm sau chúng tôi phơi nó dưới nắng và sau đó chúng tôi có thể tiếp tục sử dụng những tờ giấy đó”.

Bhakti đã học xong đại học và trở thành giáo viên dạy toán ở bậc trung học. Mặc dù đã từng học tiếng Anh khi còn đi học nhưng khi đến Úc Bhakti thấy tiếng Anh của mình vẫn không đủ. Cô cho biết: “Tôi đã phải học tiếng Anh trong vài tháng và tôi thấy tiếng Anh của tôi vẫn chưa giỏi đủ để học lên cao, do đó tôi quyết định theo một khóa học để có được giấy chứng nhận làm việc chăm sóc trẻ em”.

"Lúc đầu tôi thấy làm việc thật là khó khăn. Tôi làm một đầu bếp tại một trung tâm chăm sóc trẻ em và tôi phải thay đổi thực đơn mỗi tuần. Tôi không biết tên các loại thực phẩm và đây là cả một sự thách thức. Tôi cũng phải đi mua sắm để nấu nướng cho khoảng 60 trẻ em và hàng chục người lớn”.

Bhakti được sự hỗ trợ của cộng đồng nhập cư ở Darwin. Cô đã làm thông dịch viên để giúp đỡ những người đang phải đối mặt với những thách thức tương tự.

"Tôi nghĩ rằng phục vụ cộng đồng là phục vụ một người nào đó và Chúa sẽ giúp tôi. Khi làm việc trong cộng đồng tôi có thể nghe biết các kinh nghiệm, các vấn đề, những nỗi đau khổ, và tôi có thể liên hệ chúng với cuộc sống của tôi. Nếu tôi không nghe chuyện của họ, thì tôi vẫn nghĩ rằng tôi là người duy nhất có vấn đề. Việc làm việc giúp củng cố bản thân tôi”.

Bằng cấp sư phạm của Bhakti không được công nhận tại Úc, tuy nhiên cô tìm được việc làm trong một trường tiểu học trong vai trò một nhân viên hỗ trợ trẻ em. Khi ngân sách dành cho công việc này bị cắt giảm, Bhakti kiếm được việc chăm sóc cho người khuyết tật và người già.

"Tôi thấy rằng mỗi người trên thế giới này đều có những kỳ vọng khác nhau, và phải mất một chút thời gian để nhận ra được những điều này. Tôi đã làm việc với một phụ nữ lớn tuổi. Trong văn hóa của chúng tôi, chúng tôi tôn trọng những người lớn tuổi và không dám làm phiền họ. Tuy nhiên người phụ nữ này nghĩ rằng tôi là người thô lỗ”.

"Một khi chúng tôi hiểu về văn hóa của nhau, chúng tôi hiểu biết nhau tốt hơn. Bây giờ tôi tự tin hơn khi giao tiếp với những người khác" .

Sự tự tin là điều Bhakti đã phải vật vả tìm kiếm kể từ ngày đến Úc. Hồi gần đây hai vợ chồng cô đã di chuyển tới một thị trấn trong vùng nông thôn tại tiểu bang Victoria để được gần gũi hơn với gia đình chồng. Bhakti đã mang thai, không khỏe và không thể làm việc.

"Rất nhiều điều đã thay đổi trong vài năm qua, đồng thời rất nhiều thách thức đã xảy ra. Trước đây tôi đã có được sự tự tin; nhưng nay tôi nghĩ tôi mất đi một số. Tôi đang lo lắng cho bản thân mình, cho sức khỏe của tôi, con tôi và tương lai của tôi.
UserPostedImage
Bhakti cùng chồng và con trai mới sinh (Ảnh do người được phỏng vấn cung cấp)

"Đối với tôi điều khó khăn nhất là tôi nhớ gia đình tôi. Cha mẹ tôi đã đi Mỹ và thực khó mà đưa cha mẹ tôi trở lại đây hoặc đi thăm cha mẹ. Có những quy định rất nghiêm ngặt. Tôi thực sự nhớ cha mẹ tôi và bây giờ tôi có cháu bé".

Con trai Bhakti được sinh ra sớm 9 tuần và cô tốn rất nhiều thời gian để đi lại từ nhà tới bệnh viện. “Cháu gặp khó khăn khi cho ăn. Tôi làm quen với một vài người ở đây. Tôi chưa thực sự sẵn sàng đi làm lại. Tôi rất bận rộn với bản thân mình và với con tôi. Chăm sóc cháu còn bận rộn hơn là làm một công việc toàn thời gian" .

Đây là một thời gian đầy thay đổi đối với Bhakti, tuy nhiên cô vẫn có thái độ và suy nghĩ tích cực: “Sống trong môi trường này là điều tốt đẹp. Ở đây an toàn, bảo đảm và không ai phải sợ hãi”.

“Tôi có một căn nhà đẹp. Nhà mới xây 10 năm. Nó có ba phòng và một ngôi vườn xinh đẹp. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi sở hữu một căn nhà. Đó là một thành tựu tốt”.

“Tôi thực sự chưa có nhiều thời gian để tận hưởng nó, tuy nhiên một khi tôi và con tôi rời bệnh viện về nhà, tôi sẽ tận hưởng cuộc sống mới trong ngôi nhà này”.

"Tôi không thể giải thích cuộc đời khó khăn, khổ ải ra làm sao. Tuy nhiên tôi là một con người mạnh mẽ. Tôi không biết tương lai sẽ ra sao, nhưng tôi muốn có thêm con. Đó là giấc mơ của tôi".
Theo ABC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.