logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 02/07/2014 lúc 07:11:52(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhiều việc động trời xảy ra khiến lãnh đạo phải bẽ mặt trước bàng quan thiên hạ. Dò tận tường chẳng qua cũng chỉ vì không để ý coi kỹ, chẳng dè cô thư ký, cậu văn thư, đánh máy cẩu thả mà gây nên chuyện.
Đầu tiên là vài việc trong ngành giáo dục vốn lúc nào cũng lắm điều tiếng. Từ chuyện dạy thêm, thi đậu trăm phần trăm, chạy điểm, mua bằng… phát sinh vô số hậu quả gây rối rắm.

Thế nên mới có đề án đổi mới chương trình sau năm 2015. Nhiều việc phải thực thi cùng với sự đổi mới này. Từ biên soạn chương trình, sách giáo khoa, đào tạo giáo viên, nhân viên quản lý, xây dựng cơ sở, thiết bị cho nhà trường…
Sau một thời gian ngưng “cải cách giáo dục” thì nay việc đổi mới lại đưa ra. “Thợ may ăn vải, thợ vẽ ăn hồ”. Nếu không cải cách, đổi mới thì lấy đâu ra cái mà xơi. Có rất nhiều phản bác về nhiều điểm bất cập của dự án. Nhưng phản bác đầy kinh ngạc chính dự án “khủng” này được dự trù ngốn khoảng hơn ba mươi bốn ngàn tỉ đồng (khoảng 1,6 tỉ Mỹ kim).

Theo một nhà giáo lâu năm -Phó giáo sư- thì riêng tiền biên soạn bộ sách giáo khoa chỉ tốn ba phần ngàn kinh phí dự trù. Vậy số còn lại đi đâu. Có rất nhiều lý do để chia chác số tiền ấy. Chi cho việc tập huấn giáo viên, thẩm định bộ sách, dạy thí điểm, xây dựng cơ sở vật chất… chăng?

Mọi người đều gào nền giáo dục từ chương, nặng nề, thiên về khoa cử quan trường chẳng kém thời quân chủ. Vì thế việc cải cách giáo dục là tối cần thiết. Thế nhưng qua mấy lần cải cách, xem chừng ai nấy chẳng còn hy vọng bao nhiêu. Vả lại đề tài cũ mèm không hấp dẫn “đổi mới sách giáo khoa” mà cần tới bạc tỉ đô trong lúc nước nhà đang “dầu sôi lửa bỏng”, kinh tế èo uột thì thật khó thông tai. Dẫu sao, cơ quan cứ giải trình chi tiết xem sao?
Cuối cùng thì con số khủng được giải thích tóm gọn rất đơn giản. Đó là ông Thứ thay mặt ông Chánh đi họp. Khi được chất vấn dự án hết bao nhiêu thì ông Vụ ngồi ở hàng ghế sau tuồn lên cho ông Thứ tờ giấy ghi rõ ràng 34 ngàn tỉ. Thấy sao đọc lên y vậy chứ lúc đó đâu có kịp nghĩ ra con số vô lý đến thế.

Ông Chánh ra mặt giải thích đỡ cho cấp dưới là tại, vì… anh em họp mấy cuộc họp thường thường hoài, chẳng mấy khi dự phiên họp cấp quốc gia trang trọng quá nên bị… khớp! Chắc là về đến sở phen này nhiều người te tua. Con số 34 ngàn tỉ làm thiên hạ khiếp vía quy trách nhiệm về ai đây: ông Chánh, ông Thứ, ông Vụ, hay bà Hành Chánh, chị đánh máy?

Thường một văn bản phát hành phải qua nhiều giai đoạn: từ người văn thư làm nhiệm vụ đánh máy qua trưởng phòng Hành chánh xét lỗi chính tả, câu cú, trình bày…, đưa đến phòng nghiệp vụ xem xét nội dung trước sau có đúng yêu cầu, có hợp chính sách… Sếp phó, sếp trưởng duyệt cuối cùng rồi mới ký tên, đóng dấu.
Truy nguyên ra, tìm thấy ngay tội phạm duy nhất chính xác là cậu văn thư, tức thư ký, đánh máy sai. Chứ còn lỗi ai vào đây nữa. Chẳng biết cậu này bị xử như thế nào: kiểm điểm, không xét thi đua, phần thi đua này quan trọng lắm vì nó chi phối việc lãnh thưởng thường kỳ hay thậm chí, bị chuyển công tác xuống vị trí thấp.

Nếu không phải tại người đánh máy thì nhất quyết do in ấn chứ thất thiết không thể lỗi của quan được.
Một công văn của bộ Xây dựng từng quy định cấm dân chúng xây nhà nhại theo kiến trúc cổ điển Pháp- châu Âu. Điều này làm thiên hạ nổi lên thắc mắc tại sao chỉ cấm kiểu châu Âu. Có cấm luôn mái chóp củ hành kiểu Nga hay các kiến trúc kiểu Mỹ, kiểu Phi… không. Kiến trúc châu Âu theo phong cách Đức, Bắc Âu… cũng bị chừa ra? Mỗi Pháp bị nêu đích danh khiến mọi người ngờ đây là sự gợi nhắc đến mối thù thực dân ăn sâu. Trong khi các kiến trúc miền Nam nhiều thay đổi rõ rệt qua từng thời kỳ thì đa số người miền Bắc vẫn chuộng kiến trúc Pháp cũ. Nền văn hóa qua kiến trúc ấy tới giờ tuy đã cũ, xem chừng vẫn còn e ngại gây ảnh hưởng mạnh mẽ (!)

Vậy nên cấm luôn kiến trúc Tàu và Nhật chăng?
Thiên hạ còn đang ngơ ngác chẳng hiểu ra sao thì lập tức có văn bản trên báo chí trả lời là chẳng qua trong quá trình in ấn có sự sai sót, chứ không hề có cái vụ cấm đoán lạ lùng này.

Ngành Giáo dục lại vô cùng tai tiếng khi mới đây, hai ngàn quyển “Vở luyện tập tiếng Viết lớp 1” với nội dung đơn giản, ít trang lại sai đầy những lỗi chính tả không đáng như: dỗ (giỗ) Tổ, cây lêu (nêu)… phải thu hồi lại. Tác giả là Vụ phó vụ Giáo dục Tiểu học (thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo) từng giảng dạy ở Đại học Sư phạm, lại là một biên tập viên kỳ cựu, nhiều kinh nghiệm của nhà xuất bản. Lần này không cần bắt ai chịu lỗi thay vì tác giả đã nghỉ hưu và đang đi tỉnh khác có việc riêng, không gặp mặt được để nghe giải thích đầu đuôi! Coi như sự việc chìm xuồng và tác giả thoát thân an toàn.

Giám đốc cho biết Nhà xuất bản chỉ cấp giấy phép và thu phí xuất bản. Còn in ấn phát hành ra sao tự tác giả làm gì thì làm. Nói vắn tắt, đây chỉ là một vụ mua bán giấy phép xuất bản, là một sự việc thông thường trong ngành. Nhà xuất bản không chịu trách nhiệm là đúng rồi!

Còn nữa, trong festival truyện tranh tại thư viện Hà nội trưng bày sáu trang của một cuốn truyện tranh. Dĩ nhiên truyện tranh thì phần chữ không bao nhiêu, thế mà tràn lan tới bốn mươi lăm lỗi chính tả. Đại khái: Hắn hét lên như thể chút cơn giận vào chính mình, mặt đắt trở nên ngày càng mênh mông dưới những bước trân hắn… Trẻ em đọc những tác phẩm thảm họa này sẽ nghĩ thế nào?

Nhà xuất bản khẳng định ngay đây là lỗi của tác giả, một người đã có bằng đại học. Việc sửa lỗi như thế nào tùy thuộc vào thiện chí của tác giả. Tức là nếu tác giả không chịu sửa thì chịu thôi. Lỗi của nhà xuất bản là đã không chú thích bên cạnh đây chỉ là bản thảo. Một bản thảo không hoàn thiện, đã qua kiểm duyệt mà vẫn lọt vào triển lãm bởi các tác phẩm chỉ “duyệt tránh những nội dung nhạy cảm về chính trị”, còn câu cú, lỗi chính tả thì không quan trọng.

Hoặc hình quân Trung quốc xuất hiện làm nền trên tấm panô chào mừng ngày thành lập Quân đội, ông Tiến sĩ Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch biện bạch: Cái đó là do sơ suất của nhân viên. Nhưng “sơ suất” ấy cũng đã tiêu tốn một mớ cho những tấm panô vội vàng tháo gỡ đi.

Hồi năm ngoái, ở tỉnh Vĩnh Long có một vụ tham nhũng ở sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với một số bị cáo là giám đốc và kế toán trưởng, chuyên viên… của sở. Ông Giám đốc bị quy vào tội thiếu trách nhiệm để nhân viên dưới quyền thông đồng với nhà thầu nhận hối lộ nhiều tỉ đồng. Ông Giám đốc tự nhận chỉ vì thiếu chuyên môn sâu nên khi thuộc cấp đưa hợp đồng, hồ sơ quyết toán để duyệt thì ông chỉ hỏi qua loa: “Đọc kỹ chưa? Đọc kỹ rồi thì tôi ký à”. Vị trí của ông là ký chứ không phải đọc. Mấy chuyện đó có nhân viên lo chứ giám đốc mỗi ngày phải kiểm từng câu, từng chữ bao nhiêu báo cáo thì chết mất!

Vì vậy, không lạ khi xảy ra đổ bể, hầu hết người đứng đầu đều biện minh là chỉ ký mà không hề đọc nội dung. Tội của giám đốc chỉ là quá tin tưởng nhân viên chứ hoàn toàn không hề tham nhũng hối lộ. Chỉ vì lỗi đặt lòng tin vào thuộc cấp mà lãnh án nặng thì quả vô lý!

Mặc dù sếp lớn, sếp nhỏ, nói chung những người có chức quyền đều hưởng bậc lương cao, phụ cấp trách nhiệm cũng cao, thêm bao ưu đãi chung quanh nhưng tới khi đụng chuyện xảy ra sai sót gì thì luôn luôn kiếm chỗ đổ thừa.
Chịu trách nhiệm té ra là anh phụ tá, cô thư ký đánh máy… là những người lãnh lương chết đói không có quyền hành, không phụ cấp.

Bệnh viện Mắt ở Hà Nội bị tố cáo tráo thủy tinh thể, dịch nhầy, chất lượng ca mổ, và “rút ruột” bảo hiểm y tế. Bao nhiêu bệnh nhân chỉ dùng 1 phần 3 lọ dịch nhầy nhưng bị tính tiền nhiều hơn. Tiền thu gọn mà bệnh nhân không hề biết chi cho những khoản nào. Sở Y tế thừa nhận 703 trường hợp bệnh nhân bị tráo dùng sản phẩm rẻ, trong khi con số bị đánh tráo là ba ngàn ca theo như người tố cáo.

Cuối cùng, sau cuộc họp báo dài hai tiếng đồng hồ thì kết luận đưa ra là “Cái sai nằm ở bộ phận tài chính” vì đã không công khai bản chi tiết các khoản thu cho bệnh nhân hay. Nếu ghi rõ thì đâu vỡ lở ra người dân bị móc túi bấy nay. Thế nhưng tại sao bộ phận tài chính không công khai các khoản thu và bộ phận này gồm những ai thì không thấy đề cập tới. Tức đây cũng chỉ là lỗi hành chánh, mà lỗi hành chánh thì nghe quá nhỏ nhặt, chẳng có gì đáng nói tiếp cả!
Một chiếc xe hơi mất thắng đâm vào ba chiếc xe hơi đang dừng đèn đỏ và hai xe máy khác, tiếp tục tông hai biển giao thông, một cây me, lao vào thêm hai xe hơi khác đang dừng đèn đỏ ở ngã tư kế tiếp mới chịu ngừng. Tài xế bỏ xe đó, chuồn thẳng. Bốn ngày sau mới té ra đó là ông Phó Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch. Ông lộ mặt giải thích trên truyền thông rằng do xe nổ lốp khiến lạc tay lái trong khi cảnh sát nhận định đụng xe trước mới gây ra nổ lốp sau.

Thêm nữa, đo hơi thở có mùi cồn, ông giải thích có hơi men vì “nhấp môi” trong bữa cơm trưa tiếp khách tại ủy ban. Ý là tại ủy ban, cơ quan nhà nước, chứ không là quán nhậu, và khách được tiếp tại ủy ban tất nhiên chức sắc cao cấp chứ chẳng phải tay vừa. Việc ông đụng xe hoàn toàn có thể được châm chước vì nguyên nhân thi hành công vụ. Tuy nhiên nếu chuyện đổ thừa này có thực thì lại lòi ra vào buổi trưa thứ bảy, lại có buổi nhậu nhẹt diễn ra tưng bừng tại trụ sở một ủy ban…

Chủ tịch Quốc hội cho biết 312 trên số 1500 văn bản được coi là sai sót khá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lợi ích của người dân và doanh nghiệp.
Không biết trong 312 văn bản đó thì có bao nhiêu thuộc lỗi của anh văn thư, chị đánh máy?

Saigon cô nương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.