logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 07/07/2014 lúc 10:49:47(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đã rất nhiểu năm, tôi không thích cái câu “lỗi tại tôi”. Nhưng từ khi nghe một người bạn lý giải một cách có lý thì tôi đổi ý! Đơn giản, ông bạn tôi giải thích: Nếu tôi với anh có tranh cãi lớn tiếng với nhau, chứ tranh cãi thường thì đâu có gì để nói, nhưng sau đó – hạ hỏa – anh nghĩ là lỗi tại anh thì anh không truy cứu nữa. Tôi cũng thế! Nhưng – chẳng may, anh không cho là tại anh mà anh nghĩ là lỗi tại tôi thì anh sẽ suy nghĩ thêm để tìm ra chứng cứ buộc tội tôi là có lỗi. Và tôi cũng thế!

Chỉ có người thứ ba mới thấy chuyện không có gì mà tôi với anh thành ra không nhìn mặt nhau. Tại sao chúng ta không bắt tay hòa giải và cùng xin lỗi nhau về sự nóng nảy của mình…

Chắc chắn sự giải thích bình dân của người bạn tôi không thuyết phục được nhiều người. Nhưng với tôi hiểu được một vấn đề rất đơn giản. Lúc rảnh rỗi, một mình, tôi có nghĩ sâu thêm một chút; thì cũng chỉ ở mức nhường nhịn bạn bè một chút chẳng có gì xấu hổ, không ai chết; thậm chí tích lũy lâu ngày thành thói quen không hơn-thua từ chuyện lớn tới chuyện nhỏ – càng tốt; vì hơn-thua đã nhiều thì được gì?
Nhưng có những đoản văn tôi viết như: “Cảm ơn và xin lỗi”; “Một hôm đi quán”… Có thể nói đó là những trang báo mà tôi nhận được nhiều phản hồi từ độc giả. Một số độc giả tán thành, khuyến khích tôi viết thêm nhiều bài để xây dựng cộng đồng; nhắc nhở đồng hương về văn minh hội nhập… này nọ. Nhưng số độc giải ấy vẫn ít hơn độc giả cho tôi là thầy đời, cảm ơn!

Cũng chỉ là hai từ “cảm ơn” nhưng nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào! Nhưng tôi nhớ mãi một phê bình của một độc giả, cho là tôi coi thường đồng hương (người Việt hải ngoại) đâu có rừng rú dữ vậy! Không lẽ thua cả văn minh xã hội chủ nghĩa trong nước…
Thì đây, xin trích dẫn một đoạn văn của một người bạn khác vừa gửi cho tôi qua email – để thấy cái văn hóa xhcn trong nước bây giờ ra sao?

“… Đất nước Việt Nam hôm nay, đi tới đâu, nơi chốn nào, thành phố hay thôn quê đều thấy hai chữ văn hóa, nhìn thấy nhiều hai chữ “văn hóa”, cảm thấy rằng hai chữ ấy đã bị lạm dụng một cách quá đáng.
Ở thành phố, khi chạy xe ngoài đường nhìn đâu đâu cũng thấy: Nhà Văn Hóa Thiếu Nhi, Nhà Văn Hóa Thanh Niên, Khu Dân Cư Văn Hóa… Ngoài thành phố thì có Thị Trấn Văn Hóa. Còn Gia Đình Văn Hóa thì đâu đâu cũng nghe nhắc tới.
Thử nhìn lại, văn hóa ấy nằm ở đâu?

Ở những ngã ba, ngã tư đều có đèn giao thông. Nhưng khi có đèn xanh xe chạy đã đành, mà đèn đỏ đã bật lên, thiên hạ cũng chạy, lại càng chạy thật nhanh. Trong cái luồng xe kia, tôi muốn dừng đèn đỏ cũng khó, tôi bị cuốn vào đó.
Tôi không hiểu tại sao trong một năm thì lại có những tháng gọi là “an toàn giao thông”. Còn những tháng kia thì cứ chạy ẩu. Những chiếc xe lớn không bao giờ nhường cho xe nhỏ. Thậm chí khi mình bật xi nhan và kỹ nữa là giơ tay xin đường thì các xe đằng sau vẫn chạy lao tới và còn bóp kèn inh ỏi không cho mình qua đường. Có khi mình chạy đúng mà họ chạy ẩu thì mình vẫn cứ bị chưởi (chửi) như thường.

Tôi là người mà từ nhỏ đến lớn sanh ra và lớn lên tại Việt Nam, nhưng tôi lại rất sợ giao thông ở đây. Lẽ ra thành phần sinh viên, học sinh phải gương mẫu, nhưng cứ mỗi lần tan trường là họ chạy xe hàng ba hàng tư. Có gây trở ngại cho ai họ cũng mặc kệ, ‘vô tư’.
Và có một lần trong khuôn viên trường, xe tải ra vô nhiều vì đang xây cất, xe tôi đang chạy thì một chiếc xe tải trờ tới, một chiếc honda bỗng chen giữa xe tôi và xe tải. Tôi phải thắng lại, xém té xuống con mương bên đường. Nếu không thắng lại, hoặc là honda sẽ té vào xe tải hoặc té vào xe của tôi. Tôi nhìn biết đó là sinh viên, và chiếc xe đó vô bãi giữ xe của khoa tôi. Vậy là tôi đón em sinh viên đó ngay cổng khoa và nói chuyện, cuối cùng em xin lỗi tôi, khi đó tôi vẫn còn run vì sợ.

Còn bây giờ đến vấn đề xả rác.
Sinh viên ở lại trường buổi trưa, ăn cơm xong, dù có thùng rác, nhưng họ vẫn vứt bao nylon, hộp giấy… đầy dưới những gốc cây bàng cây liễu trong sân trường. Ngồi đâu vứt đó cho tiện.
Nơi cơ sở giáo dục của bậc đại học mà ý thức của những vị trí thức tương lai còn như vậy. Huống chi người dân ngoài xã hội. Bước vào quán ăn thì dưới chân bàn, giấy vệ sinh trắng xóa, la liệt. Có giỏ rác dưới chân bàn, nhưng khách vẫn cứ liệng xuống chỗ họ đang ngồi ăn một cách bình thường.

Ngoài công viên ở bến Ninh Kiều, rác cũng đầy ra sau mỗi buổi sáng các người độ tuổi về hưu tụ tập để tập thể dục dưỡng sinh. Họ mua đồ ăn sáng, rồi tùy tiện vứt rác. Chiều chiều người ta đi chơi thì rác tiếp tục được xả tự nhiên dù ở nơi đó đều có thùng rác.

Tôi vẫn còn các tấm hình bến Ninh Kiều ngày xưa, cảnh đẹp thơ mộng. Ninh Kiều bây giờ dơ bẩn và xô bồ.
Trên xe khách thì sao? Không khác gì trong quán ăn hay công viên, xe đỗ bến thì lơ xe phải dọn quét các thứ rác do ăn quà hàng mua dọc đường.
Người ngồi phía sau xe honda chạy ngoài đường, ăn uống và cũng vứt giấy, lon thoải mái xuống lòng đường.
Theo cách suy nghĩ của tôi ở Việt Nam bây giờ đâu đâu cũng là những cái không tốt, không đẹp của con người tràn lan nhiều quá.
Cái xã hội mà tôi đang sống đây, đi đâu cũng thấy đầy rẫy cái xấu. Có người đã than thở rằng cái xấu này đã trở nên bình thường, quen thuộc trong xã hội Việt Nam chúng ta. – Kim Diệu”

Ngày tôi còn ở trong nước, tôi chỉ biết tính ưu việt của xhcn là “Ngân hàng nhà nước”, mà “Tòa án nhân dân” – đầy tớ giữ tiền còn chủ thì giữ tù (vì nhân dân làm chủ). Không ngờ văn hóa Việt Nam bây giờ đã đi xa hơn tôi tưởng tượng về quê nhà. Đọc câu văn, “Trong cái luồng xe kia, tôi muốn dừng đèn đỏ cũng khó, tôi bị cuốn vào đó”. Một câu văn không thiếu tính chân thành của người viết, nghệ thuật giản đơn, rõ nghĩa… không có gì văn chương, bóng bẩy. Nhưng lại xúc tích đến người đọc không chỉ hiểu những con chữ nói lên việc gì, mà hiểu cả một xã hội không cho phép ai làm người lương thiện nữa! “Tôi muốn dừng đèn đỏ cũng khó”. Trong khi vượt đèn đỏ – trên khắp thế giới đều là phạm luật. Và đau đớn cho người còn biết đến thế nào là lẽ phải, cần phải tôn trọng luật lệ trong một xã hội thì lại bất lực để “tôi bị cuốn vào đó”. Cái bất lực của sự nhỏ nhoi – của một phận người: công dân xhcn là thế đó!

Đọc xong đoạn văn của tác giả Kim Diệu. Tôi đi tìm lại mình trên Google để đọc lại hai đoản văn “Cảm ơn & Xin lỗi”, “Một hôm đi quán”… Với một người viết báo hằng tuần thì làm sao nhớ hết những bài báo đã viết! Chỉ là hai bài báo có nhiều đóng góp ý kiến (cả khen lẫn chê) của độc giả nên tôi nhớ được.
Lỗi tại tôi. Không biết nhìn một chiều; chỉ nhìn vào những điểm son; những mặt tốt của đồng hương thì không bị chê trách: vạch áo cho người xem lưng! Nhưng nghĩ lại thì hầu như người Việt hải ngoại nào cũng biết ít nhất là vài câu tiếng Anh để sống bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Nhưng có mấy người ngoại quốc biết tiếng Việt, và khả năng một người ngoại quốc biết đọc tiếng Việt đã đọc “Cảm ơn & Xin lỗi” hay “Một hôm đi quán” càng khó…
Dù sao cũng lỗi tại tôi là ưa nhìn vấn đề từ bề trái, góc khuất, để thấy những gì không nên nhìn; và càng không nên nói ra.
Phan

*Cảm ơn & Xin lỗi…
“Tôi đứng mê mẩn xem cái tivi 3D trong chợ Costco. Tôi nghĩ đến đủ thứ trong đầu mình vì quá bơ vơ, vì tôi thấy đôi vợ chồng người Mỹ, họ cũng lướt qua một lượt những tivi, dừng lại, rồi đi tiếp… cuối cùng họ trở lại cái tivi ưng ý nhất, trao đổi với nhau vài câu… người chồng đi lấy cái xe và người vợ lấy kính lão trong bóp ra, bà ta chăm chú đọc những thông tin kỹ thuật về cái tivi mà vợ chồng họ đã chọn.

Khi người chồng trở lại với cái xe, hai người cùng nhau khiêng cái tivi còn trong thùng lên xe, người vợ nói: Cảm ơn ông xã – thank you honey, bà hôn nhanh lên môi chồng một nụ, anh chàng Mỹ cỡ tuổi tôi, chừng sáu bó, cười nụ cười ngạo nghễ của cao bồi Texas (ông mặc quần jeans, áo sơ mi ca-rô, đi giày ống cao, bộ râu quai nón rất cao bồi của ông làm tôi mê mẩn nhìn…)

Tôi trôi bềnh bồng trong cơn mơ… bà cụ sinh ra mấy đứa con tôi – đặt lên môi tôi một nụ hôn nhanh và một tiếng cảm ơn êm ái đó. Nhưng tôi chỉ biết chê trách những bữa ăn không ngon miệng; chưa từng cảm ơn vợ một bữa ăn ngon nào, nên việc mua sắm tiện nghi cho gia đình là trách nhiệm của tôi và nấu ăn là trách nhiệm của vợ. Trong khi những người có trách nhiệm thì phải có sai lầm trong công việc, nên vợ tôi chỉ bị chê hôm nay nấu ăn không ngon; tôi cũng bị chê khi mua phải hàng Trung quốc… Nếu chúng tôi hiểu được điều đó để cảm ơn nhau một tiếng thì trách nhiệm với gia đình, con cái có lẽ nhẹ nhàng hơn. Nếu chúng tôi có hành động nhỏ nhưng biểu hiện lớn một sự đồng tình với đồng minh như bà Mỹ kia thì tôi không quá bơ vơ khi nhìn vợ chồng người ta hôn nhau…

Tôi là người Việt nên ưa suy nghĩ vu vơ, rồi chẳng đi đến đâu cả vì đã sáu bó rồi nhưng chưa từng hôn vợ chỗ đông người. Vợ chồng, tình nhân người Việt như chỉ hạp nhau chỗ thưa người như ai đó đã nói: Người Việt ngược với người Mỹ là hôn nhau trong góc xó, phóng uế nơi công cộng… Tôi chợt hiểu ra vì sao người Việt – thỉnh thoảng lại gặp một đồng hương đang đứng xem hàng hóa gì đó trong chợ, rồi chợt cười một mình như người tâm thần; như tôi đang… ưa nhớ, hay nghĩ, nhưng chẳng làm gì với mớ tư duy thiếu can đảm để biến thành hiện thực.
Tôi chợt nhận ra cô bé con đứng cạnh tôi bao giờ không biết! Ngước mắt nhìn tôi như chế giễu tôi. Tôi định quát nó: Đi chỗ khác! Cũng may là chưa quát tháo con người ta khi tôi nhận biết ra lý do cô bé đứng gần tôi quá và vì sao cô ngước mắt nhìn tôi? Chỉ vì tôi mê mẩn xem cái tivi tôi ưng; mê hồn với nụ hôn đồng tình của ông bà Mỹ, mê nghĩ những điều không đâu… không biết mình đang giẫm lên sợi dây kéo món đồ chơi của cô bé. Tôi vội rút chân; cô bé nói “Cảm ơn–Thank you”, rồi dông mất.

Chuyện không có gì quan trọng trong chợ đông, nhưng làm tôi xấu hổ khi nhìn thấy ánh mắt của cha mẹ cô bé đang đợi con ‘mắc kẹt’ vì một người đã vô tình giẫm lên dây kéo món đồ chơi của cô bé. Sự hổ thẹn là họ kiên nhẫn đợi đứa con; và khinh bỉ hết cỡ là tôi không nói (không nói kịp câu xin lỗi -sorry). Có thể tôi ngụy biện cho hành vi chậm trễ nói câu xin lỗi vì suy nghĩ kỹ lại thì thật là mình quá ít nói câu xin lỗi nên không nhanh miệng. Chưa có người Mỹ nào đi ngang qua mặt tôi lúc tôi đang xem hàng hóa trong chợ mà họ không nói câu: Sorry hoặc Excuse me, và họ thường đi qua mặt tôi với câu Thank you – nghe nhẹ nhõm như không có sự làm phiền nào cả…
Tôi hết ham tivi 3D, tự ái của người Việt trong tôi rất dễ bốc đồng nhưng không hay tìm hiểu nguyên do, tôi bỏ ra về một cách chán nản như hồi mới tới Mỹ: tiếng Anh không biết, nghề ngỗng không có… chẳng biết làm gì để sống với tuyết đá ngập đường. Lúc ấy tôi nghĩ: giá có người mướn thì mình cũng không làm được việc gì với bất đồng ngôn ngữ và thời tiết kinh khủng như thế này! Nhưng mọi chuyện đã qua –với tiếng cảm ơn; lời xin lỗi của người Mỹ. Mấy mươi năm nhìn lại đời người tỵ nạn, có quá nhiều người Mỹ không bằng tôi: nhà, xe trả hết, con cái thành đạt; trương mục nhà băng đủ dùng tới cuối đời… Nhưng tôi vẫn thua người Mỹ hai tiếng: cảm ơn và xin lỗi”.

* Một hôm đi quán
“…Thông thường ai cũng thấy bức chân dung của mình là đẹp nhất; câu nói của mình là hay nhất; suy nghĩ của mình là đúng nhất… nếu không, người ta không khoe ai tấm ảnh mới nhất; nói câu vừa nghĩ ra; thực hiện ý nghĩ vừa quyết định… Nhưng tôi lọt hố quá sâu! Hôm đó, tôi đi ăn với mấy người bạn. Bàn bên cạnh là một gia đình ồn ào không tưởng tượng nổi… ba đứa bé dưới 10 tuổi liên tục cãi nhau oang oang và quậy phá tưng bừng trong lúc đợi nhà hàng dọn thức ăn ra. Điều nổi bật nhất mà tôi nhớ hoài là tiếng người mẹ rầy la chúng còn lớn hơn tiếng bọn trẻ, “ngồi yên coi!”; “má đánh bây giờ!”; “con quỷ này… trả lại cho em!”; “thằng mắc dịch này… ở nhà không khóc cho đã nư mày đi. Hễ đi đâu là khóc… như ông nội mày chết!”

… Xoảng. Một cái muỗng bằng sứ rớt xuống đất. Người mẹ phát vào mông thằng con trai lớn. Nó với em trai út khóc la tưng bừng. Con bé giữa hai anh em trai – đánh đổ ly nước đá lạnh lớn ra bàn. Nước chảy lênh láng dưới đất…
Ba nó (chửi thề): “Cái đám chó đẻ này, dẫn đi đâu, mất mặt tới đó”.

Mẹ bọn trẻ (lườm, nguýt…): “Không có chó đực thì chó cái sao đẻ được!”
Cả nhà hàng cùng bực mình vì sự ồn ào của gia đình này; sự bực tức nhanh chóng chuyển qua cười. Nhất là bàn của tôi; cười hô hố, cười thoải mái mỗi khi bên kia có người hét lên. Bao ánh mắt dồn vào gánh xiếc lưu động hơn là một gia đình. Chỉ thấy một đôi vợ chồng người Mỹ trong góc nhà hàng lặng lẽ ra đi; những ánh mắt đồng hương nhìn theo đôi vợ chồng Mỹ, rồi buông ánh mắt trách cứ gia đình nọ… về phía vách tường; những người phục vụ ở nhà hàng thì thở dài… vô vách tường trong khi tay thì dọn dẹp…
Chúng tôi ngồi đợi thức ăn nên rảnh rang bàn tán, một người nói: “Cái gia đình này không tốn tiền mua máy nhạc, tivi…” (Cả bàn tôi cười ồ lên với ý nghĩ khôi hài của một người bạn). Người bạn khác lại hỏi: “Ai có số điện thoại của Trung tâm Vân Sơn, cho tôi xin…” Cả bàn chúng tôi lại cười ồ lên… Một người bạn khác nữa, tiếp hơi vô trận cười sảng khoái… “Bà này không đọc báo, bây giờ người ta thụ tinh nhân tạo dễ như ăn cơm, không có chó đực thì chó cái vẫn sanh đôi, sanh tư, sáu, tám, mười… được như thường”.

Tiếng cười bên bàn tôi chỉ lắng xuống khi tiếng muỗng nĩa khua vang, thức ăn đã được dọn ra đầy bàn… Bàn của gia đình nọ càng ồn khi thức ăn được mang tới, vì 3 đứa trẻ đòi đủ thứ cho mình. Người cha không can thiệp gì hơn là chăm chú giải quyết tô bún gì đó của ông, rất lớn. Người mẹ vô phương với 3 con quỷ nhỏ; tiếng khóc la và nạt nộ lên tới cao điểm; kết thúc bằng một tiếng đá ghế – của người đàn ông ngồi bàn xa xa… Ông ấy nóng giận vứt mấy tờ hai chục xuống bàn – trong khi 2 tô gì đó của hai ông bà không quá hai chục. Hai ông bà người Việt đi ra khỏi nhà hàng – trong ngỡ ngàng của đồng hương còn lại. Tôi tính trong bụng là toàn thể nhân viên nhà hàng đang có mặt chỉ là những người làm công; chứ nếu có chủ nhà hàng ở đây thì vị chủ đã can thiệp.

Ồ, thằng bé lớn đã yên phận một góc bàn với dĩa cơm sườn thật bự; nhưng nó bỗng khóc thét lên vì tự phục vụ cho mình một muỗng ớt xay đỏ ối, bàn bên tôi lại cười ồ lên – thương xót, tội nghiệp thằng nhỏ mập ù.
Có hai ông bà già nọ đang ăn, nhưng họ ngưng đũa. Bà sang bàn gia đình nọ để giúp người mẹ vô phương kia – ổn định trật tự cho 2 đứa nhỏ khóc la vì mẹ nó đang cấp cứu thằng lớn ăn ớt xay. Ông già, lượn qua bàn tôi trước khi đến giúp vợ một tay. Ông đi qua rồi, nhưng lời ông còn rớt lại trên bàn chúng tôi: “Có gì vui mà các anh cười nghiêng ngả thế!”

Ông đến xin lỗi và xin phép người cha của bọn trẻ để được giúp chúng ăn cho xong. Chắc khác với cơm nhà nên trẻ con quậy dữ vì thấy món nào cũng hấp dẫn. Người cha bọn trẻ hét lên cho chúng trật tự lại được một giây; những đứa trẻ vô phương lại làm phiền mẹ chúng… Hình như ông bà già bỏ dở bữa ăn để giúp họ nhưng không trọn vẹn nên mất hứng ăn tiếp, ông vô trả tiền rồi bảo vợ, về.

Giá chúng tôi ra về trước ông một bước thì không nhức nhối với lời trách nhẹ nhàng của ông mà sao cứ ở mãi trong lòng, ông nói: “Hai vợ chồng người Mỹ nọ bất mãn các anh cười to quá trong nhà hàng mà họ bỏ về; chứ không phải đám trẻ này đâu! Trẻ con nào không ồn”.

Thì ra, ai cũng thấy bức chân dung của mình là đẹp nhất; câu nói của mình là hay nhất; suy nghĩ của mình là đúng nhất… nếu không, người ta không khoe ai tấm ảnh mới nhất; nói câu vừa nghĩ ra; thực hiện ý nghĩ vừa quyết định… Người ta thấy hết mọi tấm lưng. Trừ lưng mình”.
Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.124 giây.