logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 09/07/2014 lúc 10:56:48(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Theo vừa phép “luân lý giáo khoa thư” lẫn phép... “vệ sinh thường thức,” tôi phải thành thật xin lỗi quí độc giả trước, sau đó mới có thể “tự nhiên như ở chùa” mà đặt tên cho bài. Bởi nguyên nhân là đời đang đẹp như một phụ nữ hồi xuân mà lại đề cập đến “phân.” Hơn nữa, World Cup đang tiến vào vòng thư hùng tứ kết với bầu không khí “tưng bừng hoa lá,” đã không “hồ hởi phấn khởi” với khán giả toàn cầu hâm mộ túc cầu thì thôi, ai lại nhắc đến thứ “mùi... nặng ký” ấy. Vô phép!

Nhưng, mạn phép thưa ngay rằng, tôi chẳng dám “vô tư như người... Hà Lội” mà cứ “phát ngôn tưới hạt sen,” tuy nhiên thú thật tôi cũng đã rất đắn đo, cân nhắc cẩn trọng rồi mới chọn chủ đề trên đây, vì nhận thấy không những cần thiết mà còn hợp thời. Sở dĩ tôi xác quyết vậy là bởi nay là lúc thích hợp, đầu mùa hè, thời điểm mà không ít quí độc giả sẽ đi du lịch ở tận bán cầu khác hay sẽ “ngao du sơn thủy” mà thông thường điểm chọn là các đô thị ánh sáng hoặc rừng núi xanh tươi hay bãi biển trong lành. Dĩ nhiên những nơi này không ai chê dở ẹc, trái lại đều công nhận hấp dẫn khiến chuyến đi nếu không “bổ bề dọc” thì cũng “phì bề ngang,” nhiều khi nở nang cả tứ phía. Tuy vậy, một nơi khác hết sức bổ ích, lành mạnh về cả phần xác lẫn phần hồn, lại ít hao “địa” nhưng lại thường hiếm được nhiều người nghĩ đến, nếu không muốn nói vẫn bị thiên hạ chê, đó là các vùng thôn quê, những nơi có nhiều nông trại; tại đây không khí lúc nào cũng thoang thoảng mùi... phân. Vâng, xin quí bạn đọc, chớ vội... nhăn mặt mà hối hận không kịp. Tôi mạn phép “bật mí” ngay kẻo có độc giả kinh khiếp quá mà không chịu đọc tiếp, ắt vô tình bị mất một “dịp may hiếm có.” Vâng, nông trại chống lại bệnh xuyễn và dị ứng. Hơn nữa, các bà bầu được khuyên về nông thôn, gặp mùi gì thì cứ bạo gan bạo phổi hít mùi ấy để hệ thống miễn nhiễm của đứa con gia tăng tốc lực, nghĩa là mạnh hơn.


Nông trại chống lại chứng xuyễn và dị ứng


Chẳng cần cắt nghĩa dài dòng văn tự hay thuyết minh trên giời dưới biển, hẳn ai cũng biết nông trại là đồng ruộng, nơi cấy cầy trồng trọt hay nơi nuôi gia súc hoặc là cả hai nghề này. Thời báo khoa học “Journal of Allergy and Clinical Immunology” vừa đăng tải kết quả nóng hổi của một công trình nghiên cứu lâu dài, theo đó “lớn lên ở một nông trại, giữa ngựa, heo (lợn), bò, dê và trừu... mà đối với nhiều người, nghe ra có vẻ “quê một cục” hay quá “bình dân học vụ,” nhưng nay chính y khoa lại cam đoan ngược lại, chẳng những nói chung “an toàn trên xa lộ” mà còn bảo đảm là “nguy cơ phát triển chứng xuyễn (asthma) và dị ứng (allergy) thật sự rất thấp,” nếu tránh không muốn nói là “xuống dốc không phanh.”

Nếu quí độc giả nào còn “cứng lòng không tin” thì tôi mạn phép lai rai tường thuật về công trình nghiên cứu này để gọi là “nói có sách mách có chứng.” Nhà khảo cứu Sigsgaard cùng các đồng nghiệp của ông đã “theo dõi” liên tục ba năm liền 2,000 sinh viên thuộc trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc ở Đan Mạch, từ năm 1993.

Giáo sư kiêm chuyên gia Sigsgaard giải thích thế này, “Chúng tôi đã có thể nhận xét là có một số yếu tố tác động và làm gia tăng nguy cơ cho chứng xuyễn, chẳng hạn xông khói hoặc làm việc ở chuồng heo hay bò. Thế nhưng cũng có những dữ kiện rất hay là chúng tôi đã chứng nghiệm nơi mà các đứa trẻ sinh trưởng thì lại có thể nhận thấy rằng nguy cơ kể trên lại giảm xuống hơn phân nửa nơi những đứa trẻ vốn sinh trưởng ở một môi trường đồng quê giữa các loài gia súc.”

Mạn phép mở một dấu ngoặc ở đây: Tên nước Đan Mạch là do phiên âm từ tiếng địa phương Denmark. Theo đó “Den” là một loại/mạo từ xác định (article) giống “le, la” của tiếng Pháp, “the” của Anh văn. “Mark” có nghĩa là “cánh đồng.” Chẳng thể mà so với hai nước-anh-em Na Uy (Norway) và Thụy Điển (Sweden) thì Đan Mạch là một bình nguyên, do đó phát triển mạnh về nông nghiệp, trong khi Na Uy gồm toàn núi, rừng và hải đảo nên không ngừng “thừa thắng xông lên” về ngư nghiệp, hàng hải và đặc biệt phong phú về dầu hỏa và khí đốt; Thụy Điển dung hòa các đặc điểm kể trên của hai nước đàn em, thành ra mạnh về kỹ nghệ và thương mại. Bởi những khác biệt về địa lý ấy, người ta đã chẳng ngạc nhiên khi thấy Na Uy trong các Olympic Mùa Đông bao giờ cũng “ẵm” quá nhiều huy chương (nhờ băng tuyết bao phủ gần như quanh năm khắp diện tích đất nước), trong khi Thụy Điển chỉ nhận được một vài “giải an ủi,” còn Đan Mạch thường không dự thi các trò chơi tuyết (bởi tuyết chưa kịp hạ cánh xuống đất đã tan trên không trung).

Vẫn theo lời chuyên gia Sigsgaard, cũng vì nguyên nhân những đứa trẻ ở đồng quê hứng nhận nhiều vi sinh vật (micro organism) từ môi trường nông trang từ lúc còn “bú tí mẹ” nên “những vi sinh vật ấy kích thích sự phòng vệ miễn nhiễm bẩm sinh; điều mang lại một sự cân bằng tốt đẹp hơn trong hệ thống miên nhiễm suốt đời.”
Công cuộc nghiên cứu của nhóm chuyên gia dưới sự điều hành của Giáo Sư Sigsgaard đã được phối hợp với các cuộc nghiên trước cũ, cho biết trẻ em sinh truởng ở thành thị vốn nghiêng nhiều hơn theo sự phát triển của chứng dị ứng. Chuyên gia Sigsgaard bầy tỏ rằng ông hy vọng các kết quả do công trình nghiên cứu của ông và đồng nghiệp trong tương lai sẽ có thể mang lại sự quan trọng cho tất cả những bệnh nhân vốn đau khổ về bệnh xuyễn và dị ứng.

Nói xa, nói gần chẳng qua nói thật: Thỉnh thoảng hãy chở con cái về các nông trang, nộng trại để chúng được hít thở không khí đồng ruộng và làm quen với các “mùi” hữu ích phát xuất từ gia súc. Hy vọng từ nay, phụ huynh bớt la mắng con cái bằng cách ví von “bẩn như heo” hay “ngu như bò” hoặc “hôi như trừu.”..


Hỡi các bà bầu, hãy về nông trại mà... ngao du!


Ngày 6-7-2014, tới lượt nữ nghiên cứu gia Thụy Điển Anna-Carin Lundell thuộc trường đại học Goteborg lên tiếng hô hào, “Quí bà bầu ơi, nên thực hiện các chuyến ngao du về một nông trại để hệ thống miễn nhiễm của em bé thêm tốc lực.”

Giáo Sư Anna-Carin cũng đã “theo dõi” 65 trẻ sơ sinh khỏe mạnh trong suốt 3 năm. Tất cả em bé này đều sinh trưởng ở thôn quê và trong số này phân nửa em sống ở nông trại với các con bò và việc sản xuất sữa. Theo trang mạng forskning.no, kết quả cho thấy những “babies” chào đời ở một nông trại có các gia súc thì chỉ có một phần mười (1/10) nguy cơ phát triển về chứng dị ứng mà thôi so với các trẻ khác sinh ra đời ở thôn quê.
Đối với dân thành phố thuần túy thì tin tức trên đây được “đánh giá” là vĩ đại, trong khi “sự cố” này trong thực tế xét ra chỉ là “chuyện nhỏ,” bởi vì các nhà nghiên cứu đã tranh cãi trên 15 năm nay rồi. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu Thụy Điển nay đã tiến xa hơn khi họ tìm ra câu giải đáp cho câu hỏi “tại sao vậy.” Thưa, lần đầu tiên kết quả cho biết là những đứa trẻ bị chứng dị ứng thường có sô tế bào-B chưa trưởng thành cao hơn nơi một trẻ sơ sinh khỏe mạnh.


Tế bào-B kết nối với sự phát triển của chứng dị ứng!


Nhiều người đã và vẫn “bé cái lầm” khi chê bai “nhà quê nhà mùa” hoặc rùng mình khi chợt “khám phá” ra mùi gia súc. Hãy nghe nữ Giáo Sư Karin C. Lodrup Carlsen của viện Đại Học Oslo (UiO), ở Na Uy, hiện điều hành công cuộc nghiên cứu chứng bệnh xuyễn và dị ứng nơi trẻ con và những người trẻ, tường thuật rằng nhiều cuộc nghiên cứu khác nữa đã chứng minh là có lợi khi sinh truởng ở nông trại với các chuồng bò, chuồng lợn hầu được bảo vệ chống lại chứng dị ứng. Bà giải thích bổ túc, “Ở một nông trại, người ta hứng chịu nhiều thứ vi khuẩn, vi trùng và những vi sinh vật khác. Chúng ta đã biết là những người sống gần gũi với nơi nhốt gia súc, chẳng hạn nhóm Amish (theo Thiên Chúa Giáo truyền thống, hiện sống đông nhất ở các tiểu bang Hoa Kỳ: Pennsylvania, Delaware, Ohio và Indiana), thường ít bị xuyễn và dị ứng hơn những sắc dân khác.”


Gia súc và sữa không khử trùng?


Trình bày như trên, không có nghĩa là các nhà nghiên cứu hô hào “rước vi khuẩn từ súc vật cho đột nhập hẳn vào cơ thể con người” để được “lãnh đủ” những vi sinh vật, nhưng theo ý các chuyên gia, “các bà bầu và phụ huynh của trẻ sơ sinh nên thỉnh thỏang về chơi nơi đồng quê và các nông trang, nông trại. Tuy vậy, vấn đề này vẫn chưa ngã ngũ đâu, các nghiên cứu gia Na Uy thuộc UiO cho biết vào mùa Thu sắp tới đây, họ sẽ hợp tác với các đồng nghiệp quốc tế để thực hiện một công trình nghiên cứu vĩ đại khác nữa hầu hy vọng tìm ra được các câu trả lời thích đáng.

Còn việc uống sữa không được “pasteurized” (khử trùng) thì sao? Năm 2011, các chuyên gia đã nghiên cứu nhiều trẻ em ở Áo, Đức và Thụy Sĩ vốn thường uống sữa không khử trùng và sinh trưởng ở nông trại. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy sữa này đã mang lại một sự bảo vệ mạnh mẽ chống dị ứng. Thế nhưng nhiều quốc gia ở Âu Châu vẫn nghiêm cấm uống loại sự không khử trùng hay “sữa sống sít” (raw milk) điển hình như luật pháp Na Uy đã cấm từ năm 1951.

Cũng may, các cuộc tranh luận hầu hết đã đưa tới kết quả: Cấm! Vậy quí vị độc giả nghe “sự cố” trên đây cho biết thôi nhé, xin miễn bắt con mình làm... thí nghiệm. Nếu cần thì nhân luật cấm uống “sữa sống sít,” có lẽ “phe ta” nên tranh cãi về “tiết sống sít” (raw blood) của gia súc, tức tiết canh vậy!
Hoài Mỹ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.