logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 24/11/2012 lúc 11:10:06(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
''Tình yêu Liên Xô'': Triển lãm về trí thức Pháp – Nga thế kỷ XX
UserPostedImage
DR
Dưới cái tên ngộ nghĩnh « Những nụ hôn ngọt ngào của Liên Xô », giống như tên một bộ phim về điệp viên 007, Le Figaro giới thiệu về cuộc triển lãm « Intelligentsia. Quan hệ Pháp - Nga, những tài liệu của thế kỷ XX chưa từng được công bố ». Triển lãm tại trường Mỹ thuật Paris, từ ngày 28/11/2012 đến 11/01/2013, trưng bày nhiều tư liệu mới về ảnh hưởng của chế độ Staline với các trí thức Pháp, say mê lý tưởng cộng sản.
Triển lãm « Intelligentsia… », do Học viện Pháp và bộ phận lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp tổ chức, sự kiện cuối cùng của Năm Văn học Pháp-Nga 2012, đưa đến cho công chúng nhiều tư liệu quý về những trao đổi phong phú giữa Nga và Pháp trong thế kỷ trước. Bên cạnh những điều công chúng đã biết rõ, như việc nhà thơ nổi tiếng Louis Aragon sáng tác ca ngợi GPU (cơ quan mật vụ Xô Viết - tiền thân của KGB), hay việc Staline chi phối các hiệp hội nhà văn chống phát xít, triển lãm công bố nhiều tài liệu về những trao đổi rất đa dạng về chính trị và văn hóa giữa Paris và Matxcơva. Khoảng 300 hiện vật quý, từ các kho lưu trữ của Liên bang Nga và nhiều kho tư liệu quý của Pháp, sẽ ra mắt công chúng.

Người xem có thể ngạc nhiên với những tư liệu cho thấy thái độ gần gũi của chính phủ Pháp với chế độ cộng sản Xô Viết đầu những năm 1970, vào thời điểm mà tại Pháp, đang bùng lên cuộc tranh luận dữ dội xung quanh hiện tượng nhà ly khai Nga Soljenitsyne. Trong triển lãm này, công chúng có thể xem tận mắt các thư từ, tranh vẽ, bản thảo của các nhà văn, nhà nghệ sĩ Nga và Pháp nổi tiếng, như Pastenak, Picasso, Léger, Nina Berbekova, Kesel, Malraux, Nabokov…

Người xem có dịp bất ngờ với lời giễu cợt của nhà báo Albert Londres (1884-1932) trước « Sa hoàng đỏ đệ nhất », tức Staline, hay thư tố cáo của André Marty (1886 – 1956), một lãnh đạo đảng Cộng sản Pháp, chống lại nhà văn ly khai đảng Paul Nizan (1905-1940), rút từ văn khố của trung ương đảng Cộng sản Pháp…

Nhân dịp triển lãm này, Le Figaro có bài phỏng vấn bà Lorraine de Maux, tiến sĩ sử học, người đồng phụ trách triển lãm. Chuyên gia về lịch sử trí thức, chính trị và văn hóa Nga, cho biết : « Kể từ năm 1917, nhiều thế hệ trí thức Pháp đã sống, làm việc và thậm chí cả nằm mơ dưới ảnh hưởng trực tiếp của chế độ Xô Viết ». Các tư liệu của RGASPI - kho lưu trữ về lịch sử chính trị-xã hội của Nhà nước Nga -, cho thấy chế độ cộng sản thời Liên Xô đã tìm được cách để quyến rũ và chi phối nhiều nhà văn và nhà báo Pháp.

Theo bà Lorraine de Maux, trong sự tỉnh ngộ của trí thức Pháp, hành động của nhà văn và nhà tranh đấu David Rousset (1912-1997), vốn là một người từng sống trong các trại tập trung của Đức, có ý nghĩa đặc biệt. Vào năm 1949, trên Le Figaro Littéraire, ông là người đầu tiên lên tiếng yêu cầu điều tra về « Goulag » - hệ thống trại tập trung của chế độ Staline. David Rousset cũng là người chống lại các cuộc chiến tranh thực dân tại Đông Dương và Algeria. Việc xuất bản cuốn « Quần đảo Goulag » của văn hào Nga Alexandre Soljenitsyne năm 1973 tạo nên một bước ngoặt nhận thức tại Pháp.

Le Figaro kết thúc với nhận định của chuyên gia về lịch sử trí thức, chính trị và văn hóa Nga Lorraine de Maux : « Tại Nga, giới trí thức đang gắng sức tìm hiểu lại lịch sử của mình. Sự mê hoặc một thời đã từng rất có hiệu quả, người ta (tức chế độ Xô Viết) đã thành công trong việc dàn dựng hình ảnh các trí thức Pháp ủng hộ (Liên Xô) và làm cho giới trí thức Nga tin tưởng vào điều này. Mới đây chính quyền Nga đã cho chúng tôi mượn lệnh trục xuất nhà văn Soljenitsyne, một tài liệu quý, mang tính biểu tượng rất mạnh ».

Source: RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.047 giây.