logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 14/07/2014 lúc 06:25:31(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi có vài người quen vượt biên sang Úc định cư mấy chục năm nay. Họ thuộc loại thành công, công ăn việc làm ổn

định, tính tình rộng rãi và vui vẻ. Họ chỉ có một vấn đề là: rất không ưa các du học sinh cũng như những người mới

từ Việt Nam sang. Chưa bao giờ tôi hỏi họ lý do tại sao có tâm lý ấy. Nhưng tôi đoán là, dưới mắt họ, những người

du học hoặc di dân mới ấy đều là con cháu tầng lớp cán bộ chuyên tham nhũng hoặc những người mới giàu xổi sau

này, chỉ biết vơ vét tiền bạc từ bất cứ nơi nào có thể rồi ăn chơi trác táng, không biết quan tâm đến đồng bào và đất

nước, dửng dưng trước sự đe dọa của Trung Quốc ở Biển Đông, v.v…

Ngược lại, tôi cũng gặp không ít các du học sinh và những người mới di dân sang Úc có cái nhìn khá thiếu thiện

cảm đối với lớp người tị nạn. Theo lời họ, phần lớn người tị nạn lớp trước thường có tâm lý bảo thủ, khư khư ôm

chặt quá khứ chiến tranh trong lòng, hay nói về chính trị, mà chủ yếu là chính trị theo kiểu đối kháng, không theo kịp

với những sự thay đổi chóng mặt ở Việt Nam, v.v…

Xin nhấn mạnh: Cả hai trường hợp trên, tôi nghe thấy khá nhiều, nhưng không phải là tất cả, thậm chí, cũng khó nói

được là số đông, bởi lý do đơn giản: chúng ta chưa có một cuộc điều tra hay thống kê nào cả. Ở đây, tôi chỉ bàn vấn

đề từ kinh nghiệm của một người có nhiều cơ hội tiếp xúc với cả hai nhóm tị nạn và du học cũng như di dân.

Loại trừ những thành kiến hay tâm lý nghi kỵ nhau về phương diện xã hội, trong lãnh vực chính trị, chúng ta cũng dễ

dàng phát hiện những khác biệt giữa hai nhóm. Rõ nhất là qua vụ biểu tình chống Trung Quốc mang giàn khoan

HD-981 vào thềm lục địa Việt Nam. Ở các thành phố lớn tại Úc, thường có hai cuộc biểu tình vào hai ngày khác

nhau: Một, của cộng đồng người tị nạn với cờ vàng ba sọc đỏ và một, của các sinh viên sang Úc du học, trong đó,

có không ít người đã học xong và ở lại làm việc tại Úc, với cờ đỏ sao vàng. Cả hai đều chống Trung Quốc. Nhưng

hai bên lại không thể nhập làm một chỉ vì lá cờ.

Tuy không thể biết chính xác mức độ khác biệt giữa hai nhóm tị nạn và di dân/du học ấy phổ biến đến độ nào

nhưng, chỉ bằng kinh nghiệm và quan sát, chúng ta cũng có thể biết được mấy điều: Một, nó có thật; hai, nó có ảnh

hưởng khá lớn trong sinh hoạt của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Ảnh hưởng ấy có thể nhận ra ở nhiều

phương diện. Về phương diện xã hội, cộng đồng thường chia thành các nhóm nhỏ, hiếm khi có được sự hòa đồng

và đoàn kết chặt chẽ. Về phương diện tâm lý, nó gây phân hóa, thậm chí, nghi kỵ giữa người Việt Nam với nhau. Về

phương diện chính trị, chắc chắn nó làm suy yếu, hơn nữa, có thể vô hiệu hóa những nỗ lực tranh đấu cho dân chủ

tại Việt Nam hoặc cho chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Đứng về phương diện nghiên cứu lưu vong học hay di dân học, thật ra, người ta không thấy có gì đáng ngạc nhiên

cả. Những sự phân hóa và chia rẽ như vậy hiện diện trong mọi cộng đồng xa xứ. Chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi.

Có điều, từ góc độ chuyên môn, chúng ta dễ thấy vấn đề một cách sáng rõ hơn, do đó, cũng tránh được những

cách nhìn mang định kiến vốn dễ làm trầm trọng hóa vấn đề.

Từ góc nhìn học thuật, chúng ta có thể chia cộng đồng lưu vong thành hai nhóm chính: nhóm lưu vong (diaspora) và

nhóm xuyên-quốc gia (transnationalism).

Hai khái niệm này, hiện nay khá phổ biến trong lãnh vực nghiên cứu về di dân hay sắc tộc, vừa có điểm giống vừa

có điểm khác nhau.

Giống: Cả hai đều sống ngoài quê hương, đều bị ám ảnh về gốc gác và quá khứ, đều băn khoăn về vấn đề bản sắc,

đều, với những mức độ nhiều ít khác nhau, bị kỳ thị và lạc lõng ở xứ người.

Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai khái niệm này cũng không nhỏ.

Khác, trước hết, ở lịch sử của từ: Trong khi lưu vong có gốc rễ tận thời cổ đại, với việc người Do Thái bị trục xuất

khỏi quê hương của chính họ, hoặc gần hơn, với hiện tượng người Phi châu bị bắt bán làm nô lệ ở châu Âu trong

mấy thế kỷ trước, từ xuyên quốc gia mới hơn, chỉ xuất hiện từ vài thập niên gần đây.

Khác, ở lý do tha hương: Với người lưu vong, lý do chính là vì chính trị, và phần khác, ít hơn, kinh tế; nhưng dù là vì

chính trị hay vì kinh tế, việc quyết định ra đi của họ bao giờ cũng được xem như một thảm kịch, gắn liền với chủ

nghĩa thực dân, chủ nghĩa cộng sản hoặc chiến tranh khốc liệt, trong khi đó, xuyên quốc gia được hình thành chủ

yếu từ lý do nghề nghiệp và kỹ thuật, gắn liền với xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển của nền kinh tế vĩ mô.

Khác, ở tính chất: Lưu vong bao giờ cũng nặng màu sắc chính trị, trong khi đó, tính chất chính trị ở những người

xuyên quốc gia, nếu có, cũng nhẹ nhàng hơn nhiều, không đủ trở thành một ám ảnh lớn, từ đó, định nghĩa bản sắc

của họ.

Khác, ở quan hệ, thứ nhất, quan hệ với quê gốc: trong khi, với những người lưu vong, quan hệ ấy ít nhiều cay đắng,

có khi thù hận; với những người xuyên quốc gia, quan hệ ấy hoặc bình thường hoặc ở mức có thể hòa giải được.

Thứ hai, quan hệ với quê gốc ấy ảnh hưởng đến quan hệ với quê mới: với người lưu vong, bị đè nặng bởi ký ức tập

thể, trong đó có khá nhiều ký ức đau đớn, người ta khó thoát khỏi quá khứ, và vì khó thoát khỏi quá khứ nên việc hội

nhập có nhiều trắc trở và trăn trở, trong khi đó, những người xuyên quốc gia, do tâm lý ít nhiều thanh thản, có thể về

lại quê cũ bất cứ lúc nào nên quan hệ với quê mới cũng ít bị day dứt hơn.

Nói một cách đơn giản hơn, trong khi những người tị nạn là lưu vong (dispora); những người sống ở hải ngoại với tư

cách du học sinh hoặc di dân vì lý do nghề nghiệp sau này là xuyên quốc gia (transnationalism).

Hiểu và chấp nhận những cái khác ở trên sẽ có nhiều cái lợi: Thứ nhất, chúng ta sẽ thông cảm những người có tâm

lý và cách nhìn vấn đề khác mình. Thứ hai, chúng ta sẽ không đòi hỏi nhau một cách quá đáng, thậm chí, phi lý để

vừa không vượt qua mâu thuẫn mà còn làm cho mâu thuẫn ngày càng trầm trọng thêm. Thứ ba, chúng ta sẽ trở nên

khoan dung hơn, và khi mọi người đều khoan dung, cộng đồng sẽ trở thành mạnh mẽ hơn.

Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.075 giây.