logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 14/07/2014 lúc 07:06:16(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hè miền Nam vào cuối mùa khô chuẩn bị mưa tới, là thời gian chính của phần lớn các loại trái cây. Khi trời đổ mưa xuống nhiều thì trái kém ngon vì dễ úng cuống, có sâu, thịt sẽ nhạt, bở…
Mùa này trái cây nhiều quá. Nào xoài, sầu riêng, mít, chôm chôm, bơ, vải, măng cụt, bòn bon, dâu da, thanh long, ổi… Trái cây bày sang trọng trong shop, nằm trên kệ trong siêu thị, trên sạp trong chợ, chất đống dưới đất… Trái cây bán lưu động trên xe tải nhỏ đậu đường rộng, trên xe ba gác dọc đường, trong chiếc sọt sau xe gắn máy, xe đạp hay gánh hàng rong…

Hè cũng là một trong hai mùa du lịch chính của năm vì học sinh và giáo viên được nghỉ dài ngày. Du lịch miền Tây về thì tay xách nách mang xoài cát, bưởi… Phía miền Đông thế nào cũng phải có quà bơ, thanh long, mít… Qua từng địa phương, trái cây rải rác bày bán đầy dọc trên đường thiên lý.

Miền Nam nắng nóng quanh năm nên gần đây, một số trái cây đã được trồng rải vụ và trồng trên nhiều nơi khác nhau như xoài, mít, sầu riêng, sabôchê, mãng cầu xiêm… Tuy nhiên số khác vẫn theo vụ, nhất là miền Bắc nơi có khí hậu nóng lạnh khá rõ.

Cây vải chỉ trồng được ở vài huyện ở Bắc Giang, Hưng Yên. Đây là loại quả có cơm dày, mùi thơm, vị ngọt ngào, lại có thể sấy khô, đóng hộp để lâu được. Chùm vải màu đỏ đẹp mắt, thích hợp làm quà biếu, chưng bàn thờ… Thảo nào ngày xưa chẳng phí công An Lộc Sơn phi ngựa ròng rã ngày đêm vượt đường xa vạn dặm để mang về, dâng lên người đẹp Dương Quý Phi.

Nhưng đây cũng là loại quả làm người nông dân đắng cay vì chăm sóc quanh năm nhưng mùa hái trái chỉ tập trung vào cao lắm một tháng. Làm sao để tiêu thụ 140 ngàn tấn vải chỉ trong thời gian quá ngắn.
Năm nào cũng vậy, hễ thời tiết thuận lợi, được mùa, người tiêu thụ hớn hở vì mua được giá rẻ thì ngược lại nông dân méo mặt vì tiêu thụ không kịp, thương lái ép giá, thậm chí chẳng thèm nhìn…
Vì quả vải thơm ngon, mùa vải lại ngắn nên trái cây cùng mùa với vải bị lép vế ngay. Nhất là chôm chôm, kế đó là xoài. Trái vải được mùa, sản lượng cao. Nơi tiêu thụ nhiều nhất là Trung quốc vốn chuộng lệ chi. Nhưng năm nay, anh hàng xóm “tàn độc, ngang ngược, hiếu chiến…” giở quẻ với cách mua bán phá hoại, xỏ lá. Tức là đúng vụ thu hoạch thì không mua hay mua nhỏ giọt, ép giá… Thật ra không phải chỉ quả vải và không phải chỉ vụ quả này mà trái cây buôn bán với Trung quốc đều bị một kịch bản giống nhau như bao cuộc mua bán nông sản khác.
Chẳng những thế, năm nay, vải trồng trên đất Trung quốc, được cho là to và đẹp hơn, lại bắt đầu đi ngược vào Việt Nam.

Tại Sàigòn, vải đầu mùa bán bảy chục ngàn đồng một ký. Qua ngày hôm sau hạ sáu chục ngàn, hôm sau nữa xuống bốn chục, rồi vải ngập chợ giữ giá hăm lăm, hai mươi ngàn suốt tháng vụ. Xoài, thanh long… khi vào chính vụ, ngoài đường trong chợ dồn ứ trái cây chất như núi. Thanh long từ 12000 đến 20000/kg nay chỉ còn 6000, khóm (thơm/dứa) thay vì mười ngàn đồng một thì nay mua được bốn, thậm chí năm trái. Vào giữa mùa, cách nhau hai tuần, trái cây có thể giảm tới nửa giá. Không phải chỉ những trái cây sản lượng nhiều mới dội chợ mà ngay cả những trái cây cao cấp, số lượng ít như măng cụt, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Vĩnh Kim… cũng giảm đến mười ngàn một ký ế ườn, bòn bon tuy rất ít nhưng vẫn không được chuộng vì ngoài chợ quá nhiều trái cây ngon lành giá rẻ. Thanh long ruột đỏ trước đây ba chục đến băm lăm ngàn một ký nay chỉ còn mười hai ngàn đồng. Nông sản cứ được mùa lại rớt giá nên dù mất mùa hay được mùa, đằng nào cũng khiến nông dân khóc ròng cả.

Đâu phải trái cây nào cũng mang sấy thủ công như vải được. Còn nhãn, chôm chôm, cam, dâu da… Muốn sấy khô, muốn chế tạo thành sirô, rượu trái cây… đều cần có nhà máy. Trái cây có mùa, chẳng lẽ hết mùa nhà máy đắp áo nằm ngủ sao. Thật ra Việt Nam cũng có mít, chuối, thơm… sấy khô rồi. Tuy đó là những cây cho quả quanh năm nhưng khi sấy số lượng tiêu thụ không bao nhiêu. Dân trong nước ăn đã chẳng thấy ngon, huống hồ càng èo uột trong xuất khẩu.
Trái cây muốn xuất khẩu sang các xứ Âu Mỹ… theo con đường chính ngạch phải vượt qua nhiều tiêu chuẩn khắt khe. Nào đẹp, trăm quả như một, nào sạch, không dư lượng hóa chất, nào đều đặn đúng thời kỳ…

Ôi, những chuyện ấy khó khăn quá sức tưởng tượng. Việc trồng trọt phó mặc nông dân trồng trọt theo kiểu truyền thống chịu nhiều rủi may từ thời tiết, sâu bệnh. Tới lúc thu hoạch, công ty xuất khẩu mới tà tà tới ngồi lựa từng trái theo đúng yêu cầu thì số lượng chẳng còn bao nhiêu. Lại thêm đâu biết bảo quản đúng cách nên hàng trả về là chuyện bình thường. Lúc được mùa, lúc mất mùa nên không cách nào cung ứng đúng thời gian đặt hàng. Nói chung, ăn may được chuyến hàng hay chuyến ấy và cuối cùng đương nhiên là mất hợp dồng, khách hàng một ra đi không trở lại.
Thành thử các thị trường to lớn nhưng khó nhằn ấy nhường cho các nước láng giềng tung hoành: Thái Lan, Nam Dương, Mã Lai… Việt Nam yên phận để nông dân tự vẫy vùng đến đâu hay đến đấy.

Thật ra cũng có Bộ Kế hoạch, có Bộ Nông nghiệp… đấy chứ nhưng xem chừng chẳng giúp nông dân được mấy.
Nông dân cá thể chạy theo thị trường phập phù. Có thời trái thanh long ruột trắng giống mới trình làng với vẻ ngoài thật đẹp. Khách khó mua vì giá cao, sản xuất bao nhiêu đều đóng thùng đi Đài Loan. Thế là nông dân đua nhau trồng, diện tích thanh long tăng vùn vụt. Chỉ trong thời gian ngắn, trái thanh long ê hề tụt xuống thành hàng xổ. Nông dân lại chuyển sang thanh long ruột đỏ. Được vài năm lạ mắt bày trang trọng trên sạp, nay đã tràn xuống tấm bạt dưới đất ít người ngó qua vì ruột mềm, hơi nhão, không chắc thịt như thanh long trắng.

Do làm ăn nhỏ, lẻ nên Việt Nam chỉ xuất khẩu bằng con đường tiểu ngạch. Thuế thất thu cùng lúc các doanh nghiệp trong nước bị hất cẳng đào thải. Trái cây thu hoạch tới đâu chất lên xe tới đó. Được xe nào thì xuất xe đó, được tấn nào đi tấn đó… Tại biên giới, không có những quy định ngặt nghèo như xuất khẩu sang Âu Mỹ. Nông sản thô: trái cây, cao su, gạo… chở đi. Chở về thì vô số: từ máy móc, nguyên liệu… cho đến cây kim sợi chỉ không kể xiết. Cũng như hàng hóa, các ngành xây dựng, điện lực, khai thác mỏ… đều cần tới Trung quốc do giá rẻ bất kể chất lượng thế nào.

Nông sản của ta “đau khổ” vì Trung quốc. Toàn buôn bán với nhau qua giao kèo miệng, nông dân ra sức đầu tư tới kỳ thu hoạch thì khách mất mặt, chẳng ma nào tới mua, đành ôm nợ vì có hợp đồng nào ký rõ ràng đâu. Hoặc Trung quốc thu mua với giá thật cao làm mồi nhử cho nông dân ào ạt trồng trọt rồi sau đó lặn mất tiêu. Trong đó phải kể đến một số “cò” Việt Nam nhúng tay vào tiếp sức. Tai nạn này xảy ra thường xuyên, cách buôn bán lặp đi lặp lại đâu có gì mới lạ, thế mà nông dân và thương lái Việt Nam vẫn mắc bẫy đều đều.

Cứ tới mùa, hàng ngàn xe tải chở dưa hấu, chuối, dứa… lại tắc tại cửa khẩu. Vì toàn trái cây tươi, nếu không ướp lạnh thì rất mau hỏng, mà ướp lạnh thì tăng giá thành, rắc rối quá nên bao lâu nay Việt Nam chỉ xuất thô. Khoảng mười ngày, khi hàng thối hỏng, thì xe quay ngược về bán tháo nhưng thường thì không kịp, đành đổ bỏ bên vệ đường hay cho dân địa phương hốt. Số ít hàng xuất khẩu được sang Thái Lan, Đài Loan cũng với dạng thô nên lời chẳng bao nhiêu.

Năm nay tình hình căng thẳng, trái cây nói riêng, nông sản Việt Nam nói chung khó sang Trung quốc. Mới đây Trung quốc lại tuyên bố đóng mấy cửa khẩu. Lúc này nhà nước mới lo cuống cuồng, mới nghĩ đến chuyện tiêu thụ trong nước, xuất khẩu sang các nước khác: Lào, Ấn Độ, Singapore, Nhật, Hàn, Trung Đông…, mới nghĩ đến cách bảo quản lâu dài, đông lạnh, đến ép lấy nước, đóng hộp, sấy khô…

Thật khổ. Từ lâu, nhiều doanh nghiệp cũng xót xa trước cảnh ăn xổi ở thì ấy. Muốn chế biến thì không có vốn. Có vốn mua nguyên liệu, xây nhà máy, sản xuất xong thì chẳng biết bán cho ai. Cả nông dân và doanh nghiệp Việt Nam đều bơ vơ, đơn độc chống chỏi trong một thị trường bấp bênh đầy khắc nghiệt.

Tâm địa của nước láng giềng tưởng đã phải dè chừng từ lâu rồi chứ nay, nông sản chín rục ngoài vườn ruộng, tới tấp thu hoạch mà mới lo xoay xở tìm thị trường thì biết chừng nào nông dân được nhờ. Thành thử ông chủ tịch tỉnh phát biểu: Đừng xuất khẩu, nguy hiểm lắm. Thôi thì cứ ráng tiêu thụ trong nước cho chắc. Ăn không hết, mà chắc chắn là không hết rồi, thì đổ bỏ vậy!

Xuất khẩu sang Trung quốc chiếm 95% sản lượng hàng. Và lượng hàng từ Trung quốc nhập khẩu về gấp đôi toàn hàng thiết yếu: khí đốt, phân bón, thuốc trừ sâu, vải vóc, sản phẩm điện tử và linh kiện…
Nước đã đến chân vẫn chưa nhảy vì chẳng biết nhảy thế nào, nhảy đi đâu. Trong lúc chờ nghĩ, rồi chờ họp, chờ bàn, rồi chờ thí nghiệm, chờ rút kinh nghiệm… chẳng biết khi nào mới giải quyết để cải thiện tình hình thì người dân đành sống chết mặc bay vậy.
Saigon Cô Nương

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.