logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 16/07/2014 lúc 06:32:52(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Núi Kỳ Lân
UserPostedImage
Điện thờ bà Quận Chúa
UserPostedImage
Chùa Cánh Diều
UserPostedImage
Núi Cánh Diều
UserPostedImage
Một góc núi Cánh Diều
Mười mấy năm trước, lần đầu đi tàu từ Nha Trang ra Bắc, trên tàu nhiều khách Tây, đến ga Ninh Bình, Tây xuống gần hết. Tôi ngạc nhiên, Ninh Bình có gì mà họ xuống cả đây. Cứ nhìn cảnh quan hai bên đường tàu, nhà ga, chẳng có gì hấp dẫn, quê mùa là đằng khác. Mãi mấy năm sau mới biết khách Tây thính mắt thính tai thật: Ninh Bình là nơi tích trữ cả một kho tàng di tích danh lam của Việt Nam có từ hàng nghìn năm trước. Sau đó tôi đã đến nhiều nơi như: động Tam Cốc, rừng Cúc Phương, nhà thờ Phát Diệm, động Hoa Lư, đền Trương Hán Siêu, núi Dục Thúy, chùa Non Nước, v.v. mà vẫn còn sót: Núi Kỳ Lân, núi Cánh Diều.

Sau khi tìm đền Xà, đền Chóa ở Bắc Ninh chạy xe vào đến Ninh Bình, trời đã chiều, tôi đi thăm núi Kỳ Lân ngay bên quốc lộ, cách trung tâm thành phố chừng 2km. Ngọn núi không cao không lớn, đứng một mình, gọi là núi nhưng không thấy đá mà toàn cây xanh giống một ngọn đồi. Trên đỉnh núi có ngôi chùa. Tên núi dựa theo hình dáng mà gọi do sườn núi phía Bắc lõm vào như miệng kỳ lân. Núi Kỳ Lân trơ trọi một mình giữa dòng sông Tràng An. Sông cũng không rộng. Qua núi có hai cầu: phía Nam, cầu vòm bằng đá, bảy nhịp, mặt cầu rộng 2m, dài trên 22m, cao 4m. Thực ra đây là cây cầu đi vào khách sạn Hoa Lư nằm dưới chân núi, có hoa viên có bãi đậu xe. Muốn thăm núi phải qua khách sạn. Khách địa phương không mấy người đi lối này. Mặt Bắc cũng có cầu bằng đá, nhỏ hơn, không có lan can. Mỗi nhịp cầu là một phiến đá lớn. Có cổng sắt đóng mở, bình dân thân thiện và tự nhiên, không có gì là “câu khách” moi tiền. Tôi qua núi bằng lối này.

Một ngôi đền nằm sát dưới chân núi. Đền thờ bà Quận Chúa, đền mang nét cổkính bình dị, không nhiều rồng phượng hoa văn, trên hai đầu nóc đắp hai hình lân cách điệu, đuôi lân cuộn tròn như pháp luân xa của nhà Phật. Điều đáng nói là sự bài trí thờ phượng trong nội điện: Cô đọng, không rườm rà, hoa quả vừa phải, án thờ gian giữa có 6 tượng đồng lớn vàng chói, ba tượng nữ xếp ngang hàng bục trên cao.

Tượng giữa hơi lớn hơn tượng hai bên, tất cả ba tượng trong thế kiết già, tay bắt ấn. Bục dưới có ba tượng nhỏ hơn, ngồi như quan đại thần, mũ cánh chuồn, tay phải đặt trên đầu gối, tay trái bắt ấn như Phật Di Đà. Trước hai hàng tượng là một bàn trưng bày lư trầm bát nhang, hoa quả. Dưới cùng là bàn chuông mõ, có một gương soi kiểu cung đình. Đây cũng là điều chưa thấy chùa đền nào có.

Một điểm nữa cũng khá đặc biệt: trong Đền trưng bày nhiều bình ché xưa cao lớn, như để triển lãm. Do không chuyên môn nên tôi không rõ niên đại và giá trị của những cổ vật này, nhưng nhìn cách trưng bày thì đây không phải vật tầm thường.

Một lúc khá lâu, không thấy ai trong Đền, bên ngoài có một số khách qua lại, tôi hỏi thăm người giữ Đền, không ai biết. Đến bây giờ tôi cũng không rõ tên tuổi bà Quận Chúa thờ trong Đền, các quan “đại thần” là ai. Tương truyền bà là người đã hy sinh thân mình làm vợ quái vật Kỳ Lân, cứu giúp dân lành. Trước Đền là sân rộng chạy vòng ba mặt núi có bờ kè ven theo sông, có cây cao bóng mát, có xây tam cấp xuống bến, đặc biệt có mấy cây dừa. Đã qua nhiều vùng xứ Bắc, tôi chưa thấy nơi nào trồng dừa. Một bình phong cuốn thư, hoa văn điêu khắc công phu, nhưng dạng cách điệu bằng những đường gãy chứ không cong tròn mềm mại như thường thấy.

Núi Kỳ Lân nhỏ mà có tới 5 hang, hang Tối dài 10m, hang Sáng dài khoảng 30m chạy xuyên qua núi theo hướng Bắc - Nam. Hai bên thành hang, đá dựng đứng, phẳng lỳ như một giao thông hào rộng có thể qua lại được. Hang Ngang ở ngang núi có độ sâu 8m, hang Đền ở sát cạnh ngôi đền thờ bà Quận Chúa ở phía Tây-Bắc. Hang Trung là hang ở lưng chừng núi, sâu khoảng 10m, rộng như một giảng đường có thể chứa được cả trăm người.

Núi Kỳ Lân đơn giản gần gũi, một nơi giải trí cho dân thành phố Ninh Bình. Từ đầu cầu phía Bắc nhìn vào, cảnh núi Đền khá thanh bình thơ mộng. Mấy người ngồi ghế đá tâm tình, dăm ba người xuống bến săm soi dòng nước, toàn cảnh toát lên phong vị cổ xưa êm đềm, không bát nháo ồn ào tục lụy. Nhiều cây viết ca ngợi đây là “một hòn non thiên tạo tuyệt vời, vườn cây cảnh độc đáo hàng trăm loại, chim lạ vô số hót ca ríu rít.” Suốt buổi tôi chẳng nghe tiếng chim nào, không thấy bóng chim bay qua. Sau Đền có một nhà sàn đóng cửa im ỉm, chẳng có vườn cảnh (bonsai) nào. Núi Kỳ lân thích hợp cho du khách ghé nghỉ chân. Một đảo nhỏ giữa thành phố, yên tĩnh, không khí trong lành, xả hơi chốc lát có thể xóa tan sự mỏi mệt của cuộc hành trình dài.

Sáng hôm sau, tôi trả phòng sớm đi thăm núi Cánh Diều. Núi Cánh Diều nằm phía Đông thành Phố Ninh Bình, đường Nguyễn Văn Cừ rẽ vào Ngõ 17. Con đường ruộng men theo hồ nước rộng ngăn núi Cánh Diều và dãy nhà dân phố Nguyễn Văn Cừ. Đường đến chùa mà như vào rừng hoang, ít người đi, không xe cộ, cây cỏ mọc đầy. Chạy ven bờ hồ một đoạn, vòng qua trái, vào chùa. Chùa không cổng tam quan, vào tới nơi vẫn chưa thấy bóng dáng chùa, chỉ có mái nhà ngói hai tầng thấp thoáng sau tàng cây xanh, nóc nhà có đắp lưỡng long chầu nguyệt, có thể nói đây là khu nhà ở bình thường. Trước nhà dựng một bia đá lớn ghi tên những người có công đức. Hai bên có hai nhà nhỏ như phòng điện thoại công cộng, nhốt hai tượng thần hộ pháp (?), kiểu tượng rất trẻ con.

Đã 6 giờ sáng mà chùa vắng yên không một bóng người. Tôi lui tới chụp ảnh, mấy con chó sủa vang, chẳng thấy ai ra vào. Trước chùa có hồ bán nguyệt lớn. Ngoài ngôi nhà chùa, chung quanh còn các công trình phụ lộn xộn như thiếu người chăm nom. Thật sự tôi chưa tìm ra góc độ tương đối khá cho cảnh chùa. Lui ra ngoài xa đi lần vào, và đã có một “view” tương đối coi được. Từ ngoài đầu ngõ nhìn chéo góc qua hồ nước thấy một phần ngôi nhà hai tầng mái và thấp thoáng nóc chùa lớn trên lưng chừng sườn núi. Có lẽ đây mới là ngôi chánh điện. Rất tiếc không sao lên được để xem. Vẻ đẹp ở góc nhìn này nhờ một phần núi Cánh Diều làm điểm tựa cho toàn cảnh, nhờ mặt nước hồ làm tấm gương soi, nhờ cây lá che khuất một phần nhếch nhác chung quanh chùa…

Theo sử liệu thì Núi Cánh Diều, còn có tên Ngọc Mỹ Nhân. Từ trung tâm thành phố, trông núi có 3 đỉnh, đỉnh giữa cao, hai đỉnh tả hữu sải ra như cánh chim. Phía núi có chùa Cánh Diều và đền Thánh Cả thờ thần Thiên Tôn, xung quanh núi có nhiều hang động u minh, dưới núi có sông ngầm xuyên thủy.

Núi Cánh Diều, do sự tích đời nhà Đường bên Tàu có Cao Biền là một tướng tài vừa là pháp sư qua cai trị nước ta. Cao Biền thường cỡi diều giấy đi thăm dò long mạch để phá, mục đích không cho Việt Nam phát sinh nhân tài. Khi Cao Biền bay đến đất Hoa Lư đã bị một đạo sĩ (do thần Thiên Tôn hóa thân) cùng nhân dân ở đây dùng tên bắn, Cao Biền bị trọng thương, diều gãy cánh rơi xuống hòn núi này, từ đó núi mang tên là núi Cánh Diều.

Núi Ngọc Mỹ Nhân là do Nguyễn Công Trứ đặt tên trong thời đi khai khẩn dinh điền. Năm 1821, vua Minh Mạng (1820-1840) tuần du ra Bắc ghé thăm núi và cho khắc dòng chữ trên vách núi ở phía Bắc, nội dung:

Dựng một nhà nhỏ nghỉ chân, khi lên núi xem thấy chùa tháp của sơn thành, cột buồm bến sông, cảnh đẹp như vẽ, cúi xuống giặt chiếc áo bụi đời.

Trở về kinh đô, vua Minh Mạng đề ra chính sách khẩn hoang di dân lập ấp. Nhà vua cử Nguyễn Công Trứ ra Ninh Bình năm (1829) làm doanh điền sứ, chiêu mộ dân nghèo đi khai hoang vùng ven biển. Tương truyền khi Nguyễn Công Trứ đến Ninh Bình, thấy hình người con gái đẹp hướng ra phía biển, ông liền đặt tên cho thị trấn huyện mới khai hoang Kim Sơn là Phát Diễm, tức nơi phát sinh ra cái đẹp. Về sau đọc trại thành Phát Diệm, nơi có ngôi nhà thờ đá nổi tiếng (1).

Từ giao điểm quốc lộ 1A và QL 10 ở phía bắc cách thành phố Ninh Bình khoảng 3–5 km nhìn về trung tâm thành phố sẽ thấy dãy núi xanh có dáng một cô gái tóc xỏa, mình trần nằm trên cánh đồng rộng mênh mông. Ngày xưa thời thanh bình an lạc, thời con người biết quí thiên nhiên, trọng văn hóa, xã hội có tôn ti đạo đức, tâm hồn con người dễ hòa nhập với thiên nhiên, tức cảnh sinh tình.

Nhờ thế, nhìn lại kho tàng văn học cổ, tiền nhân qua thơ văn, đã nối tiếp ngợi ca quê hương. Cửa Tư Hiền (Huế), Đèo Ngang (Quảng Bình), Động Từ Thức (Thanh Hóa), chùa Hương Tích (Hà Tĩnh), động Hương Sơn (Hà Tây), núi Bài Thơ (Quảng Ninh), v.v. đều được các danh sĩ nổi tiếng đặt chân đến và để lại bút tích. Núi Cánh Diều cũng được Lê Quí Đôn cảm tác:


Ruộng phẳng nhô đá biếc
Thế núi tựa diều bay
Chùa ẩn ba đỉnh núi
Sông có cầu qua ngay
Núi vững như hổ ngồi
Suối tựa dãi rồng đây.


Cao Bá Quát cũng có bài thơ Trên đường đi Ninh Bình (Ninh Bình đạo trung) khi chiêm ngưỡng cảnh đẹp ngọn núi Cánh Diều.


Sông tựa dải là cô gái đẹp,
Núi như chén ốc khách làng say.
Trăng non gió mát kho vô tận,
Chỉ sợ nhà thơ mãi ở đây.


Nhưng, ngày nay con người đã “khôn ranh” hơn, đào bới, moi móc từ ngoài da vào tận ruột, bất cứ thứ gì nuốt được thảy đều triệt hạ mang đi, đổi thành tiền bạc cất dấu riêng. Ai mà để cho Ngọc Mỹ Nhân nằm sóng soải:


Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Khiến cho
Quân tử dùng dằng chẳng muốn đi
Đi thì cũng dở ở không xong.


Ngày nay nhà máy nhiệt điện cắm một mũi tên (ống khói) giữa rốn người đẹp Cánh Diều, trông thấy mà hãi. Thôi để cho Mỹ Nhân yên nghỉ giấc nghìn thu. Không riêng gì Mỹ Nhân Ninh Bình mà khắp quê hương còn nhiều nơi như thế: Đồi Vọng Cảnh (Huế), Hồ Gươm (Hà Nội), sông Sài Gòn, nếu người dân không la làng cầu cứu thì cũng đã biến thành quái thai dị dạng từ lâu. Xứ người làm đẹp, đẹp thêm. Xứ mình cố làm đẹp, chẳng đẹp thêm tí nào, có khi còn mất mạng (2).


Trần Công Nhung
Tháng 2 - 2014
(1) Nhà thờ Phát Diệm trang 158 QHQOK tập 4
(2) BS thẩm mỹ Cát Tường (Hà Nội) vứt xác khách hàng xuống sông.
Tin sách: Do nhiều trở ngại, tạm ngưng gửi sách, sẽ thông báo độc giả biết khi thuận tiện. Mong được thông cảm.TCN email: trannhungcong46@ gmail.com
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.096 giây.