logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 16/07/2014 lúc 06:40:01(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trong ngôn ngữ tiếng Việt, xưng hô theo vai vế thật rắc rối. Trong gia đình, họ hàng, nào là xưng em với anh chị, xưng con với cha mẹ, ông bà, xưng cháu với cô dì chú thím… Trong cặp xưng hô “chú bác” thì miền Bắc xưng “cháu” trong khi miền Nam thường dùng chữ “con” thay thế. Bạn bè thì vỗ vai thân thiết mày tao mi tớ… khiến Tây bắt mệt khi học tiếng Ta.

Do xưng hô phải theo đúng vị trí nên lắm lúc sinh ra trường hợp oái oăm. Khi em vợ định cưới cháu chồng, dù theo luật nhà nước lẫn họ hàng chẳng ruột rà máu mủ với nhau, vẫn bị cả hai họ phản đối với lý do:
- Chẳng lẽ thằng cháu lại nhảy lên ngang hàng vai em. Mỗi lần sang bên nội, thăm bên ngoại rồi gọi nhau ra sao.
Trong gia đình vì có huyết thống, tình thông gia mà nảy sinh chuyện xưng hô tréo ngoe đành chịu. Thế nhưng công chức, nhân viên trong cơ quan nhà nước không dây mơ rễ má gì mà việc xưng hô cũng lắm điều.

Bởi vì chẳng quen biết hoặc chỉ liên lạc qua công việc dù thân hay sơ thì hằng ngày hoặc thỉnh thoảng gặp nhau, mọi người vẫn réo rắt “anh em, chú cháu, bác con…” ngọt xớt như bà con thân thích gần gụi.

Thân mật cách mấy thì mối liên hệ nơi làm việc vẫn khác sợi dây gia tộc. Thế nhưng do sự xưng hô ấy mà công sở khoác lên mình không khí đại gia đình. Chênh nhau dăm tuổi là “anh em”, khoảng mười mấy tuổi thì “chú cháu”. Khỏi cần hỏi tuổi, cứ bề ngoài trông già dặn đến đâu, chức vụ cao cỡ nào là tự động tiếng xưng hô răm rắp được đôn lên cho phù hợp.

Nghe mãi quen tai nhưng đôi khi ngẫm nghĩ cũng thấy kỳ kỳ. Ủa, tui thua bà có mười tuổi mắc gì bà xưng cô với tui. Hẳn bà là trưởng phòng nên đương nhiên mọi cấp dưới đứng trước mặt cũng đều bị xếp vào hàng con cháu.
Ai cũng khúm núm kêu giám đốc còn đang “đương xoan” bằng chú mà có mình kêu anh e rằng… phạm thượng, chơi trội chăng? Nếu mình xấu xí thì ổng để bụng là trẻ tuổi mà… hỗn, đì cho biết tay. Còn mình xinh xinh thì e ổng nghĩ mình muốn xăm xoi đi lên đường tắt cho dù thực sự các giám đốc ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào, chẳng ai thích bị các cô gái trẻ đẹp dưới quyền kêu bằng chú.

Cách xưng hô theo kiểu gia đình lâu ngày đã trở thành thói quen trong xã hội. Thành thử bước vào trong công sở mà cứ nghe í ới anh em, cô chú, con cháu… ì xèo. Bởi tiếng gọi nhau đã thân thuộc như thế nên dĩ nhiên công việc giải quyết cũng nhân nhượng, du di theo kiểu trong nhà bảo nhau.
Xưng cô chú, con cháu nghe đã chùm nhum một gói trong họ hàng lắm rồi. Thế mà lắm khi, cấp trên lại còn gần gũi xuồng xã hơn khi “mày mày tao tao” với cấp dưới như sở làm thu lạo thành một gia đình, có vẻ rất chi bình đẳng, xóa tan ranh giới phân biệt trên dưới của chốn công quyền.

- Mày đem xấp bản thảo này về phòng đánh máy gấp cho tao.
- Dạ, thưa chú, để con làm liền…
Tuy nhiên, có vẻ thôi. Chớ nghe “mày tao” tá lả mà tưởng giai cấp đã san bằng. Bởi vì trong sự xuề xòa đó, người xưng “tao” đã hàm ý trịch thượng kẻ cả, người xưng “con” đã ngầm ý kẻ dưới ngoan ngoãn. Thành ra cấp dưới khó dám đưa ra các ý kiến phản biện, tranh luận, cứ răm rắp vâng lời, gọi dạ bảo vâng. “Chú nói sao cũng đúng”, “Cô giao sao con làm y như vậy”… Cho nên sếp có la mắng cũng chỉ là bậc cha chú bảo ban, nhân viên nhẫn nhịn cũng chỉ do thuộc hàng con cháu biết phận.

Không rõ người ngoại quốc thông thạo tiếng Việt sang Việt Nam làm việc với cơ quan nhà nước nghĩ sao khi đồng là công chức với nhau mà xưng hô cứ như con cháu trong nhà, nghe chẳng thuận tai chút nào.

Người trẻ tuổi tài giỏi dần dần thăng chức, đến lúc leo tới vị trí cao hơn “cô chú” thì đâm ra loay hoay mắc mứu vì tâm lý “kính lão đắc thọ”, vì tinh thần “Khổng Mạnh” ăn sâu muôn đời. Làm sao đám “con cháu” này điều khiển nổi các cô chú đã có thói quen lè phè và ban lệnh. Nếu ý kiến này nọ lại bị phê bình ngược lại là “trứng khôn hơn vịt”, “hỉ mũi chưa sạch mà làm tàng”… Tốt hơn hết cứ để các già làng đó yên vị trên chiếc ngai quyền uy của họ.

Chính vì thế, một số sinh viên sau thời gian dài du học ngoại quốc, trở về nước với tâm huyết xây dựng quê nhà, mặc dù đã được nhiều hứa hẹn về đãi ngộ, thăng tiến, nhưng khi bước vào môi trường làm việc, đụng chạm nảy lửa ngay với các thế lực trì trệ bảo thủ, với tính quan quyền quá sức nặng nề, đã mau chóng bật ra.

Và các tài năng đầy nhiệt huyết đóng góp đó đều lọt ngay vào các công ty ngoại quốc hay tư nhân đợi hứng sẵn. Chất xám chảy máu có nguyên nhân là vậy. Nếu không đi đâu, đành chịu ở lại, thời gian sẽ dần nắn họ để biến thành lớp khuôn mẫu giống y hệt những người chung quanh. Để tồn tại chốn đó, họ cũng ngậm chặt miệng, khoanh tay nhũn nhặn xưng “con cháu”, kiếm một cái ghế vững chắc đóng vít cuộc đời để một ngày nào đó, bệ vệ leo lên chức “cô chú”.
Ngoài ra, còn một lối xưng hô giống như miền Nam hồi đó, phổ biến giữa những người tập kết như một đặc điểm nổi bật trong xưng hô và vẫn còn được giữ cho tới bây giờ không hề thay đổi. Đó là tên đi kèm với thứ trong gia đình. Nhằm lịch sự kiêng phạm “húy” thì người ta chỉ vắn tắt gọi thứ mà không dùng tên.

Nào là: “Đã sẵn sàng rồi, mời chú Năm lên xe”, “Xin mời cô Bảy lên phát biểu ý kiến”, “Mời anh Chín tham quan”…
Quả thật kiểu gọi nhau giữa các nhân viên này, trong môi trường sở làm đô thị, ngày càng trở nên kỳ quặc. Vì thế hiện nay, Bộ Nội vụ Việt Nam đang dự thảo quy định bỏ kiểu xưng hô gia đình trong công sở.
Vậy khi đó thì hạ cấp kêu thượng cấp bằng gì? Thượng cấp lệnh cho thuộc cấp ra sao. Trong một hệ thống hành chánh quá sức cũ kỹ, nặng nề, mọi cố gắng cải tiến đều mang vẻ ì ạch với những rối rắm chưa chi đã được bày ra, xem chừng khó mà vượt qua nổi, dù bản chất đơn giản chỉ là tiếng xưng hô. Thế mới thấy tiếng ngoại quốc gọi nhau thật dễ dàng, chỉ là I và you, toi và moi…

Ngang hàng nhất là “ông bà”, “anh, chị” “cô cậu” với “tôi”. Trước 75, trong công sở chỉ có mấy cách xưng hô ấy mà nghe thật giản dị mà trang nghiêm. Khi giao tiếp, không ai cảm thấy mình cao hay thấp hơn người đối diện
Thế nhưng bây giờ xưng “tôi”, người ta cảm thấy bỡ ngỡ đầy e ngại. Cậu sinh viên ra trường vào sở mà xưng “tôi” với bà quản đốc lớn tuổi hơn mẹ mình, e là không dám mạnh miệng.

Hay là quy định “anh chị” và “em” bất kể địa vị, bậc ngạch… hễ cứ chênh nhau khoảng chục tuổi thì gọi “anh, chị”, xưng “em” với sếp để rút ngắn bớt khoảng cách. Ôi, thật ra thì tiếng “em” nghe lại càng thủ thỉ, mùi mẫn hơn “con cháu” rất nhiều. Cứ em ơi em à đúng là khoảng cách gần như không còn! Nếu cách nhau hơn hai chục tuổi thì “ông, bà” với “tôi” chăng? Nghe khô khan, cứng nhắc quá. Tiếng Việt thật khó dùng… Chỉ có mấy chữ ông, bà, cô, chú, bác, anh, em, con, cháu… mà đảo ra sao bây giờ cho đúng chuẩn, đúng phép tắc, đúng ngạch trật…

Đã có một cuộc cải cách xóa bỏ xưng “tôi”. Nay hàng mấy chục năm trôi qua, người ta mới nhận ra sự cần thiết tìm lại cung cách giao tiếp văn minh mà trong đó thể hiện sự bình đẳng phải có nơi làm việc. Tức là lại phải làm một cuộc cải cách nhằm quay trở về cách xưng hô của một thời xưa cũ đó.

Thế nhưng để đạt được sự thay đổi này thì không phải dễ. Bởi vấn đề còn phải được đưa ra công luận xem phản ứng của dân chúng thế nào. Sau đó theo như thông lệ sẽ họp hành, soạn thảo và ban hành nghị định.
Có điều chẳng biết nghị định sẽ được thi hành như thế nào khi thói quen thâm căn cố đế và quyền lực của cấp trên vẫn đè nặng. Sau nhiều thập niên yên phận ở vị trí thấp kém, nay cấp dưới cảm thấy rụt rè ngượng ngập, không chút tự tin, không dám mở miệng khi buộc phải xưng “tôi”! Chẳng biết lúc đó ai có mặt canh chừng và xử phạt thế nào khi nhân viên vi phạm nghị định cứ tiếp tục xưng “con, cháu”.

Thôi kệ vậy. Bởi điều đó còn phụ thuộc vào công bằng dân chủ thực sự trong thực tế, chứ không phải nẳm trên giấy tờ, trên nghị định, mà đòi hỏi nhiều năm trước mắt mong đạt tới.

Saigon cô nương

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.059 giây.