logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 17/07/2014 lúc 06:33:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nói về Nước Trời, Chúa Giêsu đã đưa ra ba dụ ngôn: Dụ ngôn cỏ lùng, dụ ngôn hạt cải và dụ ngôn men trong bột. Dụ ngôn hạt cải và dụ ngôn men trong bột nói về sự phát triển của Nước Thiên Chúa. Riêng dụ ngôn cỏ lùng nói “Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất. Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện.

Đầy tớ mới đến thưa với chủ nhà rằng: “Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy?” Ông đáp: “Kẻ thù đã làm đó!” Đầy tớ nói: “Vậy ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không?” Ông đáp: “Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi.”

Các môn đệ không hiểu, nên khi về nhà, các ông đã xin Ngài giải thích ý nghĩa dụ ngôn, và Ngài đã giải thích như thế này: “Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần. Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần.

Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy. Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu, và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, rồi quăng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Bấy giờ, người công chính sẽ chói lọi như mặt trời trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe”

Tại sao ông chủ ruộng biết có kẻ thù gieo cỏ lùng vào ruộng của mình mà vẫn không phản ứng? Tại sao ông lại không bằng lòng cho đầy tớ nhổ bỏ cỏ lùng?

Người gieo giống là hình ảnh Thiên Chúa nhân lành, giàu lòng khoan dung tha thứ, kiên nhẫn đợi chờ người tội lỗi sám hối ăn năn. Sách Khôn Ngoan đã nói về Thiên Chúa như sau: “Ngoài Chúa, không có Chúa nào khác chăm sóc mọi sự, ngõ hầu minh chứng rằng: Chúa không đoán xét bất công. Vì chưng, sức mạnh của Chúa là nguồn gốc sự công minh, và vì Ngài là Chúa mọi sự, nên tỏ ra khoan dung với mọi người.

Chúa chỉ tỏ sức mạnh Chúa ra, khi có kẻ không tin vào uy quyền của Chúa, và triệt hạ kẻ kiêu căng không nhìn biết Người. Vì là chủ sức mạnh, nên Chúa xét xử hiền lành, Chúa thống trị chúng ta bằng với đầy lòng khoan dung: vì khi Chúa muốn, mọi quyền hành tuân lệnh Người. Khi hành động như thế, Người dạy dỗ dân Người rằng: Người công chính phải ăn ở nhân đạo, và Người làm cho con cái Người đầy hy vọng rằng: Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối.”

Nhưng có một chi tiết chúng ta không thấy Chúa Giêsu đề cập đến: đó là thái độ của các đầy tớ của người gieo giống khi thấy cỏ lùng mọc xen với lúa mì. Họ đã thắc mắc không biết cỏ lùng ở đâu mà ra, và khi biết cỏ lùng là do kẻ nghịch với ông chủ gieo xuống, họ đã đề nghị với ông: “ Vậy ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không?” Nhưng ông trả lời: “Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt”.

Đầy tớ thì muốn thiết lập ranh giới phân cách, còn ông chủ lại muốn thiết lập ranh giới sống chung hòa bình. Ông không nóng vội, ông kiên nhẫn đợi chờ cho đến khi lúa trổ bông, chờ đến ngày thu hoạch mới phân loại, vì ông sợ nhổ cỏ lùng lại làm bật rễ cây lúa.

Trong chuyện “ Nghìn Lẻ Một Đêm” của người Ba Tư có kể lại một phiên tòa như sau: Có hai anh em ruột kia bắt được thủ phạm giết cha của họ. Họ bắt trói và lôi tên sát nhân đến quan tòa để yêu cầu xét xử theo luật mắt đền mắt răng đền răng, vì hắn đã dùng đá để ném chết cha của họ, thì hắn cũng phải bị ném đá như luật đã qui định.

Trước mặt quan tòa, tên sát nhân đã thú nhận tất cả tội lỗi của mình. Nhưng trước khi chịu án xử, hắn xin một ân huệ là được trở về nhà trong vòng ba ngày để giải quyết một việc có liên quan đến một người cháu được ký thác cho hắn trông coi từ nhỏ, và sau thời hạn đó hắn sẽ trở lại để chịu xử tử. Quan tòa xem chừng không tin vào lời cam kết của tên sát nhân. Trong lúc quan tòa đang do dự, thì giữa đám đông đang dự phiên tòa, có một người giơ tay cam kết: “ Tôi xin đứng ra bảo đảm cho lời cam kết của người tử tội. Nếu sau ba ngày hắn không trở lại, tôi sẽ chết thay cho hắn.”

Sau kỳ hạn ba ngày, trong lúc mọi người đang chờ đợi để chứng kiến cuộc hành quyết, tên tử tội hiên ngang tiến ra giữa pháp trường và dõng dạc tuyên bố: “Tôi đã giải quyết xong chuyện gia đình. Giờ đây, tôi trở lại để chịu tội. Tôi muốn trung thành với lời cam kết của tôi để người ta sẽ không nói: Chữ tín không còn trên mặt đất này nữa”.

Sau lời tuyên bố của kẻ tử tội, người đàn ông đứng ra bảo lãnh cho hắn cũng bước ra và tuyên bố: “Phần tôi, sở dĩ tôi đứng ra bảo lãnh cho hắn, vì tôi không muốn cho người ta nói: Lòng quảng đại không còn trên mặt đất này nữa”.

Cuối cùng, từ giữa đám đông, có hai người thanh niên tiến ra và nói với quan tòa: “Thưa quan tòa, chúng tôi xin tha cho kẻ đã giết cha chúng tôi để người ta sẽ không còn ai nói: Lòng tha thứ không còn hiện hữu trên mặt đất này nữa”.

Tất cả chúng ta đều bất toàn, là một hỗn hợp giữa thiện và ác, tốt và xấu. Tâm hồn mỗi người là một thửa ruộng cũng pha lẫn cỏ lùng và lúa mì. Các thánh cũng đã phải vất vả với cỏ lùng trong tâm hồn mình bằng cách nuôi dưỡng chăm sóc cho lúa mì thêm tốt tươi. Người mà chúng ta cho là tốt lành thánh thiện, nhưng biết đâu trong tâm hồn họ chất chứa đầy những cỏ lùng đam mê, ghen ghét, đố kỵ, thù oán, độc ác...; và người mà chúng ta cho là cỏ lùng, nhưng trong thửa ruộng tâm hồn họ lại có hạt giống tốt là thống hối, thương cảm, hy sinh.

Trong bất cứ cộng đoàn, tổ chức nào cũng có cỏ lùng pha trộn với lúa mì. Sống trong thửa ruộng thế gian như một tổ chức một cộng đoàn, chúng ta cũng không nên vạch một ranh giới phân cách giữa tốt và xấu một cách tuyệt đối, nhưng xóa bỏ ranh giới ngăn cách bằng lòng khoan dung, quảng đại và tha thứ chịu đựng lẫn nhau.

Hội Thánh trần gian của Chúa không phải chỉ là Hội Thánh của những người tốt, của những thánh nhân, nhưng là Hội Thánh của mọi người. Hội Thánh của lúa mì cũng là Hội Thánh của cỏ lùng. Nhiệm vụ của Hội Thánh cũng như của mỗi Kitô hữu chúng ta là vun xới làm sao cho lúa mì lớn mạnh để lấn át cỏ lùng.

Chúa khoan dung nhẫn nại với người tội lỗi biết sám hối ăn năn. Người dạy dỗ dân Người ăn ở nhân đạo, Người làm cho con cái đầy hy vọng. Ngài không phân biệt, không xa lánh tội nhân, ngược lại còn tiếp đón, yêu thương. Ngài đến không phải để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi những tội nhân để họ hối cải, sám hối ăn năn.

Lời Chúa nói với những người lên án phụ nữ ngoại tình:“Ai là người vô tội hãy ném đá chị này đi” cũng là lời thức tỉnh những ai muốn nhổ cỏ lùng nơi người anh em, muốn vạch một ranh giới ngăn cách với người anh em mà không nhìn thấy cỏ lùng trong con người của mình.
LM. Trịnh Ngọc Danh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.