logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/07/2014 lúc 06:57:49(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
I. Ba năm sau ngày cưới mới biết vợ bị HIV
Kính thưa quý vị độc giả, tôi vốn là một trí thức, có được vị trí quan trọng trong một công ty. Năm 30 tuổi, khi công việc tạm gọi là ổn, tôi mới bắt đầu tính đến chuyện hôn nhân với người con gái đã quen một năm trước đó. Cô ấy tuy trình độ học vấn ở mức trung bình (chỉ học hết lớp 12), nhưng tôi vốn không quan trọng hóa chuyện bằng cấp, miễn đó là người mình thương yêu.

Tuy nhiên, bố mẹ tôi đã nghe được những chuyện không tốt về cô ấy, mẹ tôi cất công tìm hiểu và được biết cô đã từng yêu nhiều người, thậm chí đã từng phá thai, vì vậy cuộc hôn nhân của tôi không được suôn sẻ cho lắm vì gia đình tôi không muốn tôi cưới cô ấy (không phải vì vấn đề học vấn).

Vượt qua tất cả những cản ngăn, tôi nhất quyết cưới. Cuối cùng bố mẹ tôi cũng phải chịu. Khi về sống với nhau cô mới thể hiện hết bản tính mà khi yêu chưa bao giờ tôi thấy. Cô luôn giám sát xem tôi đang làm gì. Khi ở nhà, nếu tôi có việc phải ra ngoài, cô hạch hỏi là tôi đi đâu, đi việc gì, đi với ai. Quá khứ của cô tôi chưa bao giờ hỏi lại nhưng với tôi cô luôn hỏi trước đây tôi yêu những ai và đã làm gì chưa.

Cô đi đâu với bạn bè tôi để cho thoải mái, muốn mấy giờ về cũng được, tôi sẵn sàng tự lo việc cơm nước và ngồi ăn một mình (vợ chồng tôi ở riêng), ngoài giờ đi làm tôi luôn luôn về nhà, không giao lưu, không bạn bè. Hôm nào công ty có việc đột xuất tôi phải ở lại làm thêm là y như rằng về nhà sẽ có chuyện và trong thời gian làm việc ở công ty sẽ không được yên thân vì những cuộc điện thoại liên tục của cô. Tôi thấy ngột ngạt và khó chịu nhưng vẫn cố gắng chịu đựng vì danh dự của gia đình, không muốn bố mẹ phải mang tiếng có đứa con bỏ vợ.

Sau ba năm chung sống, một công chúa xinh xắn chào đời. Khỏi phải nói, niềm vui của tôi và gia đình lớn biết chừng nào vì tôi chờ đợi kết quả mấy năm trời. Thế nhưng, niềm vui còn chưa được bao lâu thì tôi nhận được một tin sét đánh: vợ tôi mang trong mình căn bệnh HIV, khi sinh các bác sĩ làm xét nghiệm mới phát hiện ra. Điều đặc biệt là vợ tôi đã biết kết quả này từ trước khi cưới, không những vậy cả mẹ và hai chị gái cô ấy đều biết, do chính chị vợ xác nhận. Khi tôi trách thì chị vợ nói đã định gặp riêng tôi để trình bày nhưng không có cơ hội. Sao ở đời lại có chuyện như thế chứ!

Một điều nữa, bác sĩ ở bệnh viện nơi vợ tôi sinh đã có kết quả rồi mà không cho tôi biết, chỉ nói riêng với vợ tôi mà thôi. Có lẽ tôi sẽ không hề biết sự thật nếu mẹ tôi không tình cờ nghe được câu chuyện giữa vợ tôi với vị bác sĩ đó. Mẹ tôi kinh hoảng, rất lo lắng sau tin dữ. Bà khóc rất nhiều vì sợ tôi và con gái tôi cũng đã bị lây nhiễm HIV. Vậy là mọi thứ chấm dứt đối với cuộc đời tôi, bao nhiêu ước mơ, bao nhiêu dự định còn dang dở…

Trước đây, khi nghe nói đến căn bệnh này, tôi chẳng bao giờ để ý, cứ nghĩ rằng nó ở mãi tận đâu đâu xa lắm, vì mình có đời sống lành mạnh, không thể nào mắc bệnh đó được. Vậy mà không ngờ giờ đây tôi lại dính phải…

Sau thời gian khủng hoảng, tôi gắng gượng đến trung tâm làm xét nghiệm, đưa cả con gái đi cùng. Tôi nghĩ mình và con đã bị, xét nghiệm chỉ là để xác định cho rõ trắng đen vậy thôi.

May mắn làm sao, cả hai bố con tôi đều có kết quả âm tính, đúng là ông trời có mắt, cho bố con tôi thoát nạn.
Tôi vẫn chưa tin hẳn vào kết quả lần thứ nhất đó vì đã chung sống hơn 3 năm, trong suốt thời gian khi vợ chồng gần gũi nhau tôi không bao giờ dùng bao cao su cả. Tôi đang chờ đủ 6 tháng để tiếp tục làm xét nghiệm lần thứ hai.
Kể câu chuyện này, tôi muốn nhắc nhở quý bạn thanh niên một điều rằng, không phải cứ có đời sống lành mạnh là sẽ không mắc bệnh. Hơn hết, tôi muốn nhận được lời khuyên của quý vị độc giả, là nếu kết quả lần hai tốt thì tôi nên xử sự ra sao với gia đình bên vợ, những người rắp tâm đưa tôi vào chỗ chết (có thể tôi dùng từ hơi nặng) nhưng giờ đang rất uất ức. Tôi có nên kiện vị bác sĩ kia vì không nói cho tôi biết kết quả? Dẫu sao nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của tôi. Xin chân thành cảm ơn quý vị.
(Nguyễn Văn Huỳnh, Hà Nội)

II. Bi kịch vợ “ta” chồng “tây”
Phiên tòa xét xử vụ ly hôn giữa nguyên đơn là ông John (62 tuổi, quốc tịch Mỹ) và bị đơn là cô Nguyễn Thị Tú (26 tuổi, quê quán Bà Rịa-Vũng Tàu) diễn ra vào ngày 12/5 là một ví dụ điển hình. Đứng trước tòa, “chàng” đã ra dáng một ông già trong khi “nàng” vẫn còn phơi phới tuổi xuân. Vậy mà không hiểu tại sao chàng đâm đơn đòi ly hôn và tòa sơ thẩm chấp nhận nhưng nàng vẫn cương quyết không chịu chia tay.

Theo đơn xin ly hôn và trình bày của ông John tại tòa, khoảng tháng 8/2008, ông tình cờ gặp cô Tú trong một quán bar ở thành phố Vũng Tàu. Sau một thời gian tìm hiểu, hai người quyết định tiến tới hôn nhân và được cơ quan liên hệ Bà Rịa-Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận kết hôn vào tháng 2/2010. Sau khi kết hôn, vợ chồng ông sống tại Vũng Tàu, mỗi năm ông đi công việc nước ngoài vài tháng.

Thời gian đầu thì cuộc sống gia đình rất hạnh phúc. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, vợ chồng ông luôn luôn mâu thuẫn do vợ ông không tôn trọng ông và hay nói dối… Thêm vào đó là sự chênh lệch tuổi tác quá lớn, ngôn ngữ bất đồng, văn hóa và trình độ khác biệt.

Về tài sản chung, ông John khai là từ nhà đất tại phường Thắng Tam, Vũng Tàu cho tới xe hơi và các vật dụng trong gia đình, tất cả đều do tiền của ông chuyển từ nước ngoài về để mua chứ cô Tú không có gì hết. Trong đơn xin ly hôn, ông đề nghị mình được hưởng 80% giá trị nhà đất và xe, còn đối với các vật dụng trong gia đình, sẽ bán đi, chia đôi tiền.

Trước tòa, cô Tú xác nhận rằng nguồn tiền mua nhà và chiếc xe hơi là của ông John nhưng cô cũng có công lao trong việc bàn bạc, đi mua với ông. Còn các vật dụng khác, cô có đóng góp một phần trong khi mua sắm nhưng số tiền là bao nhiêu cô không nhớ rõ. Nay, cô không đồng ý ly hôn nhưng nếu tòa thấy có căn cứ cho ly hôn thì cô đề nghị tòa phân chia tài sản kể cả nhà đất, chiếc xe và các vật dụng theo tỉ lệ 50/50 tức mỗi bên một nửa.
Hội đồng xét xử (HĐXX) đã chấp nhận cho ông John được ly hôn với cô Nguyễn Thị Tú. Về việc phân chia tài sản, xét trình bày của cả hai bên, về nguồn gốc số tiền mua nhà đất và xe, HĐXX nhận thấy, theo giấy xác nhận của ngân hàng thì từ tháng 11/2010 đến tháng 1/2011, ông John đã nhiều lần chuyển tiền về Việt Nam vào tài khoản của cô Tú, tương đương với số tiền 4,3 tỉ đồng tức khoảng 200 ngàn đô Mỹ, cùng thời gian với cô Tú thanh toán tiền mua nhà và xe ở Việt Nam. Vì vậy, tòa sơ thẩm tuyên bố ông John được hưởng 70% giá trị nhà đất và xe, cô Tú được hưởng 30%, còn các vật dụng khác sẽ bán, chia đôi mỗi người một nửa.

Cả ông John và cô Tú đều không đồng ý với bản án sơ thẩm, nên đồng loạt làm đơn kháng cáo. Ông John vẫn giữ nguyên lập trường, yêu cầu tòa phúc thẩm xem xét cho ông được hưởng 80% giá trị nhà đất, cô Tú 20%. Tương tự, cô Tú cũng kháng cáo, đòi nếu không được hưởng 50/50 tiền nhà đất như các thứ khác thì cô không đồng ý ly hôn.
Tại phiên tòa phúc thẩm vào ngày 12/5/2014, HĐXX bác đơn kháng cáo, quyết định cho hai người ly hôn và giữ nguyên bản án sơ thẩm, tức ông John được hưởng 70% giá trị căn nhà, cô Tú được hưởng 30%, không được tranh cãi.

III. Chồng tố vợ kết hôn chỉ là để được xuất cảnh
Cũng trong ngày 12/5/2014, tại phiên tòa phúc thẩm Sài Gòn, xét xử vụ ly hôn giữa nguyên đơn là ông Jimmy Nguyễn (42 tuổi, quốc tịch Mỹ) và bị đơn là bà Nguyễn Thùy Linh (37 tuổi, quốc tịch Việt Nam, cư ngụ tại Sài Gòn).
Theo lời khai của ông Jimmy Nguyễn, ông và bà Thùy Linh đã làm thủ tục đăng ký kết hôn (làm hôn thú- DD) từ tháng 1 năm 2010 nhưng chưa tổ chức lễ cưới vì bà Linh và gia đình đòi làm đám cưới thật lớn trong khi ông chỉ muốn tổ chức nho nhỏ vừa phải cho đỡ tốn kém. Do phát sinh mâu thuẫn nên hai người vẫn chưa làm đám cưới và sau khi chung sống với nhau ít lâu, ông trở về Mỹ và ở luôn bên đó, chỉ liên lạc với vợ bằng email. Một thời gian sau, vợ ông thông báo là đã có thai và đòi ông phải bảo lãnh cho bà sang Mỹ.

Tuy nhiên, ông Jimmy Nguyễn cảm thấy vợ chồng ông không hạp nhau nữa, bà lấy ông chỉ vì muốn được ông bảo lãnh ra nước ngoài, nên ông không còn có cảm tình với bà nữa mặc dầu giữa hai người đã có một đứa con trai. Nếu tòa đồng ý chấp thuận cho ly hôn, tức xóa bỏ giấy hôn thú giữa hai người, ông tự nguyện mỗi tháng sẽ chu cấp cho bà 2 triệu đồng để nuôi con. Về số tiền 210 triệu đồng tức cỡ 10.000 đô Mỹ mà bà Linh khai là đã phải vay mượn bạn bè trong khi sinh con và sau đó nuôi con suốt mấy năm nay không làm ăn gì được, ông đồng ý sẽ thanh toán cho bà ngay tại tòa sau khi tòa cho ly dị.

Về phần bà Linh, bà tố lại chồng. Theo bà, khoảng cuối năm 2008, qua mạng VietCupid, bà quen với ông Jimmy Nguyễn. Hai người thường xuyên liên lạc với nhau qua email và điện thoại. Lúc đó, ông Nguyễn đang bị chính quyền Mỹ quản thúc vì tội trồng hoặc buôn bán cần sa gì đó, với mức án 2 năm.

Giữa tháng 8/2009, ông Nguyễn thông báo với bà rằng sau khi mãn hạn tù, ông sẽ về Việt Nam thăm và cưới bà. Từ khi về sống chung, bà Linh mới thấy rõ ông ta là một người keo kiệt, độc đoán, cố chấp và hay ghen tuông mù quáng. Bà muốn ly hôn nhưng sau đó biết mình có thai nên cố nín nhịn vì sợ đứa con sinh ra không có cha.

Sau nhiều lần hòa giải không thành, giữa tháng 9/2013, tòa sơ thẩm tại Sài Gòn đưa sự việc ra xét xử và chấp nhận đơn xin ly hôn của ông Jimmy Nguyễn. Ngoài phần nợ chung 210 triệu đồng bà Linh vay mượn bạn bè trong khi sinh nở, hai bên có trách nhiệm phải trả mỗi bên một nửa tức 105 triệu đồng, HĐXX còn buộc ông Jimmy Nguyễn phải cấp dưỡng tiền nuôi con cho bà Linh làm một lần là 300 triệu đồng.

Sau phiên xét xử sơ thẩm nói trên, bà Linh kháng cáo, tiếp tục yêu cầu tòa phúc thẩm bác đơn xin ly hôn của chồng.
Tuy nhiên, xem xét toàn bộ hồ sơ vụ án, cuối cùng tòa phúc thẩm bác đơn kháng cáo của bà Linh và giữ nguyên quyết định chấp thuận đơn xin ly hôn của ông Jimmy Nguyễn và buộc ông phải thanh toán một nửa số tiền 210 triệu đồng cộng với 300 triệu đồng tiền cấp dưỡng nuôi con cho bà Linh như tòa sơ thẩm đã quyết định.

IV. Chỉ vì thùng tiền quà mừng, ly thân ngay đêm tân hôn

Tình yêu chẳng bằng tiền mừng đám cưới
Chuyện về đôi vợ chồng mới cưới đã dẫn nhau ra tòa xin ly dị khiến dân chúng ở xã Đăk Rla (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông, trên đường Sài Gòn đi Ban Mê Thuột) lấy làm bất ngờ, bởi vì đôi uyên ương này đã có thời gian yêu nhau tới gần 5 năm với sự ngăn cấm của hai bên gia đình, rồi lại mất một thời gian nữa mới được làm đám cưới với nhau. Tuy nhiên, vừa mới cưới xong, ngay trong đêm tân hôn hai vợ chồng ly thân rồi sau đó đưa nhau ra tòa xin ly dị, chỉ vì tranh giành nhau giữ thùng quà tiền mừng đám cưới.

Hai tuần sau khi phiên tòa hi hữu phân xử chuyện ly hôn của đôi vợ chồng Đặng Văn Đó (sinh năm 1985, 29 tuổi) và Phạm Thị Lụa (sinh năm 1987, kém chồng 2 tuổi), cả hai đều cư ngụ tại xã Đăk Rla, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông và dân chúng ở đây vẫn còn cười khi nhắc đến chuyện này.

Đã từng thuộc về hai gia đình cùng đi kinh tế mới vào đây nhiều năm về trước, và cùng học với nhau tại một trường trung học địa phương, anh Đó học trên chị Lụa 2 lớp nên có quen biết nhau. Hồi ấy, anh Đó đã nổi tiếng là người ăn chơi dù gia đình rất nghèo. Sau khi học xong lớp 12, thi rớt tốt nghiệp trung học, anh Đó xin đi làm thợ khai thác vàng ở Kon Tum. Một thời gian sau, vàng cạn kiệt, Đó về quê cùng cha mẹ làm rẫy, trồng tiêu và cà phê. Nhưng mấy năm cà phê rớt giá, tiêu thì chết nên gia đình anh càng thêm khó khăn. Lúc này, chị Lụa đang làm thợ may sau khi đi học nghề may trên Ban Mê Thuột trở về. Thấy cô gái xinh xắn lại chịu thương chịu khó và chưa có người yêu, suốt ngày chỉ ở nhà may vá, quán xuyến gia đình nên anh Đó đem lòng yêu thương.

Qua thời gian tìm hiểu, chị Lụa chấp nhận tình cảm của anh Đó. Nhưng khi biết Lụa quen thân và có tình ý với Đó, nhiều bạn bè và hàng xóm láng giềng đã khuyên can vì họ biết rõ quá khứ ăn chơi của Đó. Về phần Lụa, chị suy nghĩ đơn giản rằng hồi còn là một thanh niên mới lớn nên Đó mới như thế. Bây giờ đã trưởng thành rồi, lại muốn lấy vợ thì anh sẽ thay đổi, tu chí làm ăn để lo cho vợ con.

Nhưng bố mẹ chị Lụa biết chuyện, họ thẳng thừng ngăn cấm sự liên lạc giữa Lụa và Đó, khiến cả hai đều rất buồn.
Gần 5 năm trời yêu thương nhưng bị “cấm vận”, Đó quyết tâm thay đổi và đã nhiều lần anh đến nhà, quỳ xuống cầu xin bố mẹ Lụa để được “rước nàng về dinh”. Gần 5 năm trời, Đó vẫn kiên nhẫn và hai người giữ gìn cho nhau, chưa một lần đi quá giới hạn.

Thấy Đó đối xử với con gái mình chân thành, đồng thời lúc này Đó cũng đã có công ăn việc làm ổn định, không còn đua đòi chơi bời như trước nữa, nên bố mẹ Lụa suy nghĩ lại, cho phép hai người liên lạc với nhau. Ít lâu sau, một đám cưới vui vẻ được tổ chức tại nhà chú rể, cỗ bàn bày la liệt cả trong nhà lẫn ngoài sân với sự chúc mừng của người thân và các bạn bè.

Chia tay vì giành nhau giữ tiền mừng
Đám cưới tổ chức buổi chiều, vừa tiễn khách ra về xong, đôi tân hôn hớn hở vào buồng để chuẩn bị động phòng. Nhưng trước khi động phòng, hai người đem tất cả số nữ trang và tiền mọi người mừng đám cưới ra đếm. Đếm xong, Lụa bảo mình là vợ, tay hòm chìa khóa trong nhà, thì để chị cất giữ số tài sản đó, lúc nào cần dùng chị sẽ đưa ra. Anh Đó thì lại bảo tính Lụa vốn không cẩn thận chuyện tiền bạc, nên để anh giữ cho chắc ăn hơn. Hai người giành qua giành lại, ban đầu thì vẫn anh anh em em, sau đó “ông” “tôi” và cuối cùng là “mày tao”.

Đỉnh điểm của sự việc là ngay trong đêm động phòng, chị Lụa đuổi chồng ra khỏi buồng tân hôn rồi đóng của lại. Anh Đó bực bội, ra phòng khách lấy mấy chai bia uống rồi lăn ra ngủ tới sáng.

Nhiều ngày sau đó, hai người vẫn chưa giải quyết được chuyện ai giữ số tài sản này nên vẫn xích mích. Hàng xóm cho biết, nhiều lần họ thấy hai vợ chồng đánh nhau ầm ĩ, có khi thì chồng tát vợ trước hiên nhà, có lúc lại thấy vợ cầm dao làm bếp đuổi chồng chạy có cờ.

Nhiều lần chính quyền thôn thấy sự việc trở thành nghiêm trọng, phải xuống can thiệp nhưng cuối cùng đâu lại hoàn đấy, không ai hòa giải được. Thế rồi bất ngờ họ dẫn nhau ra tòa xin ly hôn. Ngay cả việc viết đơn xin ly dị họ cũng đổ cho nhau, “nhường nhau” làm đơn. Cuối cùng, không ai chịu viết, họ đành thuê người đánh máy viết hộ.
Sau khi nộp đơn ly hôn, hai vợ chồng tiếp tục hục hặc với nhau. Mặc dầu vẫn sống trong cùng một ngôi nhà, nhưng tất cả vật dụng đều được chia đôi. Cán bộ đến hòa giải, chị Lụa bộc bạch trong nỗi tức bực rằng mâu thuẫn chỉ là một phần nhưng ly hôn bởi vì anh Đó cứ giành giữ cái thùng tiền mừng và của hồi môn. “Trong đám cưới, bạn bè anh ấy ai cũng nghèo nên mừng mỗi người chẳng bao nhiêu, còn toàn là phía gia đình nhà tôi cả. Ngay các nữ trang kêu là của hồi môn cũng vậy, bà con cô bác phía bên anh ấy có ai cho gì đâu. Ngày trước anh ấy lại có tính tiêu pha lung tung, tôi sợ anh ấy giữ tiền rồi sẽ tiêu hết. Anh ấy là chồng, tôi là vợ, phải để tôi giữ mới đúng!”.
Anh Đó vặc lại: “Tính nết cô ấy không cẩn thận. Đã mấy lần cô ấy đánh mất tiền hay bỏ quên ở đâu rồi kêu um cả lên, tôi phải đưa tiền của tôi cho cô ấy xài. Bạn bè tôi nghèo nhưng đi dự đông nên hóa nhiều. Bạn bè cô ấy mừng nhiều nhưng họ chê tôi là tay ăn chơi, họ đi dự ít, còn người không đi thì không mừng. Đồ nữ trang của họ hàng hai bên cho thì được hơn ba chỉ vàng chứ có bao nhiêu. Tôi định dùng số tiền mừng đám cưới để làm ăn, lo cho hai vợ chồng. Vậy mà cô ấy bảo tôi tham lam, keo kiệt, không yêu cô ấy, la lối um xùm rồi đuổi tôi ra khỏi phòng tân hôn ngay trong đêm hôm ấy chứ cho đến nay tôi đã được xơ múi gì đâu. Làm vợ như thế thì có được không? Tôi nhất định không sống với cô ấy nữa!”.

Sau 4 lần hòa giải không thành, tòa chấp thuận cho hai người ly hôn. Tại phiên tòa hôm ấy, chị Lụa cho biết từ lúc cưới nhau đến khi đưa nhau ra tòa, họ ở chung nhà nhưng không chung phòng. “Bề ngoài chúng tôi là vợ chồng nhưng sự thực không phải như thế, chúng tôi sống ly thân ngay từ đêm tân hôn vừa mới cưới xong. Bây giờ tôi vẫn còn là đứa con gái trong trắng. Ly hôn xong tôi sẽ lấy người khác. Thiếu gì người muốn lấy tôi. Tôi không thèm sống với một người xấu xa, keo kiệt như anh ấy”. Anh Đó nói: “Xin tòa cho chúng tôi ly hôn, đường ai nấy đi. Tiền mừng đám cưới và của hồi môn sẽ chia đôi. Thà bỏ nhau sớm còn hơn sống với nhau mỗi người một tính một nết, luôn luôn hiểu lầm nhau, không có hạnh phúc rồi cũng bỏ nhau mà thôi”.

Sau khi chấp thuận cho đôi bên ly hôn, chủ tọa phiên tòa nán lại, giải thích với mọi người: “Nguyên nhân sự việc đó rất kỳ lạ và có phần tức cười. Bởi vậy nên lúc đầu tôi nghĩ rằng thôi thì mình cố gắng thuyết phục, khuyên nhủ cho họ làm lành với nhau. Nhưng hàn gắn không được, họ cứ khăng khăng chẳng ai chịu ai, nhất định đòi ly hôn thì đành phải chiều ý họ. Những người tính tình cố chấp như vậy không thể hòa hợp với nhau được, họ khổ lắm chứ chẳng sung sướng gì đâu, cho ly hôn cũng là để giải thoát cho họ với nhau”.

V. Làm đám cưới cho người đã chết từ 15 năm trước
Câu chuyện chấn động này mặc dầu đã diễn ra cách đây gần hai năm, nhưng dân chúng xã Bình Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, ai cũng có thể kể lại rành mạch.

Đám cưới “ma” khiến mọi người khiếp sợ nhưng cũng kỳ lạ bởi vì đó là chuyện xưa nay chưa từng thấy. Đám cưới có chú rể là một người đã mất cách đây 15 năm, còn cô dâu là một người không rõ tên tuổi, chỉ biết rằng cô mất cũng vào khoảng thời gian chú rể rời khỏi dương trần. Cả hai hiện diện trong đám cưới bằng hình nhân hàng mã.
Những người tham dự lễ cưới không ai được nói một câu nào vì sợ “người âm” bị đụng chạm, chỉ đến ăn cỗ rồi ra về. Tất cả mọi người trong họ hàng đều tham gia lễ cưới này bởi họ sợ lời đồn nếu ai không tham gia thì việc làm ăn sẽ lụn bại.

Ông Phạm Văn Được lấy bà Nguyễn Thị Bình, sinh được năm người con trai. Gia đình ông bà buôn bán giò chả, làm miến (bún tàu) và chăn nuôi. Công việc kinh doanh khá thuận lợi. Thời gian trôi qua, năm cậu con trai của vợ chồng ông bà cũng đã lớn và rất siêng năng, giúp đỡ bố mẹ công việc làm ăn của gia đình. Thế rồi, một sự việc bất ngờ xảy ra đã cướp đi tính mạng người con trai thứ ba tên là Phạm Văn Thực.

Hôm đó, Thực đang dọn vệ sinh chuồng heo thì không may sơ ý bị một chiếc đinh sắt han gỉ đâm vào chân, máu chảy khá nhiều. Thực vội vàng rửa vết thương rồi băng bó cẩn thận. Nghĩ rằng chỉ cần vài hôm vết thương sẽ lành rồi mình sẽ đi lại bình thường. Nhưng không ngờ chỉ mấy hôm sau, Thực bị sốt càng lúc càng nặng, thân thể co giật liên tục, chỗ chân bị thương đỏ và sưng tấy. Thấy vậy gia đình lo lắng bèn vội vàng chuyển cậu lên Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang khám và điều trị. Qua xét nghiệm, bác sĩ cho biết Thực bị vi trùng bệnh uốn ván tức phong đòn gánh (tetanus) xâm nhập rất nặng, coi như đã hết cách chữa.

Thực ra đi rất nhanh sau đó. Vì cậu còn quá trẻ và sự việc xảy ra bất ngờ khiến mọi người trong gia đình vô cùng đau đớn.

Bẵng đi một thời gian, nỗi đau về cái chết đột ngột của Thực cũng chìm dần. Cho đến tháng 9/2012, người ta mới lại bàn tán xôn xao khi gia đình quyết định làm đám cưới cho Thực. Lễ cưới được xem là có một không hai, cô dâu chú rể đều là người đã khuất nhưng được tổ chức như người đang sống với đầy đủ lễ nghi, xe rước dâu, loa đài, các mâm cỗ và khách mời.

Đám cưới chỉ là quá mê tín
Ông Nguyễn Văn Ngời, một người dân sống ở khu chợ Bợ, xã Bình Xa, cho biết: “Sự việc tổ chức đám cưới cho hai người âm là có thật nhưng kể cả khi chứng kiến, tôi cũng không thể nào tin vào mắt mình, bởi từ bé đến lớn tôi chưa từng thấy chuyện này bao giờ”.

Ông Phạm Văn Được, bố của chú rể, nói không phải tự nhiên mà gia đình ông lại làm cái việc xưa nay chưa từng có như vậy. Ông nhớ lại: “Ngày hôm đó, do có việc nên tôi ra khỏi nhà từ chiều, khi trở về khoảng tám, chín giờ tối. Vừa mới bước tới đầu ngõ, tôi đã thoáng thấy có mùi nhang từ nhà mình bay ra rất thơm, tôi giật mình tự nghĩ phải năm ngày nữa mới đến giỗ thằng Thực, sao hôm nay ai lại thắp hương sớm thế”.

Vào trong nhà, ông thấy vợ chồng người con trai thứ hai tên là Chính và Nhung sống gần đó sang chơi. Ông hỏi chuyện về việc thắp nhang thì chị Nhung thưa: “Bố ạ, đêm hôm qua con nằm ngủ, mơ thấy chú Thực báo mộng là chú ấy muốn lấy vợ, và bảo phải cưới sớm chứ không thôi thằng cháu đích tôn con anh Nghĩa làm đám cưới trước thì lại đâm phiền ra”. Rồi chị nói thêm: “Chú báo mộng cho con là bố mẹ già rồi, mọi thứ sắm sửa lễ cưới thì nhờ vợ chồng con lo giùm, đừng bắt bố mẹ lo”.

Ông Được vừa đi công việc về, mệt, nên chỉ nghe sơ qua rồi đi nghỉ, không để ý đến nữa. Hai hôm sau, người con dâu lại nhắc lại nên ông bàn với vợ rồi quyết định làm đám cưới cho người con trai đã khuất.

Mọi thứ chuẩn bị cho đám cưới đều do một tay người con dâu thứ hai sắm sửa, mà tất cả đều phải mới tinh, ngay đến tấm bạt che sân cũng không được là đồ cũ, vì: “Chú Thực đã dặn như vậy”.

Suốt một ngày, người con dâu thuê xe hơi đi vào thành phố Tuyên Quang sắm từ hai hình nhân thế mạng đến đồ lễ đón dâu, quần áo bằng hàng mã đầy đủ như một đám cưới thực thụ. Theo ông Được, sau khi sắm sửa, hình nhân nữ phải gửi tại chùa của làng chứ không được đưa về nhà. Bởi chưa rước dâu thì không ai cho cô dâu về nhà trai trước mà phải đợi đến khi đón dâu thì chú rể và họ hàng mới đến đón về.

Sắm sửa mọi thứ xong, cuối cùng, đám cưới cho hai người đã khuất cũng được tổ chức với nghi lễ giống như đám cưới người sống. Thời gian tổ chức mất gần hai ngày, thuê đến bốn năm chiếc xe, có cả xe hoa riêng để đi đón dâu, tuy linh đình nhưng thật ra là đón hình nhân bằng hàng mã được đặt làm và gửi ở chùa Bợ rồi rước từ chùa về nhà.

Đón dâu xong, đám cưới tưởng chừng như đã tốt đẹp, khi chuẩn bị phần hóa hàng mã (tức đốt đồ mã) để cho cô dâu chú rể trở về nơi ở của họ, thì người con dâu thứ hai tức chị Nhung bỗng dưng có biểu hiện lạ. Chị nhắm mắt, nói không cho hóa mã. Cho rằng chị Nhung bị ma nhập, gia đình ông Được tìm mọi cách để đuổi tà ma như dùng cả roi dâu quất vào mình chị nhưng chị vẫn không trở lại bình thường.

Nghe mách ở Vĩnh Phúc có thầy cao tay biết làm lễ trừ ma, gia đình vội vàng mời thầy đến. Thầy phán rằng người cưới vợ hôm đó là người mượn danh con trai của gia đình ông bà vào quấy nhiễu chứ con trai ông bà đang bị giam cầm. Nghe vậy, gia đình rất hoang mang, đang không biết làm sao thì thầy khuyên lập đàn và sắm sửa lễ vật trừ tà để giải cho oan hồn con trai khỏi bị giam giữ. Nghĩ thương con đã mất từ lâu mà không được yên ổn, dù không nhiều tiền nhưng vợ chồng ông Được cũng cố vay mượn cả trăm triệu đồng để nhờ thầy lập đàn, làm lễ. Ông thuê người chặt hết các cây to trong vườn, vì theo lời thầy nói, cây to là nơi trú ngụ của ma quỷ. Ông cũng cho thay hết tất cả các bát nhang trên bàn thờ tổ tiên bằng bát nhang mới và trang trí lại.

Ông Phạm Văn Sinh (54 tuổi) trưởng thôn Thọ Bình (xã Bình Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) cho biết: “Sự việc này diễn ra là do gia đình quá mê tín, tin vào giấc mơ rồi lại nghe lời thầy pháp nói bậy nói bạ dẫn đến tốn kém quá nhiều mà lại mang tiếng mang tăm. Sau khi sự việc diễn ra, gia đình cũng đã nhận là sai và cũng đã thấy mình quá mê muội nên mới hành động như vậy”.

Sự thật, ở miền Bắc Việt Nam hiện nay, sau bao nhiêu năm bị kìm hãm, bây giờ được bung ra, người ta mê tín dị đoan còn quá thời xa xưa nữa.

Đoàn Dự ghi chép
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.227 giây.