Có lẽ, đàn ông đóng góp nhiều hơn cho việc mang thai chứ không chỉ có cung cấp tinh trùng. Một số bằng chứng cho thấy tinh dịch kích thích hệ miễn dịch của phụ nữ dễ cơ thể họ dễ tiếp nhận phôi thai hơn.
Trên quan điểm miễn dịch học, phôi gần giống một cơ quan được cấy ghép (iStock) (Credit: ABC Licensed)Có lẽ, nam giới đóng góp nhiều hơn cho việc mang thai chứ không chỉ có tinh trùng. Một số bằng chứng cho thấy tinh dịch kích thích hệ miễn dịch của phụ nữ dễ tiếp nhận phôi thai hơn.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Adelaide phát hiện một cơ chế có thể lý giải tại sao những phụ nữ liên tục tiếp nhận với tinh dịch của bạn đời trong vòng từ ba đến sáu tháng trước khi thụ thai ít gặp những biến chứng thai kỳ như chứng cao huyết áp trong thời gian mang thai hoặc hiện tượng hạn chế sự phát triển của bào thai.
Phát hiện nghiên cứu vừa nêu được thuyết trình trong hội nghị Nghiên cứu Y khoa và Chăm sóc Sức khỏe diễn ra vào tuần cuối tháng 11/2012 tại Adelaide.
“Đàn ông có những đóng góp mà chúng ta chưa đánh giá cao. Không chỉ tinh trùng đóng vai trò quan trọng trong việc mang thai,” giáo sư Sarah Robertson, đồng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Sinh sản thuộc Đại học Adelaide, cho biết.
Một nghiên cứu về chuột cho thấy việc tiếp nhận tinh dịch thường xuyên làm tăng số lượng tế bào điều tiết T. Loại tế bào này đã được chứng minh là đóng vai trò quan trọng - giúp hệ miễn dịch của người mẹ tiếp nhận phôi.
Nghiên cứu trước đây về con người cho thấy cơ chế đó có thể lý giải tại sao phụ nữ thụ thai sau khi có quan hệ tình dục chưa đầy dưới ba tháng với cha của đứa trẻ tương lai sẽ có nguy cơ bị chứng huyết áp cao trong thai kỳ cao hơn đáng kể.
“Chúng ta thấy hiện tượng này xảy ra trong trường hợp phụ nữ thụ thai sớm trong mối quan hệ với người bạn tình hoặc chỉ sau ‘cuộc tình một đêm’. Hiện tượng này cũng xảy ra với những người sử dụng các biện pháp tránh thai và có thai ngay sau khi dừng sử dụng bao cao su,” giáo sư Robertson nói.
Phôi giống như một cơ quan được cấy vào cơ thểTheo bà Robertson, từ quan điểm miễn dịch học, phôi thai giống như một cơ quan được cấy ghép vào cơ thể.
“Đó là mô lạ sống trong cơ thể phụ nữ 9 tháng và người phụ nữ đó cần có khả năng tiếp nhận bộ phận cấy ghép hoặc miễn dịch để cho phép phôi thai phát triển,” bà Robertson nhận xét.
Việc tiếp nhận thường xuyên với tinh dịch của người cha tương lai có lẽ tạo ra một môi trường miễn dịch dễ dàng hơn do hai nguyên nhân.
Thứ nhất, hệ miễn dịch của người phụ nữ được kích thích nhận ra tín hiệu miễn dịch đặc thù của người cha tương lai, còn gọi là hiện tượng ‘phức hợp tương thích mô chính’. Yếu tố thứ hai khuyến khích tạo ra một môi trường miễn dịch dễ tiếp nhận mô lạ hơn.
“Tín hiệu trong huyết tương tinh dịch giúp hệ miễn dịch dễ tiếp nhận hơn – tức là không bị kích hoạt để tấn công mô lạ. Tín hiệu này giúp cơ thể tiếp nhận mô lạ một cách thoải mái, hỗ trợ sự phát triển của phôi trong khi vẫn duy trì phản ứng miễn dịch,” bà Robertson nhận định.
Source: ABC Australia