logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 09/12/2012 lúc 12:39:48(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Từ cuối năm 2011, khi sơn sốt giá ùa vào mọi ngõ ngách phố phường, len lỏi vào từng cuốn sổ chi tiêu gia đình chật hẹp, nhất là người lao động, không ít chuyện bất ổn nảy sinh. Xin kể vài mẩu chuyện có liên quan đến dịch sốt đại trà mà các nhà quản lí kinh tế Việt Nam hoàn toàn bó tay bất lực, vì không thể tìm nổi phương thuốc chữa trị nào vì tham nhũng, dốt nát , bất tài và lừa đảo khiến hàng chục Ngân hàng phải đóng cửa, 200 ngàn doanh nghiệp phá sản, công nhân nông dân thất nghiệp dài dài. Xưa ông bà mình nói “dân bất ly hương” còn ngày nay khi đảng liếm cái lưỡi “công nghiệp” vào từng mảnh đất của dân thì người dân hết đất sống chỉ biết tràn ra ngoài Hà Nội làm cửu vạn, buôn bán hoa quả hoặc “bán trôn nuôi miệng”. Hễ bàn tay tham lam của các đồng chí “ếch” thò vào túi tiền của người dân ở đâu thì đói khổ, lo lắng hiện ra ở đấy.

1. Bệnh “chảy máu vàng”

Từ trong nước, cậu cháu ruột gọi điện thoại cho tôi:

- Thím xem như thế nào chứ, cháu thấy dạo này chú ăn uống tằn tiện quá, lần nào từ Hòa Bình xuống, biết chú ở một mình, cháu cũng ghé vào thăm rồi ngủ lại qua đêm mà thấy chú cứ lọ mọ: “Cơm cơm trộn canh” đến khổ, đến sinh viên nghèo xa gia đình như chúng cháu, quanh năm mì tôm thay cơm, cũng có bữa phải cải thiện, đổi bữa , chứ không thể …trường kỳ mãi như thế.

- Chết, tôi nghe mà không tin vào tai mình. Thế kỷ 21 rồi, hội nhập toàn cầu, vào WTO cả nửa thập kỷ rồi. Bản thân “ông ấy” còn là giáo viên trường điểm, lương có đến nỗi nào đâu, tính ra tiền Mỹ cũng tròm trèm 200 USD. Hơn khối người trong xã hội, lại chỉ có một thân một mình. Vợ và con gái nhỏ ở Mỹ, con lớn đang du học ở Pháp. Bản thân tôi từ ngày ra tù, dù đau ốm đến tận các đầu ngón tay, vẫn phải lo lắng ăn dé, ăn dè hạt tiện, rồi viết bài, bán sách, vay mượn để hàng tháng có 7-800 USD gửi cho cháu, (tất nhiên cháu có đi làm một tuần ba buổi chứ không muốn lệ thuộc hoàn toàn vào mẹ). Vì thế ông ấy có phải chia xẻ đồng lương ít ỏi còm cõi nào của Việt Nam cho con đâu, sao lạ vậy? Hơn 30 năm dạy học, đến giờ phút này vẫn “ăn cơm rau vật nhau với trẻ” sao? Hay là …vật với cô gái trẻ đẹp nào để đến nỗi bị bóc lột đến mức không còn đồng xu dính túi?.

Chờ đến tối ông xã mới “bán cháo phổi” xong thì qúa muộn, tôi vội gọi điện thoại hỏi giật giọng:

- Anh sao thế? Thấy Toàn nói anh không được khỏe vì ăn uống tằn tiện qúa, chỉ “cơm cơm trộn canh đã nhiều hôm rồi, bữa ăn chẳng đổi thay gì”?

Đang giờ giải lao, anh ngán ngẩm đáp:

- Thì được một bữa cơm người thì mất mười bữa cơm nhà chứ sao. Con về nghỉ hè ba tháng, đưa cả bạn trai ở Pháp về, chả lẽ lại ăn uống như bình thường, hoặc chỉ ru rú ở xó nhà, trong khi đồng lương giáo viên thấp, nên anh đành cắn răng bóp trán để vay nóng mỗi người vài triệu mua thức ăn và thuê ô tô tự lái đưa con đi thăm các nơi nào Đồ Sơn, Sa Pa, Tam Đảo v.v…Mới đầu cũng nghĩ chỉ tốn khoảng 1-2000 USD thôi , ai ngờ giá cả tăng chóng mặt, thành thử mắc bệnh chảy máu vàng trầm trọng qúa.

Ngỡ anh ăn nhiều thực phẩm của trung quốc bị ngộ độc nên da vàng, máu vàng

Tôi vội hỏi:

- Chảy máu vàng à? Có phải đi bác sĩ không? Bình thường chỉ có nước mô mới có màu vàng chứ máu sao lại biến từ đỏ sang vàng được? Hay là gan, thận có vấn đề?

- Khổ qúa anh gắt: – Làm nhà văn, sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa bao nhiêu năm mà còn không hiểu câu ấy, cứ suy diễn lung tung. Ý anh muốn nói là vì liên tục mở tiệc thết đãi chàng rể tương lai, để làm vui lòng con gái, cho cậu ấy nếm đủ các món ngon vật lạ của Việt Nam trong điều kiện giá cả tăng vèo vèo nên mình cứ “truất ngựa truy phong” mãi hết veo 70 chục triệu- tương đương 1,5 cây vàng chứ sao

- Trời đất! Tôi rên lên: – Đúng là “cá chuối đắm đuối vì con”, chỉ vì phận làm cha anh phải trổ tài nấu nướng, trong điều kiện giá cả leo thang đến chóng mặt, không phải “năm anh em trên một chiếc xe tăng”, gồm “xăng dầu, điện, gas, thực phẩm” mà “gi gỉ gì gi cái gì cũng đắt” nên “năm anh em” trên chiếc xe này đâm vào đâu là người dân lãnh đủ. Trong khi ông bà bảo “Được một bữa cơm người mất mười bữa cơm nhà”, huống hồ 3 tháng trời ròng rã, 90 ngày, 270 bữa, nhân lên thành 2700 bữa, làm gì chả mắc bệnh … chảy máu vàng?

Nhưng con đi cả tháng rồi cơ mà, sao anh ăn uống đạm bạc qua loa như thế , làm sao đủ sức khỏe? Tôi thắc mắc:

- Ôi anh gạt đi: -Anh là cái thằng nhà quê, sinh ra trong lũy tre làng, lại ở nơi vùng chiêm trũng, “sống ngâm da, chết ngâm xương” quanh năm rau cháo , sắn khoai , đã chết đói bao giờ đâu. Bây giờ có cơm ăn là tốt rồi, em lo gì?

- Thế lương anh đâu? Chả lẽ 4 triệu bạc mà triền miên trong cảnh …cơm cơm trộn canh sao? Trong khi gạo mới hơn 20 nghìn một ký, một tháng giỏi lắm anh ăn hết 500 nghìn tiền gạo chứ mấy?

- Không tính thế được em ơi, còn tiền điện thoại, nước, xăng xe đi dạy, đám cười, đám khóc cùng thiên hạ rồi mỗi tháng cũng phải về quê một lần trong khi phải trả nợ một nửa rồi, còn 2 triệu, đành phải ăn dé ăn dè cho qua bữa chứ.

Đầu dây tôi nghẹn họng không nói nổi câu nào, lặng nghe anh nói mà lòng rưng rưng chực khóc:

- Vì thế hết giờ dạy học là anh đảo qua chợ mua rau muống hoặc rau lang, mồng tơi, rau cải v.v, xào với tí hành khô, mỡ, cho thêm nước vào làm canh rồi khuấy một thìa mắm tôm vào thay prôtít, là xong.

- Chết chết! anh ăn còn khổ hơn thời bao cấp vậy?

- Quan trọng gì đâu em, người Việt Nam ăn để sống, đâu đã được sống để ăn. Vì thế cơm xới ra, để cho bay hơi cho nguội bớt đi, khoắng vài cọng rau ăn vã rồi chan nước canh vào lùa 3 miếng là hết. Cứ chén thẳng cẳng 3 bát như thế là xong một bữa. Một ngày chỉ nấu một lần vào buổi chiều, sáng ra thì tranh thủ rang cơm ăn đi dạy, còn hai bữa còn lại thì không phải “nước mắm đại dương và nước canh toàn quốc” là được rồi , bày vẽ làm gì?

2- Người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra

Từ ngày đón mẹ sang Mỹ, chỉ hưởng food stamp, mà thịt gà, tôm cá ăn phát chán, cứ mỗi lần đổ một món nào vào thùng đựng rác là mẹ tôi lại rưng rưng khóc…

Thoạt đầu ngỡ bà nhớ nhà, xa quê, không chịu được cảnh ru rú trong nhà, trong khi tiếng không biết, người không hay, ra đường toàn mắt lạ nhìn lên, nên chán, tôi cố an ủi cho mẹ thăng bằng trở lại, ai ngờ bà nghẹn ngào thú nhận:

- Mẹ khóc vì con lãng phí qúa, mẹ vừa ở Việt Nam sang, ngày nào nhìn vào thùng rác nhà con cũng đổ đi cả đống, nào cơm nguội, nào cháo, rồi thịt bò, thịt gà, thịt lợn, trong khi ở Việt Nam nhiều người nghèo lắm, sáng ra phải nhịn đói đi làm, trưa về chỉ có mấy hạt lạc rang với rau muống dầm sấu. Tội lắm, nhiều nhà đông con nhiều cháu lại ở thôn quê hẻo lánh, còn cấm không được dùng thìa xúc lạc mà phải dùng đũa gắp để còn nhường cho người khác …Lần mẹ lên Bắc Cạn thăm người bạn già, bác ấy vốn vui tính, hóm hỉnh bảo:

- Thôi bà là bạn chí cốt với tôi trong thời thanh niên xung phong, từng “ăn cơm nắm, ngủ giường… hầm” quanh năm suốt tháng bom đạn bời bời, nên chẳng cần khách sáo gì. Nhà tôi con trai, con dâu đều thất nghiệp, đứa chạy xe ôm, đứa bán rau quả, vạn người bán, trăm người mua nên đói lắm. Hầu như tất cả đều phải trông chờ vào hai khoản lương hưu của vợ chồng tôi. Nghĩ mình ngoài 70 rồi, chẳng còn sống được mấy bữa nữa nên tôi đưa tất cho con dâu đi chợ. Vậy mà nó tính toán chi li đâu vào đấy. Nào tiền học đại học của con lớn, tiền đóng học phí cho con trai đang học phổ thông cơ sở… rồi tiền điện thoại, điện sinh hoạt, tiền ga, tiền gạo tiền xăng v.v Vì vậy sáng ra chỉ ông bà được ăn bát chão loãng 7.000 VND, gồm 5 nghìn tiền cháo và hai nghìn hai lát đậu phụ rim mỏng tèo. Còn cả nhà nó phải nhịn, đến 11 giờ trưa đói run chân tay con vợ mới nổi lửa, nấu cơm, rang “sỏi” cho cả nhà gắp.

Món ăn chính của những gia đình nghèo

Tưởng bà già lẩm cẩm nói nhầm, mẹ phải hỏi lại, ai ngờ bà cười ngặt nghẽo kể:

- Chúng nó gọi hạt lạc là “sỏi” đấy bà ạ, cả một nồi cơm to tú hụ cho 6 người mà chỉ một bát lạc rang, với hai bó rau muống, đói qúa run cả tay, gắp 10 viên thì trượt mất sáu, lại cho vào trạn chiều gắp tiếp. Hôm nào bọn trẻ chán qúa thì giã “sỏi” thành “sạn”, cho thêm thìa đường, tẹo mì chính trộn muối vào, ấy thế mà cũng nhẵn như chùi. Nhiều hôm nhìn bọn trẻ mà rơi nước mắt. Có tí thức ăn ngon nào cũng phải để giành ông bà bồi dưỡng hết. Mấy hôm đầu, cả nhà không biết, cứ sấn sổ gắp, mẹ nó phải lườm nguýt tỏ ý không bằng lòng. Bóng gió nhẹ nhàng mãi không được phải ra xác lệnh cấm. Còn tôi hoặc ông ấy thương con, thương cháu, thấy ánh mắt trẻ thơ thèm thịt mà đành quay đi, tôi phải tự gắp cho chúng nó, thế là con mẹ dùng đũa của mình chặn đũa của tôi lại bảo: “Cả nhà mình đều không có tiền phải ăn nhờ vào tiền lương hưu của ông bà. Lẽ ra “trẻ cậy cha, già cậy con” mà không ngờ tình thế ra nông nỗi này, được bố mẹ cho ăn là tốt rồi, giờ ăn sang phần của ông bà thì tiền đâu mà bôi cho đủ tháng? Nếu ông bà có mệnh hệ gì, hoặc đau ốm phải vào bệnh viện thì chúng con biết trông vào đâu? Vì vậy, ông bà còn khỏe mạnh ngày nào là chúng con mừng chừng ấy. Cơ sự này con còn lo đói to kia. Cả một tỷ ba trăm triệu người trung quốc hút hết gạo về Tàu, như đã từng hút than, hút bô-xit Tây Nguyên của Việt Nam thì lấy đâu ra gạo mà ăn, vì thế nếu cháu Hiền ra trường không xin được việc thì cả nhà mình chỉ còn nước ôm nhau mà khóc, ôm nhau mà khổ, ôm nhau mà chết thôi bố mẹ ạ. Xin việc thời này đâu phải dễ, họ không đòi “chỉ tiêu” như thời bao cấp mà đòi cả vài lạng vàng để… tiêu mới cho vào làm cơ.

- Thế tết nhất thì sao ạ? Tôi hỏi:

- À cả nhà 6 người chỉ gói đúng 3 cái bánh chưng cho ba ngày 1,2,3 tết. Chẳng thịt gà mà chỉ mua vaì lạng thịt lợn phần bụng bèo nhèo, luộc lên lấy nước để nấu miến với mộc nhĩ, điểm hành, mùi cho bắt mắt, gọi là chạy qua…ngày tết . Hết tết hết thịt lại giã “sỏi” ăn quanh năm, suốt tháng, muốn bùi, beó dễ ăn hơn thì chịu khó giã “sỏi” thành “sạn”…Vì vậy bà ấy kể:

- Tôi thấy con dâu tôi chi tiêu đơn giản lắm, đầu tháng có lương của bố mẹ là mua cả vài yến gạo trữ sẵn, hai kg lạc nhân và hai ký thịt mỡ về rán lấy mỡ…rồi muối một vại dưa chua ăn quanh năm. Hôm nào sang lắm là cơm có dưa xào cùng cà chua, tóp mỡ, thêm một đĩa đậu rán là thành tiệc , cả nhà vui hơn tết. Vì tết mà cứ lo ngơm ngớp có người đến thăm. Tiền mừng tuổi chả có, mà bữa ăn thì đạm bạc, không có điều kiện mời khách đã đành, còn sợ nếu khách thực lòng ở lại thì …khách ăn, chủ nhà nhịn.

Tôi lặng yên nghe mẹ kể, lòng bàng hoàng đau xót, không tin được dù đó là sự thật

…Tần ngần trước thùng đựng rác, mẹ tôi nói tiếp:

- Ở Việt Nam, hạnh phúc của người già là không bị con cái bấu víu, đằng này con đã không bấu víu vào mẹ, còn lo tiền bảo lãnh cho mẹ sang Mỹ nữa, mẹ cảm động lắm.

- Ôi mẹ, tôi gạt đi: -Cái thời đốn mạt ấy, sắp xa rồi mẹ ơi. Có phải ngày nào cũng là Halowen đâu mà bọn quan lại cộng sản lúc nào cũng đeo mặt nạ, hù dọa người dân đủ 365 ngày như thế. Sắp đến lúc người dân đè ngửa chúng ra lột mặt nạ rồi nện cho một trận chí tử ấy chứ.

Không hiểu cách nói ẩn dụ của tôi, cũng là đang miên man theo dòng chảy vô tận về một miền ký ức xa xôi “ăn cơm nắm, ngủ giường hầm”, mẹ nao nao bảo:

- Trước hôm đi Mỹ, mẹ gọi điện thoại cho bà ấy, bà ấy mừng ghê lắm, trước cứ thương mẹ vì “con dại, cái mang”, dại không để đâu cho hết, đang yên đang lành thì lại chửi bác, nói xấu nhà nước xã hội chủ nghĩa, đòi đào mồ chôn lãnh đạo cộng sản, bị “chôn sống” trong địa ngục mấy năm trời. Bây giờ thì lại xuýt xoa vì một chuyến đi của mẹ , cả 6 mẹ con vợ chồng bà ấy sống tằn tiện được cả năm, 365 ngày đấy con ạ.

Tuổi già thèm sáng, lại không quen khí hậu nước Mỹ, nên 3,4 giờ mẹ tôi đã lọ mọ dạy, cứ lủi thủi chơi một mình. Vì vậy, hễ thấy tôi và cháu ngoại dạy để chuẩn bị đi học là mẹ túm lấy, kể hết chuyện nọ chuyện kia. Lần này mẹ bảo:

- Đúng là có trời phật độ trì con ạ, hôm con bị bắt, hàng xóm bóng gío chửi đổng nhà mình: “Nhà cao cửa rộng không về, sao con bà cứ…ngứa nghề vào Lao? Làm mẹ cũng ngứa gan chửi cả bè lũ công an nhà chúng nó ròng rã cả tuần liền, cho đến khi bị chúng trả thù, mặc quần áo dân thường, cố tình đâm mẹ gãy chân, để mẹ không đến nhà con trông cháu được, cũng là không tiếp tục chửi chúng nó nữa, chỉ nằm bẹp ở nhà mình thôi. Giờ con được định cư ở Mỹ rồi, mẹ mới nghiệm ra một điều mà từ hồi nhỏ bà ngoại vẫn hay đùa: “Trăm cái khôn không bằng đường chôn số phận” , đúng thật con ạ.

Trở lại với bà bạn quý hóa của mẹ tận vùng rừng núi âm u, thầy bu kính mến” (huyện Na Rì, Bắc Cạn) nghèo đến mức nhiều thanh niên phải bán cái đó đi mà …xơi ( !) Mẹ bần thần nhìn theo đầu nạng chống, bảo nhỏ:

- Khi về, mẹ chưa biết mua quà gì cho bà ấy đây?

- Ôi, vốn “trẻ người non dạ” ăn không no, lo chưa tới ( vì sợ béo) tôi bảo:

- Con sẽ mua cho mẹ cả va li đầy quà của nước Mỹ, từ hạt dẻ cười, táo tàu khô, rong biển, sô cô la, mẹ tha hồ mà phân phát

Không ngờ mẹ lại rưng rưng một niềm rung cảm sâu xa

- Mẹ cũng nói thế, vì từ hôm con sang đã mấy lần gửi quà về cho mẹ rồi, nhưng bà ấy lại khóc, bảo : – Bà ơi , sô cô la hay táo tàu cũng quý lắm, đời tôi hơn 50 năm theo cách mạng đã bao giờ dám ăn sôcôla đâu, nhưng nếu thương tôi thật lòng thì cứ cho tôi vài chục đô, để khoe với con cháu. Vì từ bé ở tận vùng “khỉ ho cò gáy” Tày cưỡi máy bay* này, nào tôi đã biết tiền Mỹ là gì, mà sao lại có mệnh giá cao thế, một đô la tương đương với 21 nghìn đồng Việt Nam

3. Đậu Phụ là chính, mì chính là phụ …

Buồn tình, tôi gọi điện thoại về cho cô học trò ở thị trấn Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội, biết tôi quan tâm đến vấn đề giá cả, nó kể: “Cô ơi, nhà em hôm nào cũng chỉ chỏng trơ một đĩa đậu phụ rán , dăm quả cà , bát nước chấm điểm hành , nước rau luộc trong vắt và đĩa cải bắp to ngồn ngộn trước mặt thôi , quanh năm chả thịt gà cá mú cua ốc gì đâu

Đầu dây giọng tôi ái ngại:

-Giáo viên thời buổi kinh tế thị trường này , còn ai phải “ăn cơm rau vật nhau với trẻ đâu” mà em để chồng con ăn uống đạm bạc thế, toàn những lao động trẻ, khoẻ cả

Nó rơm rớm nước mắt :

- Cô ơi , lương giáo viên cấp II trường huyện bọn em , gần hai chục năm đứng lớp đến nay chỉ vẻn vẹn hơn 3 triệu đồng một tháng, cơ quan chồng em lại thất nghiệp vì phá sản , hết việc , em thay vai trò của chị ấy. Ngoài con mình , còn cả hai con chồng nữa , chỉ riêng việc kiếm tiền cho ba bố con làm vốn cũng phải thế chấp nhà cửa, mỗi tháng trả lãi nuôi nhân viên ngân hàng nông nghiệp huyện cả triệu bạc rồi, nếu không ăn uống theo kiểu này : Đậu phụ là chính , mì chính là phụ, bọn em kiếm đâu ra, nhất là trong thời điểm hiện tại giá cả tăng chóng mặt như vậy – 2.500đồng một mớ rau cải xanh, 5000 đồng một cân rau cần cô ạ. 6.000đ một cái súp lơ bé xíu như nắm tay trẻ em, mà cả nhà: Con anh, con tôi, con chúng ta – 6 miệng ăn liền, làm sao thả nổi được? Vì thế 6 tháng nay rồi, mỗi lần phải ra chợ ,sà vào hàng rau em lại nhớ câu thơ của nhà văn Khuất Quang Thuỵ, ca ngợi sự “đổi mới” từ thời điểm 1986:

“Em có nghe thời cuộc
Run trong từng cọng rau,
Đói nghèo và dung tục,
Nhận chìm bao thanh cao”

- Thôi, thôi, tôi cười, đúng là cô giáo dạy văn có khác: – Hơi một tí là ho ra thơ, thở ra văn. Cô bây giờ …mất dạy và …vô lương rồi, sống nhờ chính phủ Mỹ thôi

- Không phải, nó đánh trống lảng, em chỉ cố cho gia đình em không lâm vào cảnh bị “nhận chìm” thôi. Cô nghe em đọc tiếp này:

“Hoa nở chẳng vì đâu,
Khi vàng con mắt đói,
Bởi xóm làng thương nhau,
Bếp mỗi chiều vẫn khói…”.

Tuy đạm bạc thế này, mỗi bữa cũng xơi hết cả vài chục nghìn tiền rau, đậu, mắm muối, tương cà đấy, cô tưởng à? Cứ có cái mà bỏ vào nồi, có cớ mà “nổi lửa lên em”, “bếp mỗi sáng, mỗi chiều vẫn khói”, để vợ chồng , con cái yên ổn bên nhau … đạm bạc, rau muối qua bữa như thế này là tốt chán ra rồi. Cả triệu triệu người dân khác từ Hà Nội đến thôn quê, hễ động đến chi tiêu, từ xăng, gạo, rau quả, đồ dùng, vật dụng gì là kêu trời, la oai oái, chửi cha cả ông Đảng và ông nhà nước lên kia. Họp chó gì mà họp lắm thế, trong khi tội trạng đã rành rành ra còn cố ngồi bệt ăn vạ, tranh công đổ tội, gọi chệch tên tội đồ của dân tộc là đồng chí Ếch, với lươn… Có mà cố tình thâm thủng ngân sách ít ỏi của người dân, sau khi đã tham nhũng, bóc lột, hút máu, hút mủ dân chán chê ra thì có ấy ?

Đến lượt tôi nở nụ cười… hình bình hành cáo lỗi, tạm biệt, vì số “tài khoản” trong “ngân hàng tình cảm” dành cho những người thân quen ở Việt Nam còn dài…

Tắt máy nghe rồi, trong tai tôi còn văng vẳng những lời của cô học sinh, mượn lời của nhà cách mạng Phan Chu Trinh chửi thực dân Pháp, để đọc cho tôi nghe sau kỳ họp thứ 6 vừa rồi:

Lũ ếch nhái sắm dù sơn kiệu
Bọn sâu bọ đục khoét dân ta
Đảng ta là của Trung hoa
Mồ cha giày xéo, gà nhà đá nhau…

Sacramento 6-12-2012

Tác giả: Trần Khải Thanh Thủy

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.236 giây.