logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 24/07/2014 lúc 09:37:47(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Dễ dàng cá độ trên mạng bằng điện thoại hay máy tính bảng.
UserPostedImage
Mười ngày lên giá 2 lần, xăng tiếp tục tăng trên mức kỷ lục.
UserPostedImage
Gái mại dâm Sài Gòn cũng “ăn theo” World Cup.
UserPostedImage
Bốn dân ghiền cá độ bị bắt ở Hà Nội với số tiền hơn 6 tỉ đồng
UserPostedImage
Công nhân rách đành xem World Cup tại phòng trọ với chiếc Ti vi nhỏ.
UserPostedImage
Phương và cả gia đình cầm đầu đường dây cá độ tại H. Long Thành - Đồng Nai.
UserPostedImage
Chỉ sau 5 năm đưa vào sử dụng, 8 lần đường ống dẫn nước sông Đà bị vỡ.
UserPostedImage
Xới tung vỉa hè con đường “đắt nhất hành tinh” ở Hà Nội làm lại tốn kém hàng ngàn tỉ đồng.
UserPostedImage
Trước khi tường thuật với bạn đọc về chuyện thời sự ở VN, tôi điểm qua vài nét ngắn gọn về World Cup vừa qua. Một World Cup khá đặc biệt so với những kỳ trước. Đến hôm nay World Cup chỉ còn là một dư âm vang vọng đâu đó trên các phương tiện thông tin. Những dự đoán đã có đáp số, cho nên những lời bàn “Mao Tôn Cương” của chúng tôi, ai đúng ai sai cũng chỉ còn là tiếng cười xòa như sau một chầu ăn sáng để tình thân càng được nối liền qua không gian và thời gian. Bên cạnh đó là hàng ngàn hình ảnh, hàng vạn tin tức phong phú, đôi khi trái ngược nhau như Messi có xứng đáng quả bóng vàng không, đội tuyển nào xứng đáng là đội hay nhất… ai muốn hiểu sao cũng được. Và nhiều trang báo có dịp câu khách bằng những hình ảnh “gợi cảm” của những nữ khán giả cuồng nhiệt để lộ vòng 1 vòng 2 cùng những nàng Wag’s và vợ của các cầu thủ. Chẳng mấy khi độc giả được thưởng thức món ăn hấp dẫn như thế này đền bù lại 32 ngày thức đêm rời rã. Bây giờ trống trải quá, đôi khi có nhà còn tiếc nuối, bật truyền hình xem lại những trận đấu cũ rồi mới uể oải lao vào công việc.

Mọi người lại trở về với cuộc sống thường ngày, dường như có phần tẻ nhạt đi bởi đã quá quen với những đêm trắng hẹn hò với “cô tình nhân bóng đá.” Nhưng rồi cái nhịp sống đời thường lại kéo những tín đồ túc cầu trở về với thực tại. Lại bon chen lo cho cuộc sống, lại tất bật với trăm công ngàn việc. Người ta lại quên đi giải túc cầu thế giới, World Cup 2014 chỉ còn là cái bóng mờ rồi lịm tắt. Cuộc đời là thế, có gì là vĩnh cửu đâu!


‘Hậu World Cup’ ở VN


Tuy vậy ở VN, cũng có nhiều gia đình VN vẫn còn mang “tai họa” bởi cô tình nhân bất trị World Cup gây ra, cô tình nhân không chỉ ở đầu đường góc phố, trong quán trọ mà chui vào mọi nhà, khuấy động cuộc sống đang yên lành, thậm chí nhiều gia đình tan nát, nhiều phong lưu công tử và ngay cả người lao động cũng tán gia bại sản ví cá độ bóng đá. Từ đó kéo theo hàng loạt tệ nạn xã hội. Nào là chém giết, tự tử, trộm cướp, bắt cóc, thụt két, chiếm đoạt tài sản, lừa lọc, bệnh tật… Các cô gái “đứng đường, không chỉ ở Brasil mà còn lan cả đến những đầu đường góc phố ở VN. Vào quán café vừa xem bóng đá vừa cá độ, vừa được phục vụ từ A tới Z. Nhất cử tam tứ tiện.

Chuyện cá độ bóng đá ở VN nói hoài không hết, hậu quả của nó sẽ còn kéo dài sau nhiều ngày sau World Cup, chưa biết còn những “thảm họa” nào sẽ xảy ra.

Sự nghèo đói cùng với vật giá leo thang, điện nước xăng dầu cứ tà tà lên giá, cụ thể như từ 8g tối ngày 7/7, giá xăng dầu tiếp với mức tăng cao nhất là 410 đồng/lít. Đây là lần thứ 2 liên tiếp giá xăng dầu được phép tăng, trong 10 ngày tăng giá 2 lần, xăng tiếp tục tăng trên mức kỷ lục. Cùng với nó, tệ nạn tham nhũng dầy đặc càng đẩy người dân vào chỗ khốn cùng. Xã hội VN rồi sẽ ra sao?

Nhưng thật ra chuyện cá độ không lạ, nó đã từng xảy ra ở hầu hết những kỳ World Cup trước đây. Tôi nghĩ không cần phải tường thuật lại từng chi tiết. Nó cũng giống nhau cả thôi, bạn đọc ở nước ngoài thừa sức tưởng tượng ra. Tất cả chỉ vì nạn cá độ. Bây giờ cá độ dễ dàng hơn, cứ leo vào Google tìm trang cá độ là có ngay, mọi sự đều dễ dàng và sẵn sàng kể cả có phiên dịch bằng tiếng Việt. Có bạn cam đoan rằng “100% quán cà phê đều có cá độ, không đúng cứ mang đầu tôi đi mà đá bóng.” Chỉ có mấy anh chị em công nhân nghèo tụ tập xem bóng đá ở phòng trọ.


Bắt bớ giam cầm không phải là giải pháp tốt nhất


Khi mà “cả nước cùng cá độ” thì mọi cơ quan an ninh dù có tăng cường, có ra sức đến đâu thì cũng bó tay. Tuy rằng từ đầu mùa World Cup đến nay CA cũng đã bắt được khá nhiều vụ cá độ lớn. Có vụ cả ngàn người tham gia. Hơn 1,400 tỷ đồng ($66 triệu Mỹ kim) đã được chuyển vào tài khoản nhà cái để tham gia đặt cược trên trang M88.com. Có cả gia đình 10 người cùng điều hành đường dây cá độ.

Nhưng thật ra bắt bớ chỉ là phải bắt, nếu bắt hết chẳng có chỗ đâu mà chứa. Tù ở VN nhiều lắm rồi, phải làm thêm chừng vài nhà tù to như 11 cái sân đá bóng ở Brasil may ra mới chứa hết. Nhưng chứa hết thì lấy cơm đâu mà nuôi tù, dù có cho ăn sắn, ăn khoai như kiểu “tù cải tạo” những năm 75-80 cũng chưa chắc đã đủ cho tù ăn. Và bắt bớ, giam cầm cũng chẳng bao giờ diệt hết được nạn cá độ, tù năm nay rồi sang năm lại cá như thường. Giải pháp bắt bớ giam cầm không thể giải quyết được vấn đế. Cần phải có một đạo luật rõ ràng về cá độ cũng như chơi xổ số. Nhưng nhiều năm trôi qua mà chính quyền vẫn còn treo lơ lửng như kiểu “quy hoạch treo” hành dân. Nhiều người cho rằng các ông cán bộ “đẻ ra luật” vướng vào thói đạo đức giả mà không nhìn thẳng vào sự thật. Mỗi đêm biết bao tỷ đồng chảy vào các… trang mạng để ra nước ngoài. Đó là điều đáng nói nhất với “hậu World Cup” ở VN.


Vấn đề Biển Đông


Trở lại chuyện thời sự ở VN hiện nay. Vấn đề Biển Đông vẫn là mối hiểm họa lớn nhất cho dân tộc. “Đại hãn Trung Quốc CS” vẫn cố tình ngang ngược không chỉ ở trên biển mà ngay trến đất liền. Tuy ngày 16-7 chúng đã di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 đã ra khỏi vùng biển Việt Nam nhưng chưa thể tin một ngày nào đó chúng không trở lại hoặc sẽ dở trò ở một nơi khác. Bởi ngay trong ngày 16-7, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã ra tuyên bố khẳng định không nên xem việc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 là một động thái rút lui hay vì lý do nước ngoài, đồng thời tiếp tục ngang ngược tuyên bố quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc. Càng ngày chúng càng có nhiều hành động chứng tỏ rất rõ mộng bành trướng, thôn tính các nước láng giềng. Người dân VN không tin vào bất cứ sự tử tế nào hay sự “biết điều” nào của bọn CS Bắc Kinh nữa cả. Toàn dân một lòng không khoan nhượng dù một điều kiện nhỏ nào vô lý của kẻ thù, đồng thời đòi hỏi những người lãnh đạo đất nước cùng thể hiện rõ quyết tâm như vậy. Những cuộc gặp gỡ giữa môt số nhà lãnh đạo với người dân ở khắp nơi, mọi người đều bày tỏ thái độ dứt khoát, mạnh mẽ này. Hơn bao giờ hết, tinh thần dân tộc phải được đặt lên trên hết. Đó là tâm nguyện chung của toàn dân. Đi bất cừ nơi nào, bạn cũng có thể thấy rõ tâm trạng này.

Nhìn qua những vấn để nổi bật nhất trong đời sống hiện nay, chuyên đáng nói nhất là chuyện 9 lần vỡ ống nước khiến hàng triệu dân điêu đứng.


Tiếp tục đùa với cuộc sống người dân


Tôi dùng hai tiếng “tiếp tục” bởi đã có quá nhiều việc đã từng xảy ra. Ngoài những con đường hàng ngàn tỉ đồng, mới làm đã bị hư hại nặng khiến ngân sách tức là tiền đóng thuế của dân cứ rót vào tay những nhà thầu có thế lực như cái thùng không đáy. Nay lại đến chuyện xảy ra giữa thủ đô Hà Nội, bộ mặt của cả nước.

Vào rạng sáng 12/7, khi tai nạn lần thứ 8 vừa sửa được một ngày, đường ống nước sông Đà lại tiếp tục vỡ lần thứ 9. Mỗi lần ống vỡ, khoảng 70.000 gia đình dân phía Tây và Tây nam Hà Nội bị ảnh hưởng sinh hoạt nghiêm trọng 2-3 ngày.

Về nguyên nhân của những tai nạn liên tiếp này, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình - Bộ Xây dựng cho rằng do chất lượng đường ống (bằng sợi thủy tinh) không đồng đều, có hiện tượng bong rộp, tách lớp. Một số chỉ tiêu cơ lý không bảo đảm dẫn đến suy giảm khả năng chịu lực từng đoạn.

Hơn nữa, trong khi thi công không bảo đảm, nhiều đoạn lẫn đá tảng, bê tông trong lớp cát đệm đường ống; khu vực đi qua hầm chui không có lớp bê tông bảo vệ làm giảm khả năng chịu tải trước tác động bên ngoài. Trách nhiệm trong việc để xảy ra sự việc trước hết thuộc về chủ đầu tư là Tổng Công ty cổ phần Vinaconex.

Vì thế phó chủ tịch Hà Nội đã tỏ ra hết “kiên nhẫn” khi đường ống nước vỡ lần thứ 9. Phó chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng đã mở cuộc họp khẩn vào chiều 12/7. Trong cuộc họp ông Hùng “cáu sườn” phát biểu: Mỗi lần đường ống nước Sông Đà bị vỡ, cuộc sống của hơn 70,000 gia đình, gần 1 triệu người bị đảo lộn. "Thành phố đã hết kiên nhẫn với Tổng công ty cổ phần Vinaconex, không thể chờ được đơn vị này khởi công tuyến ống mới và không thể để họ tiếp tục đùa với cuộc sống của người dân."

Thưa ông Phó chủ tịch, đáng lẽ ông phải nói là “đùa dai quá” mới đúng.

Ông bà ta nói “sự bất quá tam,” hàm ý đừng để chuyện gì đó xảy ra quá nhiều lần, cùng lắm là ba lần thôi. Vậy mà đường ống dẫn nước sạch Sông Đà sau 6 năm sử dụng đã vỡ đến 9 lần. Mỗi lần vỡ ống nước hàng triệu người dân khốn khổ, khổ đến lần thứ ba thứ tư đã là đày đọa nhân dân rồi, vỡ đến lần thứ 9 thì đúng là đùa giai quá đấy. Không phải chỉ đổ lên đầu nhà thầu đã là xong mà chính quyền Hà Nội cũng phải chịu trách nhiệm với cuộc đùa dai này!

Nếu nhà các bạn ở thành phố, chỉ cần không có nước một ngày cùng lắm là vài ba ngày, các bạn sẽ thấy ngay nỗi khổ ấy như thế nào. Vợ con méo mặt, nhà cửa bẩn thỉu, vệ sinh… nhơm nhếch, các sở công sở tư nháo nhác, hôi hám không chịu nổi. Người ngợm quần áo lúc nào cũng nặng mùi, phố xá cũng bốc hơi ngột ngạt như địa ngục. Nhất là vào mùa nắng nóng như đổ lửa hiện nay tại miền Bắc VN.

Không có điện còn có máy phát điện thay thế chứ không có nước chẳng sở nào, nhà nào có “máy phát nước” cả. Tình hình rối rắm như vậy mà chính quyền chịu được đến lần thứ 9 thì đúng là chuyện lạ thế giới. Người ra chỉ chịu đựng cảnh thiên tai như sóng thần, bão táp, nhưng rồi lại nhanh chóng sửa chữa chứ không phải cảnh thanh bình trời êm gió lặng như ở Hà Nội mà chịu “thiên tai” này.

Phó chủ tịch Hà Nội cũng khẳng định: “Thành phố mất niềm tin vào Vinaconex và đã nhiều lần yêu cầu nhưng đơn vị này vẫn “lừng khừng,” vì vậy Hà Nội sẽ chủ động đầu tư tuyến ống khẩn cấp. Còn Vinaconex tiếp tục nghiên cứu, đầu tư tuyến ống số 2 và nâng công suất nhà máy nước theo quy hoạch.”
Vậy là chính quyền chịu thua cái “lừng khừng” của doanh nghiệp? Ông Vianmex là ông nào mà ghê gớm thế?


Cúp vàng chất lượng xây dựng hóa ra vàng giả


Xin thưa dó là một doanh nghiệp đã từng được nhà nước phong tặng cho danh hiệu cao quý “Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam.” Đường ống này nằm trong hệ thống cấp nước sạch Sông Đà - Hà Nội do Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) làm chủ đầu tư. Đây là đường ống dẫn nước độc đạo dài 47 km, đưa 220,000 m3 nước/ngày đêm từ Nhà máy Nước sạch Sông Đà (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) về đến Mỹ Đình (huyện Từ Liêm, TP Hà Nội) cung cấp nước sạch cho khoảng 70,000 gia đình dân thủ đô.

Như vậy, cuộc sống và sinh hoạt của lượng dân cư khổng lồ nói trên phụ thuộc rất lớn vào đường ống dẫn nước này. Vì thế, công trình được giao cho Vinaconex - một tên tuổi lớn trong ngành xây dựng - làm chủ đầu tư với tổng vốn $71 triệu Mỹ kim. Hai năm sau kể từ ngày chính thức vận hành, năm 2010, công trình được trao danh hiệu “Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam.” Về bản chất, Vinaconex vẫn thụ hưởng những ưu đãi lớn từ ngân sách, lãi vay ưu đãi, những mối quan hệ và cơ chế thừa hưởng của một tổng công ty "con cưng".

Theo con số thống kê gần đây nhất, vốn nhà nước, thông qua Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) quản lý, đang chiếm tới gần 58% tại Vinaconex (57,79%).

Thế nhưng, đúng hai năm sau đó nữa, cúp vàng đã hóa thành vàng giả! Đầu năm 2012, đoạn ống qua xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội vỡ lần đầu tiên, ảnh hướng lập tức đến 40,000 gia đình dân trong khu vực. Từ đó, đường ống này vỡ thêm nhiều lần, đến hôm 10-7 thì vỡ lần thứ 8 và chỉ một ngày sau khi vùa sửa chữa xong thì vỡ nữa, lần thứ 9 (ngày 12-7). Dân la trời không thấu. Có gia đình phải bỏ về quê.

Đến bây giờ dư luận có quyền đặt câu hỏi, sau tới 9 lần vỡ và có thể sẽ còn vỡ nữa, tại sao các cơ quan chủ quản, cấp trên vẫn chỉ im lặng và không đưa ra bất cứ một hình thức kỷ luật nào? Đây là một điều rất khó hiểu và càng không thể chấp nhận được.

Trong một bài viết trên báo VN Express ngày 15-7 vừa qua, ông Đào Tuấn cho biết: Tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội, Chủ tịch HĐND Ngô Thị Doãn Thanh đề nghị các đại biểu tái chất vấn phó Chủ tịch UBND TP về “sự cố” liên tiếp xảy ra đối với đường ống nước sông Đà, nhưng không có bất cứ ai phát biểu. Phải đến khi bà Thanh đề nghị lần thứ hai, mới có đại biểu ghi tên chất vấn, nhưng chất vấn cũng không liên quan gì đến đường ống Sông Đà. Người dân tự hỏi, vậy thì ở những phiên họp ấy, mối quan tâm của họ là cái gì? Nhờ các ông gọi là đại biểu dân trả lời giùm.


Vừa đá bóng vừa thổi còi làm sao quy trách nhiệm cụ thể được


Công ty này mà ở các nước khác chắc đã sạt nghiệp vì bị phạt, bị bồi thường thiệt hại cho hàng triệu dân, cho thành phố, cho các doanh nghiệp khác không sản xuất được vì không có nước. Nhưng ở VN, ông Vinaconex vẫn đứng trơ trơ, chỉ bị “quy trách nhiệm” một tí rồi nhà nước làm cái khác. Các quan chức cũng vẫn thản nhiên tại vị chỉ đưa ra những nhận xét và kết luận chung chung “cử kỳ đại khái” gọi là có, chứ chưa có cơ quan nào làm quyết liệt.

Với một công trình lớn, rất quan trọng, tiêu tốn lên đến hàng chục triệu Mỹ kim của dân, liên quan trực tiếp đến 70 ngàn gia đình dân mà chỉ giao duy nhất một đơn vị vừa thiết kế, vừa thi công, giám sát như vậy là điều rất bất thường. Có phải vì anh “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, cho nên khi xảy ra tai nạn lại không thể quy trách nhiệm cụ thể được.

Kế hoạch đầu tư khẩn cấp gần $47 triệu Mỹ kim làm đường ống thứ hai ứng cứu cho đường ống sông Đà đang được Hà Nội cân nhắc sau 9 lần vỡ vừa qua.

Sướng thật. Chẳng trách mấy ông chủ doanh nghiệp nhà nước cứ giàu lên và mỗi năm “sản xuất” ra vài chục ông tỉ phú, khiến cả thế giới hoa mắt.


300 người tỷ phú trong nhóm siêu giàu Việt Nam


Ngân hàng Thụy sĩ cho biết: Chưa hết giật mình với con số 200 người Việt siêu giàu với tài sản trị giá $30 triệu USD trở lên mà một ngân hàng của Thụy Sĩ đưa ra hồi tháng 9/2013, lại có thông tin số người siêu giàu Việt Nam sẽ tăng với tốc độ cao nhất thế giới trong 10 năm tới. Mức tăng được dự đoán lên tới gần 170%, với tổng số người siêu giàu lên gần 300 người. Nhưng chỉ có khoảng 20 người lộ diện, như vậy, số đại gia ẩn danh siêu giàu vẫn chiếm đến 90%. Họ là ai? Quan hay dân? Câu trả lời tuy khó mà dễ, người VN nào cũng có thể trả lời được.

Đó là một nghịch lý, trong khủng hoảng, số người siêu giàu Việt Nam vẫn tăng lên nhanh chóng với tốc độ tăng được dự báo đứng đầu thế giới trong 10 năm tới.

Hãy chờ xem trong vụ này có những đơn vị nào, quan chức nào bị truy cứu trách nhiệm cụ thể, nói rõ hơn là bị đưa ra tòa án xét xử và mong rằng tòa án xét xử công minh chứ không như xét xử kiểu phiên xử sơ thẩm 6 anh điều tra viên đánh chết người ở TP Tuy Hòa cách đây vài tháng.


Xới tung vỉa hè con đường đắt nhất hành tinh lên làm lại


Cũng ngay tại Hà Nội báo chí lại có phen la làng về chuyện lãng phí “Xới tung vỉa hè con đường đắt nhất hành tinh để làm lại.” Vỉa hè được làm bằng gạch dễ vỡ, chất lượng công trình kém, mau hỏng. Không chỉ sử dụng vật liệu công trình kém chất lượng, phần bó vỉa hè dọc đường phố nhiều đoạn làm cao so với mặt đường, không hạ cốt mở lối cho người dân đi lại, dắt xe lên hè. Chính vì vậy, người dân ở đây buộc phải đặt cầu dẫn bằng sắt, bê tông để đi lại.Từ ngày 2/7, các đơn vị liên quan phải xới vỉa hè lên làm lại. Cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng nặng nề.

Lãnh đạo Hà Nội tính toán, chỉ tính riêng 4 quận nội thành Hà Nội, trong 3 năm gầy đây mức đầu tư cho công tác vỉa hè đã lên đến gần 1 ngàn tỷ đồng. Bí thư Hà Nội đưa ra số liệu chứng minh: Đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa (đường Xã Đàn) trước kia có mức chi phí rất đắt với chi phí 1 ngàn tỷ cho chiều dài con đường hơn 1 km. Nhưng đường đoạn Ô Chợ Dựa – Hoàng Cầu chỉ có 500 mét dài, mà mức chi phí lên đến 980 tỷ đồng. Bí thư Hà Nội cũng xác nhận thành phố luôn chi ra một khoản tiền rất lớn, nhưng đổi lại chất lượng vỉa hè thì rất kém. Vậy mà các quan chỉ đứng nhìn.


Hè phố Sài Gòn cũng bị đào xới vỉa hè liên tục


Vấn nạn đào đường này vốn là căn bệnh trầm kha của Hà Nội và cả ở TP Sài Gòn, thậm chí có những con đường, hè phố bị đào xới nhiều lần, khi đơn vị này vừa sửa xong thì lại có đơn vị khác đào lên để làm đường dây ngầm. Thế nên nhiều con đường, hè phố được đầu tư rất lớn khi xây xong cũng rất đẹp, nhưng chẳng bao lâu sau đó bị đào nát, vá chằng vá đụp, tạo nên gờ sống lổn nhổn, hay ổ gà, ổ voi.

Một công nhân cho biết, công trình được thực hiện trên vỉa hè đường Nguyễn Du, đoạn từ ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến giao lộ CMT8 (dài gần nửa cây số). Điều đáng nói là vỉa hè đường Nguyễn Du đoạn này mới được làm lại cách đây vài năm, lề đường được tôn cao, thay mới bó vỉa, gạch lát…. Theo quan sát của người dân, hiện gạch lát vẫn còn mới, chưa có biểu hiện hư hỏng, màu sắc tươi sáng, vậy nên việc đập bỏ là sự lãng phí lớn.

Đúng là tiền của dân chẳng ai thương xót. Chỉ khổ cho dân nghèo è cổ ra làm để đóng mọi thứ thuế.
18-7-2014
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.189 giây.