logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 24/07/2014 lúc 09:56:37(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

“Lễ hội độc ác” trong bài báo này ám chỉ “lễ hội thịt chó” của những kẻ “có cái lưỡi tàn nhẫn” ở thành phố Ngọc Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc. Lễ hội này thường được tổ chức vào ngày Hạ chí (summer solstice) báo hiệu mùa hạ đã đến. Trong số báo ra ngày 21/06/2013, Apple Daily, một trong những tờ báo ra hằng ngày bán chạy nhất Hương Cảng, loan tin trong ngày Hạ chí thành phố Ngọc Lâm tổ chức “lễ hội thịt chó”, giết chết 100.000 con chó để ăn nhậu. Năm 2014, “lễ hội thịt chó” ác ôn này được tổ chức vào Thứ Bảy 14/06, một tuần lễ trước ngày Hạ chí (21/06). Để tránh sự đả kích của những người bảo vệ động vật luôn luôn nói “không” với thịt chó, trong các thực đơn hay bích chương quảng cáo đều không xuất hiện tên gọi loài động vật bị họ làm thịt để ăn nhậu.

Trước ngày Hạ chí, một số ký giả nước ngoài đến Ngọc Lâm tìm hiểu “lễ hội thịt chó” năm 2014 và những kẻ có “cái lưỡi tràn ngập tội ác” đã đón chào ngày hội này như thế nào? Sau khi tìm hiểu, ký giả các báo và đài truyền hình Hương Cảng biết thêm rằng, trong cái ngày được dân chúng thành phố Ngọc Lâm gọi là “lễ hội thịt chó” này, ngoài dân địa phương, còn có một số người từ các thành phố, thị trấn xung quanh Ngọc Lâm như Ngô Châu, Quý Cảng, Nam Ninh… đến ăn nhậu. Tuy nhiều người đến tham dự, nhưng… do có nhiều tổ chức và những người phản đối “giết chó ăn thịt” trên thế giới kêu gọi hủy bỏ lễ hội này, những người này đã tổ chức “lễ hội thịt chó” một cách thầm lặng, không quảng cáo hay chiêng trống rùm beng như những năm trước.

Dân chúng Ngọc Lâm có truyền thống ăn thịt chó từ đời này qua đời khác. Thành phố có khoảng 6 triệu dân này có trên 30 tiệm thịt chó. Riêng con đường Giang Tân được mệnh danh là “phố thịt chó”, chỉ dài có 50 mét nhưung có tới 11 tiệm. Trước ngày Hạ chí năm nay, các tiệm thịt chó dùng bút mực tàu tô đen chữ “chó” trên các thực đơn hoặc cắt giấy dán lên chữ “thịt chó” trên các tấm bảng giới thiệu món ăn bày trong và ngoài tiệm. Tuy vậy, vừa bước vào đêm, khách nhậu đã ngồi kín các bàn trong tiệm.

Khi một ký giả Hương Cảng hỏi số lượng thịt chó tiêu thụ mỗi ngày, ông chủ tiệm họ Trần (Chan) cho biết trung bình mỗi ngày tiệm ông bán được 6 con. Trước và sau ngày “lễ hội thịt chó” bán được khoảng 20 con. Để phục vụ 6 triệu dân thành phố Ngọc Lâm, cộng với khách vãng lai từ các thành phố, thị trấn và xã huyện xung quanh, trong lễ hội này, các đồ tể trong thành phố đã giết 100.000 con chó.

Một số cụ già ở Ngọc Lâm cho ký giả biết, “lễ hội thịt chó” được dân Ngọc Lâm tổ chức vào ngày Hạ chí với lý do, các cụ thời xưa thường nói: “Ăn thịt chó trong ngày Hạ chí có thể xua đuổi hơi lạnh của gió mùa đông bắc đang ứ đọng trong người”. Có nghĩa là, thịt chó là một loại thịt có thể tăng cường sức khỏe con người, ăn vào có thể chữa hết mọi bệnh tật. Nhiều tổ chức bảo vệ động vật cảnh báo lễ hội này tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe đối với cộng đồng vì những con chó bị giết thịt chưa được kiểm dịch. Một số con chó hoang hay chó bị trộm cắp thường nhiễm hóa chất độc hại từ chính bàn tay con người, bởi vậy, không thể bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Một số dân địa phương còn cho biết, người dân thành phố Ngọc Lâm ăn thịt chó từ đời này qua đời khác, nhưng… từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 mới có “lễ hội thịt chó”. Thời đó, đời sống của người dân khá giả hơn trước, vào ngày Hạ chí, mọi người vui vẻ ngồi nhậu thịt chó, kể chuyện tiếu lâm, dân dần trở thành thói quen, không bao lâu ngành du lịch gọi là “lễ hội thịt chó” để “câu” khách du lịch. Bắt đầu từ đó cũng có nhiều tiếng kêu la phản đối ngày lễ tràn ngập tội ác đối với loài động vật trung thành với chủ, coi con người như bạn.
Ngày 15/06, trên trang mạng của một người lấy tên “Chính Ngọ Dương” có một đoạn phim ghi lại hình ảnh khoảng 150 người đang ngồi nhậu trên 15 bàn ăn. Ngoài thịt chó còn những món nhậu khác với lời chú thích: “Họ vui vẻ ăn nhậu trong ngày Hạ chí”.

Một số tờ báo khác ở Trung Quốc ra ngày 15/06 cũng đăng một số bài báo phê bình “lễ hội độc ác” này đã diễn ra ở Ngọc Lâm như thế nào? Ngoài ra còn có những hình ảnh dân nhậu Ngọc Lâm xúc đầy những đĩa thịt chó và rau thơm bày trên bàn ăn, cũng như những con chó bị thui chín treo thành hàng trên móc sắt hoặc chất thành đống trên bàn. Một số bài báo yêu cầu chính quyền địa phương hủy bỏ “lễ hội độc ác” này.
Năm 2011, do áp lực của dư luận “lễ hội thịt chó” ở tỉnh Chiết Giang đã phải hủy bỏ.

Tập tục ăn thịt chó tại một số nước trên thế giới
Trái ngược với thói quen ẩm thực của nhiều quốc gia, đặc biệt là ở phương Tây và thế giới Hồi giáo, một số nước Châu Á và Châu Phi như Trung Quốc, Đại Hàn, Việt Nam, Cameroon, Ghana, Nigeria… được coi là thiên đường của các “tín đồ” ăn thịt chó.

Trung Quốc có “lễ hội thịt chó” nhưng mức tiêu thụ không bằng Việt Nam. Theo Liên minh Bảo vệ Chó Châu Á (The Asia Canine Protection Alliance – ACPA), mỗi năm Việt Nam giết khoảng 5 triệu con chó để phục vụ những người khoái món này. Trên tờ Guardian phát hành hằng ngày ở Anh Quốc, ký giả Kate Hodal cũng từng viết: “Hằng năm, người Việt Nam tiêu thụ khoảng 5 triệu con chó để chế biến thành các món ăn đặc sản… Thịt chó ở Việt Nam khan hiếm tới mức một số người đàn ông tình nguyện hành nghề ‘cẩu tặc’ (trộm chó)”.

Việt Nam không đủ chó cung cấp, phải trông cậy vào những kẻ buôn lậu chó chở từ Thái Lan về. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á đã ra lệnh cấm vận chuyển các loại chó không có chứng nhận sức khỏe, giấy phép nhập cảng. Khi bị kiểm tra phải xuất trình giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt những con chó chưa tiêm chủng không được vận chuyện từ nơi này qua nơi khác để đề phòng bệnh chó dại. Cũng theo Guardian, mỗi năm có hàng trăm ngàn con chó được nhập từ Thái Lan về Việt Nam, sau đó phân phối về nhiều địa phương, trong đó có thủ đô Hà Nội và vùng ngoại ô.

Ký giả báo Guardian cho biết, anh từng vào một tiệm thịt chó trên một đường phố thuộc quận Cầu Giấy (Hà Nội), thưởng thức món cầy tơ bảy món. Anh từng ăn các món thịt chó nấu khác nhau với các loại rau thơm, trong đó có húng quế và lá mơ. Theo phóng viên này, không người nào biết chính xác thịt chó du nhập tới Việt Nam từ bao giờ. Giờ đây món thịt chó đang rất được thịnh hành tại nước này. Trước đây, số đông người Việt Nam ăn thịt chó vào dịp đoàn tụ gia đình, tụ họp bạn bè và đặc biệt là vào những ngày cuối năm. Một số người Việt Nam còn cho rằng, thịt chó được ưa chuộng không thua kém thịt gà, thịt bò hay một số loài động vật khác, bởi vì thịt chó có nhiều chất bổ (?).
Đại Hàn cũng là một trong những nước coi thịt chó là món ăn truyền thống lâu đời. Ngày nay, tại thủ đô Hán Thành có cả một phố thịt chó. Năm 1996, khi Đại Hàn gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development – OECD), nhiều tổ chức trên thế giới đã lên tiếng đả kích truyền thống và văn hóa ăn thịt chó của người dân nước này. Các nhà bảo vệ động vật lập luận rằng, sau Thế vận hội Mùa hè 1964, lượng tiêu thụ thịt cá voi đã giảm mạnh ở Nhật Bản, vậy thì, dịp này người dân Đại Hàn cũng nên giảm bớt thói quên ăn thịt chó. Mặc dù vậy, đa số dân Đại Hàn vẫn nhất định cho rằng, đối với họ, thịt chó là một trong những món ăn ngon.

Dân một số nước Châu Phi như Cameroon, Ghana hay Nigeria… cũng rất thích ăn thịt chó. Người dân sống ở dãy núi Mandara rất thích thịt chó. Chợ Mayo-Plata ở Cameroon là nơi nổi tiếng về các sản phẩm thịt chó được nhiều người ưa thích.
Thịt chó ở Ghana là thực phẩm đắt hơn thịt cừu và thịt dê. Người Tallensi ở miền bắc Ghana coi thịt chó là một món cao lương mỹ vị. Trong các cuộc thi đấu giữa hai bộ tộc Frafra và Dagaaba diễn ra vào khoảng tháng 09 hằng năm, đầu chó là phần thưởng cao quý dành cho bên thắng cuộc. Người dân nhiều dân tộc ở Nigeria đều ưa thích thịt chó. Họ cũng coi thịt chó là loại thực phẩm có thể dùng để chữa bệnh.

Chó là bạn của người, hãy nói “không” với thịt chó
Trước tình trạng dân chúng một số nước Châu Á và Châu Phi giết con vật được coi là bạn của con người để ăn thịt, rất nhiều cuộc vận động đã ra đời để kêu gọi mọi người nói “không” với thịt chó. Năm 2011, tổ chức Quyền Tồn tại của Động vật trên Trái đất (Coexistence of Animal Rights on Earth – CARE) đã phát động chiến dịch chống ăn thịt chó tại Đại Hàn vào dịp Bok Nal (3 ngày nóng nhất trong mùa hè, cũng là thời điểm nhiều người ăn thịt chó nhất).
Thông qua các biểu ngữ và bích chương, CARE cho phép những người tham gia cuộc vận động này ôm một chú chó cứu từ bất kỳ lò mổ nào. Theo tổ chức này, hành động ấy sẽ giúp cộng đồng hiểu rằng: “Chó là loài vật đồng hành với con người, không phải một món ăn”.

Một năm sau đó, một số thành viên trong tổ chức “Quyền Động vật” (Animal Rights) cũng biểu tình ngồi trước Tòa Đại sứ Đại Hàn ở Bangkok, Thái Lan, phản đối giết chó để ăn thịt. Những người này cầm các biểu ngữ hoặc bích chương viết những câu: “Dogs are Friends, not food” (Chó là bạn, không phải thức ăn) hay “Dog – Man’s Best Friend, Man – Dog’s Best Hope” (Chó là bạn tốt của người. Người là là hy vọng tốt nhất của loài chó).

Người dân Thái Lan không có thói quen ăn thịt chó. Nhưng nạn buôn bán chó lậu từ nước này qua các nước Việt Nam, Trung Quốc trở thành một vấn nạn nghiêm trọng. UniDog – một tổ chức phi lợi nhuận của Thái Lan – đã phát động chiến dịch “Beg for life” (Cầu xin sự sống) để phản đối những người sống bằng nghề buôn lậu chó.

Các cuộc vận động trên đã có tác dụng và ảnh hưởng tới cộng đồng xã hội. Theo tờ Huffingtonpost, tại Trung Quốc đã có khoảng 279 bích chương hay biểu ngữ xuất hiện trong các nhà ga xe lửa, bến xe, thang máy các tòa nhà ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu… với lời kêu gọi “không ăn thịt chó”.

Báo cáo của CNN năm 2010 cũng cho hay, chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc cấm tiêu thụ thịt chó. Trước khi Thế vận hội Bắc Kinh 2008 diễn ra, chính phủ nước này đã yêu cầu bỏ thịt chó ra khỏi thực đơn của các nhà hàng để không gây khó khăn cho du khách nước ngoài. Chiến dịch kêu gọi không ăn thịt chó cũng đang phát triển ở Đại Hàn Dân Quốc. Trong một cuộc thăm dò dư luận gần đây của Bộ Nông nghiệp Đại Hàn cho thấy, 59% người Đại Hàn dưới 30 tuổi không ăn thịt chó. 62% trong số đó nói chó là vật nuôi chứ không phải thực phẩm, ăn thịt chó hoàn toàn cổ xưa, nay đã lỗi thời.
Lý Anh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.175 giây.