logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 28/07/2014 lúc 07:04:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Khi được hỏi muốn làm thầy hay thợ thì chắc chắn hầu hết câu trả lời của thanh niên là làm thầy. Bởi cứ tưởng tượng thầy ăn trắng mặc trơn, dễ tiền nhiều rủng rỉnh trong khi thợ vất vả lấm lem sống khó khăn với đồng lương mọn.
Các phương tiện truyền thông đại chúng thường đưa nhiều tin vượt khó. Nào là gia đình mấy sào ruộng nuôi mấy con học đại học, nào cha mẹ tật nguyền bán vé số ước mơ con thi đại học, nào các anh chị nghỉ học ngang để dồn hết sức cho em út đi học… Tất cả các các gia đình nghèo khó đều mong cho con cái học đến nơi đến chốn để mở mày mở mặt với thiên hạ, mong đời con khá hơn đời cha mẹ, nức lòng mơ đến ngày con được làm thầy.

Thế nhưng muốn vào trường công phải giỏi, muốn vào trường tư phải có tiền. Để lọt qua cánh cổng đại học ấy muôn vàn khó khăn.

Vào được sân trường đại học vui như cánh hoa mới nở. Thế nhưng sau mấy năm học hành, đến khi ra trường tìm mỏi mệt không nơi nào nhận làm việc, sinh viên héo queo như cánh hoa rũ.

Bởi vì với tình trạng thất nghiệp dai dẳng như hiện nay, sinh viên không thể nghỉ chơi một thời gian để xả bớt căng thẳng sau thời gian dài đèn sách, để trải nghiệm cuộc sống… mà sau khi tốt nghiệp, phải lao không chậm trễ vào công cuộc khó khăn là tìm việc làm. Chỉ con nhà giàu không tìm ra việc làm ngay, mới đành giết thời gian bằng cách học tiếp lên thạc sĩ, tiến sĩ… Còn bình thường, tốt nhất vẫn phải tìm việc làm chắc chân, sau đó muốn học thêm gì thì học sau.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố con số 162.000 người có trình độ từ đại học trở lên thất nghiệp.
Thanh Hóa, Nghệ An vốn là đất học, nơi sản xuất nhiều học sinh xuất sắc trong các kỳ thi. Thì hiện nay toàn tỉnh cũng có bốn ngàn cử nhân đang thất nghiệp. Thật hoang mang khi với tấm bằng cử nhân trong tay, lại không cách nào tìm được một việc làm bất kỳ huống hồ việc làm đúng chuyên môn.

Rất nhiều trường hợp thất nghiệp do sinh viên không muốn về quê. Trừ số ít người xuất sắc, vượt trội, còn những sinh viên miền núi, miền quê xa xôi, sức học thường thường bậc trung, bước chân vào đại học do được cộng thêm nhiều điểm ưu tiên. Ra trường, họ thật khó chen chân giữa chốn thị thành toàn người tài giỏi. Nhưng về quê thì chẳng muốn chút nào. Ở quê không có chỗ để thực hành lý thuyết học ở trường, mức sống thấp quá, không có cơ hội thăng tiến… Mọi hy vọng đặt vào người thanh niên. Chẳng lẽ bao nhiêu công sức tiền bạc, thời gian đổ vào học hành. Đổ vào đó là bao tấn thóc, bao lứa heo, bao bó củi… thấm đẫm mồ hôi của cả gia đình trong ít nhất bốn năm với mục đích làm thầy chứ không phải làm thợ.

Sau buổi lễ đội áo mão rạng rỡ là những tháng ngày dài lao đao chẳng có chỗ nào để dạt vào.
Ai nấy thích bằng cấp cao để làm việc to, không làm việc nhỏ, được “chỉ tay năm ngón”… Ngồi văn phòng máy lạnh nhàn nhã dĩ nhiên sướng hơn hơn dầu dãi. Nếu làm việc cho nhà nước thì lương được trả theo văn bằng chứ không phải khả năng làm việc.

Theo lệ thường, không phải con ông cháu cha, không gốc gác, không sẵn tiền để chạy chọt thì chỉ còn mỗi con đường duy nhất là đi làm… công nhân. Vì thế không lạ khi một công ty điện tử ở Đà Nẵng có gần ngàn công nhân bằng đại học. Sau thời gian dài vô vọng mang xấp đơn xin việc đi khắp nơi, một số sinh viên mới ra trường chán nản vì các công việc tạm bợ: gia sư, phụ hồ, bán hàng… bèn quay về học, không phải học tiếp lên cao học, cái đó dành cho những gia đình khá giả, mà học cao đẳng hoặc trung cấp dược, điện… chẳng hạn, nhằm kiếm công việc tạm thời trước mắt.
Dù đang khát nhân sự, ngành du lịch Phú Quốc cũng cho biết chỉ cần nhiều hướng dẫn viên thông thạo ngoại ngữ để đi tour, nhân viên dọn phòng, đặt bàn… chứ không cần cử nhân, thạc sĩ, quản lý khách sạn. Vả tâm lý của các cử nhân chỉ là kiếm đỡ việc tạm thời vì thế ngay cả công việc đơn giản, các công ty xí nghiệp cũng chẳng muốn thuê những người thợ bất đắc dĩ này bởi họ không gắn bó với công việc, dăm bữa nửa tháng lại bay chỗ khác ngay.

Mọi người cứ đua nhau vào đại học, nhất là các ngành có vẻ thời thượng. Nhà nước đã phải ra thông báo cấm đào tạo Quản trị kinh doanh vì đã quá dư thừa nhân lực. Thế nhưng các trường vẫn tuyển sinh và đơn xin thi vào ngành này vẫn chất cao nghệu. Một học sinh cho biết:
- Em thi vào ngành này vì điểm đậu sát điểm sàn, hy vọng đậu hơn các ngành khác. Cứ vào đại học trước mắt đã, còn việc làm thì tính sau, đến đâu hay đến đó.

Nhiều nhà máy, xí nghiệp cần một vị trí điều hành thì đơn xin việc cử nhân quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin… ồ ạt gửi tới như bươm bướm nhưng cần trăm công nhân có tay nghề về hàn, tiện, điện công nghiệp, điện lạnh, may… thì tìm đỏ con mắt cũng không kiếm đủ người.

Do thị trường, ai cũng khoái mang “danh hiệu” cử nhân tốt nghiệp đại học nên nhiều trường cao đẳng phải đổi tên, chuyển sang đào tạo đại học mới mong tồn tại. Chỉ có vài trường nghề nổi tiếng nhiều năm qua như cao đẳng Cao Thắng, cao đẳng Kinh tế đối ngoại… cộng thêm điều kiện dễ dàng học liên thông lên đại học danh giá như đại học Bách khoa, Kinh tế…mới mong thu hút học sinh. Còn lại phần lớn các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp đều âm thầm đóng cửa hồi nào không ai biết.

Liên thông lên đại học tức là sau ba năm cao đẳng thì học thêm ba năm nữa để hoàn tất chương trình đại học trầy vi tróc vẩy, còn chết tức tửi dọc đường huống hồ trung học chuyên nghiệp, bò lên cao đẳng một năm rưỡi rồi mới leo tiếp lên đại học. Học sinh vào trung học chuyên nghiệp đủ biết sức học thấp thế nào nhưng vẫn ôm giấc mộng một ngày lên đại học. Bởi giấc mộng bằng cấp nên thấp hơn nữa là trung cấp nghề dành cho học sinh học hết lớp 9 đương nhiên chẳng ma nào thèm ngó tới.

Khi xin việc làm, với tấm bằng đại học lận lưng, sinh viên có quyền hy vọng được bổ vào chức vụ nào đó thăng tiến trong tương lai, còn bằng cấp thấp hơn thì mãn đời làm thợ, sẽ chẳng bao giờ mơ ngồi lọt vào một chiếc ghế lèng xèng nào đó chứ đừng nói đến vị trí cao hơn.

Mức lương của đại học so với các văn bằng khác dĩ nhiên chênh lệch. Vì thế nhiều người ngoài bốn mươi tuổi vẫn ráng ghi danh đại học chuyên tu, tại chức, không phải nhằm mở rộng kiến thức mà chính là để nâng lương và lên chức.
Vì thế, các lớp liên thông vốn là nồi cơm, nguồn thu béo bở của các trường đại học, cao đẳng, được duy trì nhờ học phí của sinh viên đóng. Từ trung học chuyên nghiệp học liên thông lên cao đẳng rồi đại học tuy đi đường vòng có xa nhưng việc học vẫn từ từ đi lên. Ngày nào thanh niên còn ham làm thầy hơn làm thợ, ngày đó, các trường, các thầy vẫn sống khỏe nhờ các lớp liên thông. Thành ra các trường trung học chuyên nghiệp đua nhau đổi thành cao đẳng, cao đẳng thành đại học.
Thầy nhiều hơn thợ là vậy. Nghệ An có bốn ngàn cử nhân thất nghiệp hoàn toàn và tám ngàn từ cử nhân trở lên phải làm đủ thứ việc để kiếm sống.

Trong khi đó bên nghề, từ sơ cấp lên trung cấp rồi tới cao đẳng là chấm dứt con đường học hành. Sau này nhà nước cho liên thông để học sinh được học lấy bằng cấp cao nhưng vẫn không hấp dẫn mấy, học sinh vẫn cần cù thi vào đại học, rớt hai, ba năm vẫn chăm chú vào một lối đó.

Con đường xa vời vợi nên trường nghề đuối sức. Nơi sống lây lất, nơi… tắt thở không kèn không trống. Trước kia trường nghề than thở máy móc cũ kỹ lạc hậu. Cho nên học sinh hoàn tất chương trình hai năm, đến lúc vào xưởng làm việc cũng chẳng biết chút gì. Các hãng xưởng càng không muốn nhận các học sinh chẳng biết gì này vào làm. Thế nhưng sau này, một số trường dù mua máy móc mới tinh về mà vẫn không có học viên nào mặn mà, đành bỏ xó mặc bụi bám, nhện giăng tơ… chờ ngày mau chóng thành cũ kỹ lạc hậu để bán sắt theo ký lô.

Một phần máy móc bỏ xó là do thanh niên không ưa vài môn tuy có nhiều cơ hội tìm việc như điện lạnh, điện tử công nghiệp, cơ điện tử… nhưng học mệt quá (!) và đi làm xem chừng vất vả hơn là cứ rủ nhau vào kế toán, tin học… được ngồi làm việc bàn giấy trong phòng máy lạnh.

Một số có hoa tay chuyển qua học nghề lại thành thợ tinh xảo, nghệ nhân, chuyên gia mẫu tóc, thêu may, nghệ nhân đồ gốm, điêu khắc, bếp trưởng… tính ra còn danh giá hơn thầy. Thế nhưng số có hoa tay đó không bao nhiêu, hầu hết số còn lại vẫn là những công nhân không thạo việc.

Chậm còn hơn không, bắt đầu từ năm nay, liên bộ Lao động, Giáo dục, Tài chánh sẽ miễn giảm 50% học phí cho học sinh Trung học chuyên nghiệp, rồi sẽ tiến tới miễn phí hoàn toàn nhằm khuyến khích học sinh vào đây.
Một người y tá giỏi nghề chắc chắn giúp ích cho xã hội nhiều hơn một bác sĩ với văn bằng tại chức, chuyên tu bèo bèo, dở dở ương ương… không dám đụng tay vào bệnh nhân… lúc nào cũng sẵn sàng chuyển bệnh nhân lên bệnh viện tuyến trên cho chắc ăn. Cho nên nhà nước quyết định sắp tới sẽ xóa bỏ lớp chuyên tu của ngành Y là ngành liên quan đến sức khỏe, sinh mạng của con người mà những sai lầm nhiều khi không thể cứu vãn.

Thật ra ai muốn làm thầy cứ thầy, ai làm thợ cứ thợ. “Quy hoạch nhân lực quốc gia cho thấy tới năm 2015 Việt Nam cần khoảng 3,5 triệu lao động trình độ đại học trở lên, nhưng thực tế cuối năm 2013 đã có hơn 3,7 triệu lao động có trình độ này”. Chỉ có điều những thanh niên khi rẽ ngang làm thợ ít nhất cũng phải được bảo đảm mức sống tối thiểu của họ. Chừng nào thợ vẫn vắt kiệt sức suốt đời đổi lấy đồng lương sống mòn, thì chẳng cách nào “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” nổi, mà cứ “nhà nhà thi đại học”, “người người là… ông cử”… thôi!

Saigon cô nương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.066 giây.