Câu chuyện của tôi bắt nguồn từ sự nhẫn tâm của chính phủ. (Credit: ABC) .
Thu Trang Trần vì công việc chuyên môn của mình luôn né tránh hai chữ tị nạn vì không muốn bị xem là không công
tâm. Tuy nhiên cô nhận ra rằng cần lên tiếng để xã hội Úc không nhìn nhận sai những người tị nạn như chính bản
thân gia đình cô.
Trong nhiều năm tôi không muốn tự nhận mình là một người tị nạn và quan sát những từ ngữ với ý nghĩa độc đoán
đối với người tị nạn: những kẻ chen hàng, giả dối, khủng bố. Chúng ta cần một cách mới để định nghĩa những người
tị nạn, Thu Trang Trần viết.
Đống từ ngữ lộn xộn này được tạo ra trong gần hai thập kỷ trở lại đây. Chúng tràn ra hết từ những bài báo này đến
bài báo khác mà tôi đọc về sự nhẫn tâm của chính phủ của chúng ta.
Tôi là một người tị nạn.
Tôi không nhắc đến nó một cách thoải mái. Với tôi từ này không bình thường lắm chỉ trừ thời gian tôi còn là một cô
bé tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, gia đình tôi từng là “người vượt biên”. Là một đứa bé bảy tuổi, nó khiến tôi liên tưởng tới những cuộc
hành trình đến những nơi xa cách. Nghe những tiếng thì thầm của tàu, hải tặc, đại dương, những hòn đảo, Mỹ -
mảnh đất của sự giàu có, và Úc với những con thú dễ thương và nhảy nhót, tôi từng mơ sẽ được ‘đi’.
Tôi có thể cảm nhận được sự sợ hãi và nguy hiểm trong những câu chuyện mà người lớn thầm thì. Nhưng là một cô
bé nghịch ngợm, tôi tưởng tượng sự nguy hiểm được tạo bởi sự run sợ hay hoảng hốt (như thấy quái vật), những
chuyến đi đầy sự kiện của những người hùng khám phá những mảnh đất lạ. Tôi từng nghe về những câu truyện
buồn, có người phải bỏ tính mạng, nhưng là một đứa trẻ tôi không thật sự hiểu hết cái chết khi tôi chưa từng tận mắt
chứng kiến.
Và đúng, có vài người hàng xóm không trở về. Tôi chỉ hiểu rằng họ đã bỏ đi đâu đấy, và nơi đó – nước ngoài – tốt
hơn và tự do hơn. Những câu chuyện mà tôi thường nói với bà là về những thứ tôi có thể ăn hay chơi ở đó. Kẹo
‘snickers’ là một loại kẹo sôcôla mà chú tôi gửi về từ Úc. Tôi muốn ăn snickers thường xuyên.
Sau đó tôi học được là một người tị nạn thật sự có nghĩa như thế nào.
Tại trại tị nạn ở Malaysia chúng tôi đều đến cùng một chiếc thuyền, chúng tôi đợi để được ‘xét duyệt’. ‘Người tị nạn’
là một cái nhãn quan liêu có thể quyết định số phận của chúng tôi, và nó khiến những hi sinh của ba má tôi trở nên
có giá trị.
Số phận của chúng tôi được quyết định, đến Úc – Đất nước May mắn, tôi học được rằng là một người tị nạn thật
tuyệt, hay "disadvantaged NESB" (chịu thiệt thòi vì đến từ văn hóa không nói tiếng Anh), và Fresh Of the Boat"
(FOB - mới vừa xuống thuyền). Là một FOB là một điều hủy hoại sự tự tin của một cô gái mới lớn – tôi nhà quê, nói
tiếng Anh ngọng nghịu và ăn mặc cực kỳ quê mùa. (Trong những năm 1990, St Vinnies bán quần áo cũ chứ không
có những món đồ cổ kiểu cách).
Vài năm sau đó, với cố gắng tốt, tôi được khen ngợi với khả năng ‘nói tiếng Anh rất tốt’, và tôi bắt đầu được ban tặng
cho cảm giác là một người tị nạn hiện đại và hòa nhập.
Tôi trở về Việt Nam du lịch. Đối với những nhà chức trách Việt Nam tôi vẫn chính thức là những người ‘di dân bất
hợp pháp’, một ô đánh dấu trên hồ sơ xin visa vào Việt Nam. Trong mắt của những người đồng hương, ngược lại,
tôi trở thành ‘việt kiều’. Tôi nằm trong một giới ‘việt kiều’ lừng lẫy mà đã phải cực kỳ vất vả để có được: cả gia đình
cùng bị giam giữ trong một khoảng thời gian (và nhiều tháng lao động của ba má tôi), bị bọn buôn người lợi dụng và
chỉ thành công vào lần thứ 13 sau khi nhiều lần muốn chạy chốn bằng tàu. Dù vậy, tôi vẫn được cho rằng rất ‘may
mắn’ và cần phải chia sẻ sự may mắn tốt đẹp ấy.
Tôi lớn lên, học luật và nhân quyền, và trở thành một người tư vấn chính sách công. Tôi cực kỳ nhạy cảm, tránh các
công việc liên quan đến người tị nạn với lo sợ rằng mình có thể thiếu công tâm và bị cho là thiên vị. Tôi không muốn
đối mặt với sự im lặng, ngầm ý là “tất nhiên bạn sẽ nói thế” khi bác bỏ những đề nghị bảo vệ người tị nạn của tôi.
Tôi trở thành một người tị nạn kín đáo.
Tuy nhiên ‘người tị nạn’ bị gắn với những khái niệm pha tạp độc đoán và hạ thấp ý nghĩa của nó: những kẻ chen
hàng, lừa đảo, gian dối (“ở lại Úc bằng mọi cách”), những người phá quấy, khủng bố, tội phạm, bất hợp pháp…
Những từ này lại bắt nguồn từ những bộ phận, cơ quan của chính phủ mà tôi làm việc.
Tôi thật quá ngu ngốc vì để đam mê công việc chuyên môn của mình làm mất cơ hội bảo vệ cho công bằng.
Tôi đã kiểm duyệt mình vì những lí do không đúng đắn.
Tôi là một người tị nạn.
Gia đình tôi có nguồn gốc tị nạn lâu đời. Bà của tôi đã phải chạy trốn cộng sản từ miền Bắc Việt Nam để vào Nam
khi còn là một góa phụ trẻ tuổi với hai con trai nhỏ.
Ba má tôi không thường nói về những lần định ‘vượt biên’ của mình. Họ không phải là người kể truyện hay. Những
điều họ nói, họ nói rất ngắn gọn và những sự việc có thật. Trong bữa ăn tối với mẹ và bà, tôi hỏi họ, “Tại sao ba mẹ
lại làm như vậy?” Họ nhìn tôi và cười, cảm thấy buồn cười với câu hỏi tôi đặt ra sau 25 năm ở Úc.
“Chúng ta buộc phải như vậy.”
“Nhưng tại sao ba má nghĩ chúng ta phải làm như vậy?”
“Đó là lối thoát duy nhất. Không có chọn lựa nào khác. Chúng ta buộc phải làm vậy.”
Ba má của tôi là những người chịu chấp nhận ít rủi ro ở mức thấp nhất mà tôi từng biết. (Tôi không được ra ngoài
khi trời tối đến khi 18 tuổi vì họ sợ rằng ông ba mị sẽ bắt các thiếu nữ).
Đó không phải là câu trả lời thỏa đáng. Tôi lại tiếp tục dò hỏi.
Họ cân nhắc và tiếp tục lặp lại giai điệu cũ.
Sự liều lĩnh tuyệt vọng cùng với hi vọng vượt khỏi lý lẽ, đó là thứ tạo nên lòng can đảm cần để chấp nhận một
chuyến đi đáng sợ. Hãy để điều đó định nghĩa những người tị nạn như chúng tôi.
Bài viết là quan điểm riêng của Thu Trang Trần. Thu Trang Trần đảm nhận vị trí chuyên gia tư vấn chiến lược cao
cấp trong chính phủ tiểu bang Victoria. Gia đình cô đến Úc năm 1988.
Theo ABC