logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 29/07/2014 lúc 10:44:30(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mark Twain là một nhà văn lớn người Mỹ, tác giả của những tiểu thuyết nổi tiếng như Adventures of Huckleberry Finn

và The Adventures of Tom Sawyer, được nhiều độc giả trên khắp thế giới yêu mến. Ông cũng là một người rất hay

đãng trí. Người ta kể có lần ông làm một chuyến du lịch bằng xe lửa bên Pháp. Khi người soát vé đến hỏi vé, ông

lục hết các túi trong túi ngoài mà vẫn tìm không thấy vé. Nhưng người soát vé nhận ra người đứng trước mình là nhà

văn lớn vì hình ảnh của Mark Twain đã xuất hiện trên báo chí Pháp nhiều ngày qua, người soát vé bèn nói:

“Nếu quả tình ông không tìm thấy vé thì cũng chẳng sao”.

“Chẳng sao là thế nào? Nếu không tìm thấy vé thì tôi biết là mình cần phải dừng ở ga nào bây giờ?”

Một lần khác, Mark Twain có việc phải lên New York. Một hôm ông ghé vào một kiosk bên đường hỏi mua báo. Cô

chủ đưa ông một tờ báo và nói thêm: “Báo đưa tin tối nay, nhà văn Mark Twain đến nói chuyện tại thư viện thành

phố. Ông nhà văn này nói chuyện dí dỏm, hấp dẫn lắm. Nếu bác đi thì nên đến sớm, hết chỗ là phải đứng đấy”.

Mark Twain như quên khuấy người đứng trước mặt đang nói về mình. Ông thở dài: “Cô bạn trẻ ạ, ấy là chuyện

thường. Thì trong nhiều buổi diễn thuyết tôi vẫn thường phải… đứng mà”.

Mà không chỉ Mark Twain đãng trí không thôi, nhiều vĩ nhân khác như Albert Einstein hay La Fontaine cũng là những

tay đãng trí kinh khủng.

Tuy những chuyện đãng trí của chúng ta không được người đời thêu dệt thành những giai thoại như của các vĩ

nhân, và hơn nữa đó thường là những chuyện rất tủn mủn như quên chùm chìa khóa, cặp kính, cái ví, chiếc điện

thoại, quyển sổ tay – là những thứ tuy lặt vặt nhưng lại rất gần gũi mật thiết với cuộc sống của chúng ta.

Việc để quên những thứ lặt vặt đó chính là kết quả của những khoảng trống của bộ nhớ xảy ra đều đặn nhiều lần

trong ngày và là chuyện rất đỗi bình thường. Chùm chìa khóa nhớ là để đâu đây mà sao bây giờ lại biến đâu mất

tiêu. Rõ ràng là không có trong hộp đựng chìa khóa là nơi mà đáng lẽ ra nó phải nằm trong đó, và đến giờ phải đi

làm rồi mà vẫn không tìm ra mới chết chứ. Từ bàn ăn, kệ tủ đến giá sách, giỏ đi làm – đã tìm khắp cả, và cuối cùng

thì thấy nó núp dưới đống thư từ mới lấy vào tối qua.

Một người trung bình để quên khoảng chín món đồ mỗi ngày, và trong một phần ba số người được hỏi trong một

cuộc thăm dò nói rằng họ mất trung bình 15 phút mỗi ngày để đi tìm những món đồ đó. Điện thoại cầm tay, chìa

khóa và giấy tờ đứng đầu danh sách những thứ hay bị bỏ quên, theo một cuộc khảo sát trên mạng vào năm 2012

bởi một công ty bảo hiểm Anh Quốc.

Các nhà nghiên cứu cho biết sự đãng trí mỗi ngày không hẳn là dấu hiệu của những căn bệnh nghiêm trọng có liên

quan đến bệnh mất trí nhớ, chẳng hạn như Alzheimer. Và trong khi hiện tượng đãng trí cứ mỗi ngày một tồi đi theo

tuổi tác, những khoảng trống nho nhỏ của bộ nhớ là điều bình thường đối với mọi lứa tuổi.

Các chuyên gia cho rằng vấn đề di truyền là phần ít có liên hệ đến hiện tượng đãng trí nhất. Căng thẳng tinh thần,

mệt mỏi thể xác và những công việc đòi hỏi nhiều trách nhiệm có thể là những nguyên do làm chúng ta càng hay bị

đãng trí hơn. Những khoảng trống của bộ nhớ đó có thể cũng có liên quan đến những chứng bệnh nghiêm trọng

hơn như trầm cảm và ADHD (hiếu động thái quá và thiếu tập trung).

Theo giáo sư khoa tâm lý Daniel L. Schacter thuộc Đại học Harvard, hiện tượng đãng trí là sự suy nhược ở khoảng

lằn ranh giữa tập trung chú ý và nhớ.

Sự suy nhược đó có thể xảy ra ở hai điểm: khi chúng ta không thể kích hoạt bộ nhớ của chúng ta và ghi nhớ những

gì chúng ta làm – chẳng hạn như chỗ chúng ta đặt chùm chìa khóa hay cặp kính – hoặc khi chúng ta cố gắng lục lọi

từ trong bộ nhớ. Khi chúng ta cần ghi nhớ một việc làm, khu vực hồi hải mã (hippocampus), là phần trung tâm của

bộ não với chức năng giữ trí nhớ, chụp hình rồi cất vào trong bộ tế bào thần kinh. Những tế bào thần kinh này về sau

có thể được kích hoạt với sự vận dụng để nhớ lại hay nhờ một tín hiệu nào đó.

Trong một nghiên cứu mới đây về sự hay quên và tính sao lãng, các nhà nghiên cứu ở Đức thấy rằng đa số những

người tham gia trong cuộc nghiên cứu có chung một biến chứng trong hệ di truyền có tên gọi là dopamine D2

receptor (DRD2), dẫn đến tình trạng dễ bị đãng trí hơn. Theo cuộc nghiên cứu, có tới 75% người dân có mang biến

chứng này và do đó họ dễ bị mắc bệnh đãng trí hơn so với 25% còn lại.

Người ta khuyên cách hay nhất để nhớ chỗ chúng ta cất những vật dụng cá nhân có thể là những nơi thông thoáng

dễ thấy nhất: Tìm một chỗ nhất định để cất món đồ đó và chỗ cất phải hợp lý. Nếu là cặp kính để đọc sách thì nên

để chúng ở ngay bên cạnh giường ngủ. Mỗi khi nạp điện cho chiếc điện thoại cầm tay thì tốt nhất dùng cùng một ổ

điện. Chiếc hộp đựng chìa khóa thì hãy để gần cửa ra vào cho tiện. Và cố gắng biến những hành động ấy thành thói

quen thì chúng ta sẽ ít phí phạm thời gian cho những chuyện lặt vặt vô lý đó.

Còn một loại đãng trí khác rất phổ biến nhiều khi cũng làm nản lòng không ít đối với những người trên 40 tuổi. Đó là

nhiều lúc bộ não của chúng ta như bị một vật gì cản lại làm nó như không thể hoạt động được, bỗng dưng trong cái

khối ấy tự nhiên trống rỗng, những cái tên của một vài người quen biết nhất định không chịu bật ra sau câu chào hỏi

xã giao, và một vài từ ngữ thường ngày rất đỗi quen thuộc cứ lởn vởn đâu đó không chịu thành hình rõ rệt, dường

như chúng đang định trốn trong một hóc tối nào đó đúng vào lúc chúng ta cần để đặt vào trong một câu nói cho

hoàn chỉnh.

Không may, cái vật cản vô duyên đó lại thường xảy ra nhất ở những chỗ đông người, nơi chúng ta chạm trán người

này, đụng đầu người kia mà không thể tránh được, và đúng lúc khi mà một phần bộ nhớ của chúng ta như bị ai đó

lấy mất đi. Những khi như thế thường đẩy chúng ta vào một tình thế khó xử và không ít lần phải đỏ mặt. Để tránh bị

rơi vào tình trạng đó, những tay quý tộc La Mã thời xưa mỗi khi ra ngoài luôn mang theo một người giúp việc,

thường là một tên nô lệ lanh lợi với nhiệm vụ là nhắc cho ông chủ danh tánh của những người quen biết tình cờ gặp

trên đường.

Các nhà nghiên cứu nói rằng sự đãng trí có ở đủ mọi lứa tuổi, nhưng ở những người lớn tuổi thì thường gặp khó

khăn hơn là những người trẻ. Thế nên những người càng lớn tuổi thì lại càng cần một cuốn sổ tay bên mình để ghi

chép. Mà khi ghi chép thì nên viết ra cho thật đầy đủ rõ ràng chứ không nên viết vắn tắt hay quá ngắn gọn để đến khi

giở ra coi lại thì không hiểu mình đã ghi chép những gì thì tai hại vô cùng.

Tuy nhiên, tuổi trung niên là lớp người đãng trí hơn hết, còn tệ hơn cả những ông già bà cả. Một cuộc nghiên cứu

cho thấy những người lão niên nhớ và giữ đúng thời biểu uống thuốc của họ hơn so với những người trung niên. Lý

do là vì lớp người trung niên vẫn còn bận rộn với cuộc sống của họ và những tất bật đó thường hay chen vào đứng

chình ình với những sinh hoạt khác làm cho đầu óc của những người không còn trẻ nhưng cũng chưa hẳn già này

không lúc nào thảnh thơi.

Sống ở đời, đôi khi người ta cần phải đãng trí để tránh phiền phức, mà sự phiền phức đó có khi lại nguy hại đến tính

mạng của họ. Nhất là ở một xã hội mà nhà cầm quyền luôn tìm cách kiểm soát chặt chẽ đời sống của người dân.

Trường hợp của triết gia Trần Đức Thảo của Việt Nam là một ví dụ điển hình.

Từng là một trí thức trẻ, sau khi du học ở Pháp thành tài đã trở về với mong muốn phục vụ đất nước. Nhưng không

lâu sau khi về nước ông đã vỡ mộng vì cái tổ chức cách mạng và sau này trở thành một chính phủ chỉ là một tổ

chức bịp bợp trá hình không như những gì họ tuyên truyền. Nhân vụ Nhân Văn Giai Phẩm bùng nổ ở miền bắc, ông

tham gia và viết một số bài báo, đưa ra những ý kiến xây dựng cũng như kêu gọi thay đổi. Vì những bài viết đó Trần

Đức Thảo đã bị chế độ cộng sản miền bắc trù dập và khủng bố tinh thần trong suốt cuộc đời còn lại của ông. Để

sống còn, ông đã giả vờ sống như một người đãng trí, dở hơi, nửa mê nửa tỉnh, đến như một số người thân quen

cũng không thể nhận ra.

Hãy nghe Phùng Quán kể lại:

Người đãng trí thi thoảng cũng có thể vào nhầm buồng. Nhưng vừa bước vào họ đã nhận ra ngay. Nhưng thầy Thảo

thì không. Mặc dầu vật dụng trong buồng này sang trọng gấp mười vật dụng trong buồng của thầy. Riêng cái giường

của thầy, hẹp mà trải chiếc chiếu mốc meo. Còn buồng này giường rộng gấp đôi, trải vải hoa sặc sỡ. Thầy thản

nhiên để cái làn xuống nhà, nằm lăn ra giường, mắt lơ đãng nhìn lên trần nhà, và thượng cả hai chân lấm bụi lên vải

hoa. Chị chủ nhà quét tước ngoài hành lang, bước vào, trố mắt nhìn: “Anh Thảo vào chơi lúc nào mà em không để

ý?” Thầy hơi ngẩng đầu lên, nhìn chị chủ nhà, mặt nhăn lại, nói: “Xin lỗi chị tôi vừa đi về hơi mệt. Có gì cần trao đổi,

mời chị đến chiều…” “Nhưng đây là buồng nhà em kia mà!” Thầy hớt hải ngồi dậy, nhìn quanh buồng, vẻ ngơ ngác:

“Ừ nhỉ, chết thật! Đúng là tôi nhầm… Thành thật xin lỗi chị…”.

Thế nhưng mới đây, một cuốn sách có tên Trần Đức Thảo – Những Lời TrănTrối của tác giả Tri Vũ Phan Ngọc

Khuê vừa được xuất bản, ghi lại gần như đầy đủ những tâm sự và suy nghĩ thật trong đầu của triết gia. Lúc đó người

ta mới bật ngửa là trong suốt mấy chục năm sống không có tự do đó, Trần Đức Thảo vẫn tỉnh táo, ông chỉ giả vờ để

qua mặt giới chức chính quyền và những tên công an đang nắm sinh mạng của ông. Ngay đến những ngày cuối đời

khi đang sống tại sứ quán cộng sản Việt Nam tại Paris, ông vẫn qua mặt ngay cả những nhân viên an ninh sống

cạnh ông ở tại sứ quán này.

Hóa ra, sống dưới một chế độ toàn trị nhưng lúc nào cũng rêu rao là tự do nhân bản như Việt Nam, một triết gia

cũng có thể trở thành một diễn viên đại tài.

Huy Lâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.232 giây.