logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 30/07/2014 lúc 06:52:53(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Alexander Selvik Wengshoel, họa sĩ đã ăn thịt mông của mình và cho là... cao lương mỹ vị!

Đã là người, ai cũng có... mông, chỉ khác hình thức, có mông mẩy, mông xẹp, mông tròn trịa, mông bèo nhèo như rẻ rách, lại có mông y chang hai tĩnh nước mắm vốn đối chọi với loại mông “đồng bằng sông cửu sông Cửu Long.” Cũng bởi động lực này mà từ cổ chí kim đã và sẽ còn mãi mãi nẩy sinh ra những sự so bì, các vụ ganh tị... tuy kết cuộc không bi thảm. Phải, đã xảy ra các vụ rạch mặt, tạt át-xít nhằm phá hủy nhan sắc tình địch, tuy nhiên chưa từng nghe nói hoặc đọc được trên báo chí tin tức có kẻ vì ghen tuông đã thuê người hoặc tự đè đối thủ ra mà “triệu tiêu” bộ mông của đương sự. Trong khi đó vẫn không ngừng nổi lên những tiếng xì xào có, sỗ sàng có để ca tụng hoặc chê bai hay để lộ sự thèm khát mông của người khác. Mông của các nữ tài tử, diễn viên... hầu hết được giá cao. Ngược lại, “khu đen” của “dân ngu” thường “bèo” trước dư luận ngoài đời nhưng vẫn quí và hữu dụng cho tới ngày ”đầu bạc răng long” đối với người phối ngẫu, nhất là vào ban đêm hay những lúc tranh tối tranh sáng.

Tôi không tin có bà nào, cô nào dám “uống thuốc liều” mà tự “thành khẩn khai báo” là mình bất cần bộ mông, tự nhận, “Trời cho sao thì tui xài vậy!” Sức mấy “vui” khi biết mông của mình “khiêm nhượng,” vốn cả đời chẳng đòi “thừa thắng xông... ra” dù đã nỗ lực không ngừng xoa bóp hoặc chạy bộ. Nếu tất cả nữ giới đều an phận với kích thước “vô tư” ấy thì chắc chắn các thẩm y viện đã dẹp tiệm từ khuya rồi.

Tuần báo La Belle mới đây công bố kết quả một cuộc thăm dò ý kiến rộng rãi; theo đó 58.4 phần trăm trong tổng số 3,500 “đực rựa” được phỏng vấn, đã “xưng tội” rằng họ vẫn “chiếu tướng” trước tiên mông của một “nàng” mới gặp rồi mới “lục soát” các thứ khác. Chẳng thế mà trong các vụ gọi là “khuấy rối tình dục” ở các công, tư sở.... luôn luôn có hình thức “sờ,” “cọ xát” hoặc “chà láng” hay “nhìn chằm chằm” mông của các nữ nhân viên. Và cũng chẳng thế mà vẫn xảy ra các vụ “điếc không sợ súng” do mấy trự mày râu lợi dụng nơi công cộng đông đúc, chỗ “xếp hàng cả ngày” mà “táy máy” vào mông của người khác phái để rồi lãnh “nguyên con” một cú tát nẩy lửa. xổ đom đóm vào mặt.

Kể lể các “sự cố” như trên không phải để chứng minh chỉ riêng có các bà, các cô mới mơ ước có một “vòng số 3” lý tưởng. Nam giới cũng “sướng mé đìu hiu” ngày đêm nếu được trời bố thí cho một bộ mông thoạt nhìn đã thấy nhô lên như hai ụ đất. Thợ may thường “buồn 5 phút” mỗi khi gặp một ông khách “không mông,” nghĩa là mông-mặt-bằng. Chẳng bao giờ có thể may được một cái “quần tây” đẹp, đúng mốt nếu chủ nhân của nó thuộc giai cấp “trời bắt làm người mông xẹp như lốp xe thiếu hơi!” Không thiếu gì người, cả nam lẫn nữ trong giới “mông lép như con tép kho tương” vẫn mượn đòn phép “độn mông” mỗi khi ra khỏi nhà để lòe thiên hạ. Lý do? Theo ca dao tân thời, “Nhìn mông mà đoán tính người / Kẻ mà mông lép, cả đời không sang!”

Nói tóm lại, mông có giá trị “vuợt không gian và thời gian,” càng to, giá càng lớn, càng bự, càng đươc.... yêu!
Thế nhưng, mông là thứ gì khiến tôi phải dài dòng như trên trước khi vào chuyện? Thưa, mông là hai mảng thịt nhô ra ở phía sau thân người. Mông còn được gọi là đít. Tuy vậy, khi mua bán, đồng bào Việt Nam phân biệt rất cẩn thận. Chẳng hạn, chẳng ai nói, “Bán cho tôi một ký thịt đít,” nhưng là “thịt mông.” Quả thật “trần ai khoai củ” khi dạy người ngoại quốc học tiếng Việt; gặp những từ đồng nghĩa hay đồng âm mà sử dụng hoàn toàn khác nhau, ta chẳng biết phải giải thích sao cho ổn thỏa.

Trừ dân nhậu vẫn ưa gặm xương xẩu những lúc “lai rai ba sợi,” còn thông thường thì các bà nội trợ lại chuộng thịt mông hơn cả, mô tả là “nhiều nạc ít mỡ”; ý nói có sự “hòa giải hòa đồng dân tộc” nên thịt ăn không khô, lại vừa ngậy, vừa bùi, lại beo béo; điển hình là thịt mông dùng làm nhân bánh chưng là đúng điệu hết chê. Những ai vì sợ mỡ mà đòi thịt nạc, nói thật chứ, chẳng biết thưởng thức bánh chưng cổ truyền là gì, e xúc phạm đến vong linh của cụ tổ An Tiêm, một trong những vua Hùng. Ngoài ra, thịt mông còn mang nhiều “chiêu độc” khác, chẳng hạn kho trứng cũng ngon, nướng càng khoái khẩu mà rô-ti lại hết sẩy. Đó là tôi không dám nói đến món thịt mông luộc trong lúc này tôi vốn đang đói bụng đồng thời nhớ... bia. Các cụ xưa dậy bảo rất hữu lý, “Thịt mỡ dưa hành.” Dĩ nhiên “thịt mỡ” ở đây không phải “mỡ” thuần túy nhưng pha nạc, nghĩa là thịt mông đấy.


Khi một họa sĩ nổi... điên!


Họa sĩ này tên là Alexander Selvik Wengshoel, người Na Uy, hậu duệ của tổ tiên Viking - tiếng Việt mình vẫn dịch là hải tặc hay cướp biển - vừa tròn 25 xuân xanh nhưng đã nổi tiếng vì... điên nhiều hơn về nghệ thuật. Ngày 27-7-2014 vừa qua, Wengshole đã triển lãm các tác phẩm của mình mà hầu hết được thực hiện theo trường phái Nauseating Performance Art, với chủ đề No Guts, No Galaxy tại Học Viện Nghệ Thuật Troms, ở miền Trung Na Uy. Ngoài các họa phẩm, Wengshoel còn khoe với khách đến thưởng ngoạn một số hình ảnh chụp cảnh họa sĩ đang xơi một cách sảng khoái, quá ư ngon lành món... thịt mông của chính anh ta.

Đặt trường hợp quí độc giả được dịp xem cuộc triển lãm này, xin “tự kiểm” mình sẽ phản ứng thế nào? Còn người Na Uy, theo chính lời kể của họa sĩ Wengshoel, thì, “Vài người đã nhổ nước miếng, ọe nôn; đôi ba người bật khóc hoặc như muốn xỉu, trong khi mấy người khác tức giận, quay trở ra, kể cả có người dọa đi tố cáo. Tốt thôi! Nghệ thuật của tôi là phải gây hấn, vận chuyển một tiến trình cảm xúc. Quan trọng đối với tôi là người ta phải suy tưởng và cảm nhận. Chúng ta thường tiến tới các giải đáp quá đơn giản và không dám đối đầu với sự sợ hãi của chính mình.”

Nếu là nghệ sĩ, liệu bạn đọc thân mến có phản bác quan điểm nêu trên của họa sĩ Na Uy này không? Riêng cá nhân tôi, tôi “chịu” lắm, phải công nhận là hay quá đi chứ, “chuẩn hết ý” và “ấn tượng,” nhưng có điều xẻo thân xác mình thì cỡ Bố tôi, một tay chơi thứ thiệt còn chưa dám“liều mạng sa trường,” huống chi tôi, một cò con viết lách.

Thật ra trong lịch sử nghệ thuật, chẳng cứ một mình họa sĩ trẻ tuổi Alexander Selvik Wengshoel mới điên “cao cấp” như vậy, nhưng đã không thiếu những thiên tài hội họa sống trong điên loạn, điển hình như Michel Angelo (Ý), Fransisco Goya (Tây Ban Nha), Paul Gauguin (Pháp), Louis Wain, Richard Dadd (Anh), Georgia O’Keefe (Mỹ), Nicolas de Stael (gốc Nga), Edward Munch (Na Uy)... Tuy nhiên nổi bật hơn cả, phải kể đến Vincent Van Gogh, họa sĩ Hòa Lan trong một cơn “hứng điên rồ” đã lấy dao tự cắt tai mình - nhưng may quá ông được bạn bè khám phá sớm nên không bị chết vì mất nhiều máu - sau đó ông đã tự họa chân dung mình với vành khăn băng bó bên tai vốn đã như chiếc thuyền rời bến vĩnh viễn. Đây là một trong những họa phẩm nổi tiếng nhất của Van Gogh, được nhận định là “ngập tràn cảm xúc.” Xin thú thật là những “cảm xúc” nào, cá nhân tối vốn “dốt đặc cán mai” về hội họa, nhưng nhìn bức tranh “Cắt Tai” này, tôi chỉ cảm nhận duy nhất nỗi “đau hơn hoạn”; và trong cặp mắt của tác giả rõ rệt có sự... siêu điên mà ngôn ngữ bình dân Việt Nam thời nay mô tả là “hết thuốc chữa.” Chẳng thế mà năm 37 tuổi, Van Gogh đã kê súng vào màng tang. Đoàng! Ông chết thật nên dư luận sau này không hiểu ông có ý tự tử hay chỉ muốn tìm... cảm xúc lạ, mạnh để có hứng mà vẽ!

Trở lại với Wengshoel với “sự cố” ăn thịt mông của chính mình. Họa sĩ “thành khẩn khai báo” rằng anh ta đã nuôi “giấc mơ” này từ năm 21 tuổi. Nỗi thèm thuồng ám ảnh anh ngày đêm suốt 4 năm liền để rồi sau sinh nhật thứ 25 của anh “nguyện vọng mới trở thành sự thật.” Bữa tiệc thịt mông của anh đã được chính tay anh làm. Họa sĩ đã bật mí “menu” với nhật báo Nordlys, “Tôi đã chiên miếng thịt mông rồi nhắm với rượu đỏ cùng với khoai tây nướng chét bơ siêu hạng.” Bây giờ, hẳn quí độc giả đã cảm thông và hiểu ý tôi khi thấy tôi ở trên đây đã dành nhiều lời để nói về giá trị của mông người và sức hấp dẫn của món thịt mông.

Tới đây, thiết tưởng cũng cần nói rõ hoàn cảnh của họa sĩ Na Uy này hầu tránh ngộ nhận cách thức đương sự tách biệt mông của anh ra khỏi thân thể. Số là Wengshoel đã chẳng được cơ hội hay đúng hơn không điên đủ “đô” để tự xẻo mông như thể họa sĩ Van Gogh tự cắt tai mình. Anh vốn từ khi bẩm sinh đã có một bộ mông bên nhỏ, bên lớn nên hai phía thường xuyên “bất đồng ý kiến,” nghĩa là “bên lở bên bồi” những khi “chủ nhân” di chuyển khiến anh phải dùng nạng để “hòa giải” hai đối phương. Thế nhưng, tuổi đời anh càng cao thì sự cân bình trọng lượng đôi bên mông càng cách biệt. Vì quá mệt mỏi bởi mang tiếng “bên khinh bên trọng,” Wengshoel bèn cầu cứu đến giải pháp y tế. Ngày giải phẫu, anh đã thuyết phục được bác sĩ, y tá cho anh được ghi dấu kỷ niệm vào phim ảnh. Hơn thế nữa, Wengshoel còn khiến được bệnh viện cảm động rơi lệ mà đã “hồ hởi phấn khởi” cho phép anh mang cả xuơng lẫn miếng thịt mông của anh về nhà mà theo lời cam kết của bệnh nhân là sẽ ngâm thuốc giữ làm kỷ niệm một thời gian cho đỡ tiếc. Nào ngờ...

Phải, họa sĩ Wengshoel đã biến miếng thịt mông cỡ hơn bàn tay người lớn, tuy không tươi tốt lắm, bởi thế anh đã mất dịp thưởng thức món “steak medium,” đành chiên với bơ thượng thặng, nhưng phẩm chất vẫn chiếm hạng “cao cấp.” Wengshoel liếm môi, nuốt nước miếng đồng thời diễn tả, “ngon y chang thịt trừu rừng!”
Hoài Mỹ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.066 giây.