ORANGE COUNTY (NV) - Kế hoạch “học đại học bốn năm- ra trường- rồi đi làm” của hàng triệu sinh viên có thể
không đơn giản như họ nghĩ. Sau những năm học hành trên giảng đường đại học, ngày càng có nhiều thanh niên
chấp nhận những công việc không liên quan gì đến ngành học. Từ giữ trẻ đến lao công hay sửa điện, số tân cử
nhân cho biết “làm gì cũng được miễn đủ sống” ngày một tăng.
Một thanh niên xếp hàng tại hội chợ việc làm ở San Jose. (Hình minh họa: Getty Images)
Gian nan tìm việcTrên những trang mạng tuyển nhân viên hoặc tìm việc làm, các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đọc được những hồ
sơ lý lịch sau:
“Tôi mới tốt nghiệp UC Santa Cruz, tìm việc làm toàn thời gian, việc gì cũng được,” hay “Tôi mới tốt nghiệp từ CSU
Fullerton với bằng cử nhân về Theater Education. Tôi làm việc gì cũng được, nhưng hy vọng rằng lương đủ sống”,
hoặc “Tôi có bằng cử nhân về Life Science nhưng tôi có thể nhận việc trong bất kỳ lĩnh vực nào...”
Và thậm chí là những phần tự giới thiệu không ngại than thở, như: “Quý vị từng là một sinh viên mới ra trường và
không ai tin tưởng quý vị. Nay xin hãy cho tôi một cơ hội để tôi chứng minh rằng tôi làm được việc,” hay “Tôi từng lái
xe hai giờ đồng hồ để đi phỏng vấn nhưng bao nhiêu lần vẫn không có kết quả. Xin hãy cho tôi biết tôi phải làm sao
để qua được vòng sơ tuyển...”
Họ, những người vừa ra trường với tấm bằng cử nhân, thuộc những ngành khác nhau, từ những đại học lớn nhỏ với
học phí hàng chục ngàn mỗi năm, nay cho biết là chấp nhận làm bất kỳ việc gì “miễn đủ sống.”
Trong hơn hai triệu sinh viên Mỹ mới tốt nghiệp đầu năm nay, số người đang phải gian nan tìm việc là không nhỏ.
Khoảng 150,000 lao công có bằng cử nhân, hơn 5,000 người có bằng tiến sĩ hoặc cao học. (Hình minh họa: Getty
Images
Việc làm trái ngành họcTừ trước đến nay, việc học đại học một ngành nào đó rồi ra đi làm cho một ngành hoàn toàn khác không có gì lạ.
Tuy nhiên, hiện tượng này ngày càng phổ biến và đi theo chiều hướng đáng lo ngại.
Theo Bộ Lao Động Hoa Kỳ, hiện có khoảng 17 triệu người làm những việc yêu cầu trình độ thấp hơn trình độ thực
sự của họ.
Cụ thể, khoảng 18,000 người coi chỗ đậu xe, 37,000 tiếp tân khách sạn, 50,000 thợ sửa điện, 150,000 lao công...
có ít nhất một tấm bằng cử nhân đại học. Riêng về nghề lao công, hơn 5,000 người có bằng tiến sĩ hoặc cao học.
Cũng theo thống kê của bộ, con số việc làm tuy tăng lên khi kinh tế vượt qua cơn suy thoái, nhưng thực ra, việc làm
toàn thời gian tiếp tục giảm hơn 500,000 đơn vị. Mức tăng chung có được là nhờ số việc bán thời gian tăng thêm
800,000 việc.
Số người làm bán thời gian dù không muốn (involuntary) tăng từ 4.4 triệu vào năm 2007 nay là 7.5 triệu. Những
công việc trước đây chỉ dành cho học sinh sinh viên, nay là nguồn thu nhập chính của nhiều cử nhân đại học.
Đặc biệt trong những công việc nhận mức lương tối thiểu, số nhân viên có bằng cử nhân tăng gần gấp đôi.
Năm 1968, 48% nhân viên dạng này có bằng trung học và 17% có bằng đại học. Năm 2012, 79% có bằng trung
học và, 46% có bằng đại học.
Theo tờ Mic, dù số nhân viên “có bằng cấp” tăng lên, nhưng nếu trừ đi các chỉ số lạm phát, lương tối thiểu hiện nay
thực ra thấp hơn lương năm 1968 đến 23%.
Dù sao thì các sinh viên mới ra trường khi cố tìm được việc, “làm gì cũng được miễn đủ sống”, họ vẫn nằm trong
thành phần đang lao động. Họ không chấp nhận cảnh thất nghiệp của một số cử nhân hay tiến sĩ còn lại.
Theo số liệu thống kê, nạn thất nghiệp đang ở trong "mức kỷ lục", "nạn nhân" nhiều nhất là vào độ tuổi thanh niên
mới ra trường và những người sắp nghỉ hưu.
Số liệu cũng cho thấy, người có bằng tiến sĩ và thạc sĩ nhưng phải xin trợ cấp "foodstamp" tăng gấp ba lần trong ba
năm, từ 2007 đến 2010, với 33,655 tiến sĩ và 293,029 thạc sĩ.
Một thanh niên bắt tay nhà tuyển dụng tại một hội chợ việc làm ở San Francisco. (Hình minh họa: Getty Images)
Vì đâu nên nỗiGiái thích một cách đơn giản theo luật cung- cầu, thì người vừa tốt nghiệp đại học khó tìm được việc xứng đáng
cũng chỉ vì cung vượt quá cầu. Số tân cử nhân thì nhiều mà số việc làm thì ít.
Phân tích sâu hơn, các bình luận gia đưa ra một số giả thiết để lý giải tình hình.
Ông Richard Velder, một nhà kinh tế học của Ohio University, nói nguyên nhân là do chính phủ cố mời gọi những
người tuổi từ 18 đến 22 đi học đại học bằng bắng cho tiền trợ cấp. Tờ Forbes trích lời ông, và ví hiện tượng số sinh
viên ngày nay vào đại học rất đông, cùng hy vọng dễ kiếm việc, cũng như là “một người muốn xem trận banh rõ hơn
nên đứng lên, rồi cả khán đài đứng lên...”
Ông Charles Murray, thành viên American Enterprise Institute, nói tương tự: “Rất nhiều sinh viên thực ra không nên
đi học đại học,” và ông khuyên “nên học những trường dạy nghề để học cách làm việc thực tế.”
Khẳng định giả thiết “thanh niên hãy đi làm, không cần bằng cử nhân” một cách khá đặc biệt, ông Peter Thiel, sáng
lập viên và là chủ của công ty PayPal, lập nên một giải học bổng có tên “Thiel Fellowship.” Học bổng này chọn ra 20
sinh viên đại học dưới 20 tuổi và cho họ $100,000 để nghỉ học, bước vào lãnh vực kinh doanh.
Một phân tích gia của The Economist thì nói vấn đề không phải là quá nhiều người đi học, hay trợ cấp của chính
phủ, hay do mượn tiền đi học, mà là do nhiều sinh viên chọn ngành học không thực tế so với nhu cầu việc làm của
thị trường.
Tạp chí Wall Street Journal thì có bài phân tích quy việc số tân sinh viên nói riêng và người lao động Mỹ nói chung
phải làm việc bán thời gian nhiều hơn trước là hệ quả của luật cải tố y tế Affordable Care Act (Obamacare). Lý do
được đưa ra là luật này buộc các công ty phải mua bảo hiểm cho nhân viên làm việc từ 30 tiếng/ tuần trở lên, khiến
họ giới hạn số công việc toàn thời gian.
Dù nguyên nhân thực sự là gì đi nữa, thì trước mắt, khi các đại học Hoa Kỳ tiếp tục tăng số sinh viên mới mặc cho tỉ
lệ công việc yêu cầu bằng đại học trong tổng số 50 triệu công việc chỉ 27% và bị dự đoán tới 2020 sẽ giảm còn
23%, giới trẻ ngày nay nên chuẩn bị tinh thần cho một thị trường việc làm sẽ tiếp tục vô cùng khắc nghiệt.
Lời khuyên nào cho các tân cử nhân đang vừa hào hứng với tấm bằng đại học “còn nóng hổi”, vừa lo lắng vì tìm
việc làm quá “gian nan”?
Giáo Sư Phạm Thị Huê, trưởng Khoa Cố Vấn, Đại Học Cộng Đồng Orange Coast College, chia sẻ: “Các em nên
kiên nhẫn tìm một công việc 'part-time', không hợp với ngành học cũng không sao. Đồng thời, tìm cách để mình vẫn
giữ được mối liên hệ với ngôi trường mình mới tốt nghiệp. Liên lạc với trung tâm tìm việc làm của trường, Job
Placement Center hoặc Career Center. Làm việc tình nguyện trong cộng đồng.”
“Điều cần thiết là phải giữ tâm hồn trong sáng, sống vui, biết làm việc thiện nguyện, giúp đỡ cha mẹ, vận động, chơi
thể thao, giúp các em nhỏ học..,” bà nói tiếp. “Lứa tuổi từ 21 đến 29 là lứa tuổi mà các nhà nghiên cứu cho là quãng
thời gian rất khó khăn.”
Thiên An/Người Việt