logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/08/2014 lúc 10:22:07(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Anh Trần Viết Hùng hành nghề bơm vá xe đạp trên góc đường Hà Huy Tập-Điện Biên Phủ ở quận Thanh Khê

Bạn cho là mình chưa đủ điều kiện để làm từ thiện? Hãy nghĩ lại, đặc biệt là khi bạn nghe câu chuyện sau đây về một anh chàng nghèo vật chất-giàu nhân ái ở Đà Nẵng.

Suốt hơn chục năm qua, anh Trần Viết Hùng hành nghề bơm vá xe đạp trên góc đường Hà Huy Tập-Điện Biên Phủ ở quận Thanh Khê để nuôi sống gia đình gồm mẹ già, vợ, và 3 con.

Lam lũ dầm mưa dãi nắng 10 giờ đồng hồ trên vệ đường mỗi ngày anh mới kiếm được cao lắm là 120 ngàn đồng đủ chạy cơm hai bữa qua ngày. Thế nhưng, có một điều đặc biệt khiến điểm vá xe vỉa hè của anh trở nên nổi tiếng, nhất là đối với những người nghèo cùng cảnh ngộ: Đây là nơi hiếm hoi, nếu không muốn nói có một không hai, vá xe miễn phí cho các khách hàng là học sinh và người tàn tật. Điểm sửa xe của anh có treo tấm bảng to ghi dòng chữ ‘Học sinh-Người Tàn Tật Miễn phí.’
UserPostedImage
Điểm sửa xe của anh Trần Viết Hùng, miễn phí cho các khách hàng là học sinh và người tàn tật.

Điểm sửa xe của anh Trần Viết Hùng, miễn phí cho các khách hàng là học sinh và người tàn tật.xĐiểm sửa xe của anh Trần Viết Hùng, miễn phí cho các khách hàng là học sinh và người tàn tật.
Một khách hàng quen thuộc của anh Hùng 3-4 năm nay, chị Nguyễn Thị Gái hành nghề bán hàng rong trên chiếc xe đạp cũ kỹ, nói về anh bạn nghèo tốt bụng trên đường phố:

“Anh là người tốt bụng. Những người nghèo khổ như tôi đây khi xe bị hư anh không lấy tiền. Bao nhiêu người nghèo như tôi đi đường lở bị lủng lốp xe cũng nhờ ảnh. Đôi lúc mình không có tiền, cũng nhờ ảnh mới có phương tiện để đi. Những người trong cảnh nghèo anh đều giúp hết. Những người như anh rất tốt trong xã hội đầy những người lừa lọc, tham ô, ăn cắp, ăn trộm. Em cũng mong sao có được nhiều người như anh Hùng. Nhiều người giàu, có tiền, nhưng cũng này kia kia nọ lắm. Em cũng dạy dỗ con em là ‘nghèo cho sạch, rách cho thơm’, bắt chước theo tấm lòng như anh Hùng đây.”

Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ người đàn ông sống nhờ vỉa hè nhưng rộng lượng giúp đỡ người nghèo khó, Trần Viết Hùng.

Trần Viết Hùng: Gia đình cũng khổ nên em làm nhiều nghề từ xích lô, xe bò, bốc vác, xe thồ và cuối cùng chọn nghề này. Em làm dựa vô vỉa hè của người ta, họ cho mình làm buổi chiều thôi. Em ra làm 2 giờ chiều đến 2 giờ sáng, khi nào đường hết người mình mới về. Hai vợ chồng em có 3 đứa con. Đứa đầu 18 tuổi. Cách đây 3 năm nó bị bệnh phổi, yếu quá, nên giờ ở nhà không đi học nữa. Hai đứa nhỏ còn đi học. Đứa nhỏ nhất học lớp 6. Vợ em buôn bán hàng rong.

Trà Mi: Xuất phát từ cơ duyên nào và từ khi nào anh có ý tưởng bơm vá xe miễn phí cho học sinh và người tàn tật?

Trần Viết Hùng: Mình cũng cực khổ nhiều rồi. Chỗ em làm cách chừng 200 mét có 2 trường học. Mình thấy nhiều hoàn cảnh cũng tội. Nhiều em ra học xe hư dắt bộ ngang qua chỗ mình mà không dám vô. Hùng kêu lại để làm dùm mà các em ngại. Trước tới giờ em bơm vá xe cho các em đã không lấy tiền rồi, nhưng còn nhiều em không biết, nên ngại. Cho nên, em mới để tấm bảng Miễn phí lên cho các em thấy an tâm. Còn người tàn tật, mình không giúp họ thì thôi, lấy tiền họ làm gì. Mình chỉ nghĩ đơn giản vậy thôi.

Trà Mi: Nói tới chuyện làm từ thiện, người ta liên tưởng ngay đến những người dư ăn, dư để. Chuyện người nghèo làm từ thiện cũng hiếm thấy..

Trần Viết Hùng: Giờ nghe người ta nói là mình làm từ thiện thì em mới biết vậy chứ khi đặt tấm bảng lên em chẳng nghĩ gì hết. Em chỉ muốn giúp đỡ những người tàn tật và các em học sinh lỡ đường. Mình nghĩ các em như con mình thôi, chứ không nghĩ là làm từ thiện này nọ. Đó là cái tâm mình thương các cháu như con mình thôi.

Trà Mi: Giữa đời sống bon chen có 1 tấm gương người nghèo làm việc tốt trên đường phố, anh có nghĩ hình ảnh của mình có thể giúp các cháu có cái nhìn và suy nghĩ tốt hơn về xã hội, về chuyện làm việc tốt giúp đời?

Trần Viết Hùng: Lần đầu tiên em được lên báo có các em gửi tin nhắn tới chúc mừng. (Mời quý vị bấm vào phần âm thanh sau đây để nghe toàn bộ cuộc trao đổi với anh Nguyễn Viết Hùng)

Tải để nghe âm thanh toàn bộ cuộc trao đổi với anh Trần Viết Hùng
http://av.voanews.com/cl...d6-89f0-9de78b4d16e4.mp3

Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.