logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 07/08/2014 lúc 10:34:05(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
UserPostedImage
Võ Mỹ Yến, 14 tuổi tốt nghiệp thủ khoa trường Pacific Coast High School

Những đứa trẻ sinh ra, lớn lên, tới tuổi đi học thì phải ngày ngày đến trường. Đây là chuyện đương nhiên ở bất cứ nơi nào, nước nào trên thế giới.

Nhưng cũng có những trường hợp được luật pháp cho phép là chuyện giữ trẻ ở nhà để cha mẹ dạy học cho con , hoặc mời thầy cô đến nhà kèm cho trẻ học với học trình giống như chương trình của trường phổ thông các cấp. Đối với người Việt ở Hoa Kỳ, Home Schooling tức là hình thức dạy ở nhà hoặc cho con học ở nhà thay vì đến trường, đã là điều khó nếu không muốn nói là rất hiếm. Phụ huynh sợ không cho con cái đến trường thì các cháu sẽ thiếu sự ganh đua trong việc học hành và sẽ thua kém bạn bè về mặt này mặt khác.

Học ở nhà thay vì đến trường

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay giới thiệu đến quí vị hai học sinh trẻ Mỹ gốc Việt, xuất thân từ lớp học ở nhà, trở thành sinh viên đại học khi chưa đến tuổi nhờ đạt điểm thi rất cao. Đó là Võ Quốc Kiệt Andrew, sinh năm 1996, vào đại học năm 15 tuổi, hiện là sinh viên năm cuối, và cô em Võ Mỹ Yến Kassidy, sinh năm 1999, qua mặt anh cũng theo gót anh vào đại học năm nay trong độ tuổi 14.

Chị Yến là mẹ của Quốc Kiệt và Mỹ Yến, cho biết khi Quốc Kiệt vào Lớp Mẫu Giáo thì em đã có trình độ đọc sách của một học sinh Lớp Năm:

Hồi lúc tụi nó còn bé mới có mấy tháng thì đêm nào mình cũng đọc sách cho mấy bé nghe. Đọc riết rồi tụi nó quen rồi kiểu như tò mò hỏi chữ này chữ gì rồi mình bày rồi từ đó mấy bé biết đọc.

Lúc mà Quốc Kiệt vô Lớp Mẫu Giáo cỡ một tháng, lúc đó bé đã đọc sách và bé đã thuộc cửu chương luôn rồi thành ra ông thầy khuyên mình nên cho bé đi thì để nhảy lớp. Mức đọc của bé lúc đó là Lớp Năm nhưng vì bé còn quá trẻ nên người ta chỉ cho lên một lớp là Lớp Một. Coi như bé ở Mẫu Giáo một tháng rồi sau đó lên Lớp Một.
Từ Lớp Một trở đi Quốc Kiệt luôn là học sinh xuất sắc trong lớp. Năm 4 tuổi, chị Yến kể tiếp, trong một dịp tình cờ Quốc Kiệt và em gái là Mỹ Yến được một công ty chuyên tìm kiếm nhân tài mời đi đóng phim quảng cáo. Năm Quốc Kiệt đi đóng phim cũng là năm Mỹ Yến được mời đi chụp hình mẫu cho những quảng cáo thương mại. Vì không muốn việc học của hai con bị ảnh hưởng do vừa di chuyển đi đóng phim hay chụp hình mẫu, vừa phải đi tới trường học mỗi ngày, bố mẹ quyết định xin phép cho hai con học ở nhà , giáo viên không ai khác hơn là mẹ các em, chị Yến:

Lý do bắt đầu mở lớp dạy ở nhà là tại vì theo luật Cali một đứa nhỏ mà nghĩ học trên mấy ngày gì đó là không tốt cho cha mẹ và không tốt cho mấy cháu, thành ra mình bắt đầu nghĩ đến Home School. Ông xã thì lo đi làm còn mình ở nhà với bé 24/24.

Bên Mỹ này mà muốn dạy con học ở nhà thì mình cứ làm miễn sao con mình được học đúng tiêu chuẩn. Khi mà em tìm kiếm về Home School base (Trường học Tại Gia) thì em hiểu mình phải theo đúng chương trình học của địa phương. Hai bé luôn tại lúc Quốc Kiệt vô Lớp Bốn thì bé Mỹ Yến vô Lớp Mẫu Giáo rồi.

Cũng như anh ruột Quốc Kiệt, khi Mỹ Yến đến tuổi vô Mẫu Giáo thì em em đã biết đọc và biết làm cửu chương. Chính vì thế, theo đề nghị của giáo viên, Mỹ Yến chỉ học Mẫu Giáo một tuần rồi được thi lên Lớp Một. Sau hai tháng Lớp Một tại trường công lập, Mỹ Yến nghĩ hẳn và về học ở nhà với mẹ:

Sau đó hai bé nghĩ làm và bắt đầu chú tâm vô việc học chứ không còn hứng thú để mà đóng phim hay đi làm mẫu nữa. Mình dạy ở nhà thì cứ mỗi một tuần hay một tháng thì vô thi một lần để bảo đảm bé đang học đúng trình độ của mấy bé.

Vào đại học lúc 14 và 15 tuổi

Năm 2011, khi được 15 tuổi , Võ Quốc Kiệt , tức Andrew Võ, là sinh viên trẻ tuổi nhất được nhận từ Pacific Coast High School vào đại học Chapman. Ba năm sau, cô em gái Võ Mỹ Yến, Kassidy Võ, tốt nghiệp thủ khoa của Pacific High School, qua mặt anh ruột vào thẳng đại học Chapman khi vừa 14 tuổi. Không những thế, vì ra trường với điểm cao, Võ Mỹ Yến còn được nhiều trường khác nhận trong đó có đại học Yale. Chặng đường vào đại học Chapman của hai con khi tuổi còn nhỏ được mẹ là chị Yến kể tiếp:

Lúc em hết dạy mấy bé ở nhà, vì muốn thử thách khả năng thì mấy bé nói là muốn cố gắng vô trường đại học chứ không muốn vô Community College. Tại vì phần đông Home School, theo như em biết, thì con cái của họ phần đông là vô Community College (Đại Học Cộng Đồng) sau khi học ở nhà, rồi sau đó từ Community College nhảy lên University. Còn mấy đứa con của em thì tụi nó muốn cố gắng lên thẳng University.

Chị Yến lên mạng và kiếm ra trung học Pacific Coast có chương trình học tương đương với chương trình đại học. Khi nộp đơn cho Quốc Kiệt vào Pacific Coast High School, thấy khả năng học vấn vượt trội so với một học sinh trung học bình thường, hiệu trưởng trường này đồng ý cho em lấy gấp đôi tín chỉ:

Quốc Kiệt đã manh dạn lấy 60 credits ( tín chỉ) một học kỳ (lục cá nguyệt) và phải học như đang qua chương trình Cao Đẳng. Vì học gấp đôi lớp thường nên chỉ hai năm sau em được nhận vào đại học Chapman:
Trường này là trường tư rất nổi tiếng trên 153 năm rồi. Quốc Kiệt cũng được chọn vào UC Irvine, UC L.A và CAL State Long Beach. CAL State Long Beach cho Quốc Kiệt học bổng rất cao nhưng em từ chối vì nghĩ trường Chapman gần nhà , thứ hai nữa là campus trường này nhỏ thì thích hợp hơn với Quốc Kiệt.

Đại học Chapman cũng là sự lựa chọn của cô em Võ Mỹ Yến, sắp trở thành sinh viên trẻ tuổi nhất niên học 2014-2015 này:

Mỹ Yến sẽ là sinh viên trẻ nhất của trường đại học này . Lúc anh nó vô đại học thì học ở nhà một mình nó buồn lắm thành ra cháu cố gắng để ít nhất học chung với anh nó một năm .

Chua hết, trước đó hai anh em từng được tưởng thưởng California Scholarship Federation, giải danh dự cho học sinh xuất sắc vượt bực.

Tiếp xúc với Quốc Kiệt và Mỹ Yến, Thanh Trúc nhận thấy hai em là những đứa trẻ lễ phép, biết thưa gởi . Bên cạnh đó, cả hai hầu như biết rõ mình muốn gì, biết phải làm gì để đạt tới ước muốn đó. Năm nay là năm cuối của Quốc Kiệt với ngành Sinh Hóa tại đại học Chapman, mục tiêu của em là ra học Y Khoa để trở thành bác sĩ:

Cuộc sống ở đại học thực sự là vui, Quốc Kiệt nói với Thanh Trúc, em cũng không thấy rằng em khác với những bạn sinh viên kia vì tuổi tác hay vì em nhỏ hơn họ. Điều quan trọng là mọi người lên đại học để học thôi.
Em sẽ đi học y khoa tại vì em muốn giúp người, bây giờ em đang làm nghiên cứu tại Kech Graduate Institute ở California, nghiên cứu về bệnh ung thư.

Em cũng không nghĩ em là người đặc biệt, dù như em đi đại học lúc chưa đến tuổi nhưng em không có gì khác người chung quanh. Em cố gắng học trong khả năng có thể của em. Em thích chơi game, thích ra ngoài với bạn bè nhưng cái chính là em luôn nhớ đến mục đích của đời mình là học để trở thành một bác sĩ.

Dĩ nhiên con cũng nhớ nguồn gốc của mình, con ăn nước mắm, bánh xèo, bánh bèo, ăn phở luôn và cũng đi học tiếng Việt luôn.

Còn Võ Mỹ Yến, ngay khi được Chapman nhận em đã biết mình sẽ đi học chương trình Zero Five Program Pharmaceutical để trở thành dược sĩ và mở tiệm thuốc tây của riêng mình.

Zero Five Program Pharmaceutical là chương trình 5 năm để ra dược sĩ thay vì 7 năm, coi như Mỹ Yến không lấy Bachelor mà sẽ học lấy Master chỉ trong vòng 5 năm. Học như vậy có nhọc lắm không, Thanh Trúc hỏi và được Mỹ Yến trả lời

Rằng khi em quyết định sẽ tốt nghiệp sớm thì em biết có rất nhiều việc phải làm. Không có gì dễ dàng đến với em, Mỹ Yến dứt khoát, em không dám coi nhẹ chuyện học mà phải tự mình cố gắng rất nhiều để đạt tới mục đích. Em cũng không nghĩ tuổi tác sẽ cản trở việc học của em ở đại học Chapman.

Hai anh em học sinh giỏi này còn được bố mẹ khuyến khích đi học tiếng Việt, cả hai đều thích ăn thức ăn Việt Nam:

Con thích ăn thịt kho mẹ làm và cái gì có nước mắm, con thích ăn chả giò lắm, cũng thích ăn phở nhưng mà thích cơm nhiều hơn.

Vậy thì em còn thích gì nữa không, cái gì liên quan đến Việt Nam chẳng hạn:

Con thích học lịch sử Việt Nam tại con muốn biết về quê của mình. Con đã vê thăm Việt Nam hai lần, thấy Việt Nam có nhiều cảnh đẹp. Con thích Đà Lạt và Hạ Long, con thích Vũng Tàu tại vì đó là quê của mẹ.

Không thể phủ nhận thành quả học vấn của con cái bắt nguồn từ sự dạy dỗ, giáo dục, uốn nắn của cha mẹ. Trường hợp hai anh em Quốc Kiệt và Mỹ Yến, vào đại học lúc 14 và 15 tuổi, chính là nhờ công lao dưỡng dục của chị Yến, người mẹ rất khiêm tốn của các em:

Tại mình ở nhà nên mình mới có thời gian dạy kèm con mình chứ nếu hai vợ chồng đi làm hết thì nó hơi khác. Mình nghĩ mình rất may mắn có cơ hội ở nhà chăm mấy đứa bé 24/24. Các cháu vẫn còn con nít, tuy rằng tụi nó học giỏi nhưng mà tụi nó vẫn còn con nít lắm. Tụi nó vẫn thích coi hoạt họa, vẫn thích chơi game y như mấy đứa con nít khác vậy thôi. Chỉ có cái là tụi nó đọc sách hồi lúc nhỏ, từ sách này qua sách nọ tụi nó tìm hiểu, đầu óc tụi nó mở mang hơn. Mình cám ơn Trời là có hai đứa rất là ngoan.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.077 giây.