logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 09/08/2014 lúc 09:12:28(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Anh Phạm Minh Dap, 24 tuổi, dùng tiền kiếm được từ việc bán bóng và đồ chơi dạo để mở một ngôi trường ngoại ngữ miễn phí cho học sinh, sinh viên nghèo ở Hà Nội, Việt Nam. (Marianne Brown/VOA)

HÀ NỘI— Giáo dục thường được xem là phương cách để thoát khỏi nghèo đói, nhưng ngay cả những người tốt nghiệp đại học cũng không phải lúc nào cũng tìm được việc làm. Tại Hà Nội, hai anh em trong một gia đình bán hàng dạo đã tìm ra cách để giúp đỡ cho những học sinh nghèo nhất của thành phố bằng cách dạy tiếng Anh và tiếng Nhật miễn phí.

Trong vài giờ đồng hồ hầu hết các buổi chiều, bạn có thể thấy chàng trai 24 tuổi Phạm Minh Dap bán bóng bay (bong bóng) và đồ chơi trẻ em ở bên ngoài công viên Hòa Bình ở trung tâm Hà Nội.

Anh đã bán hàng dạo ở đây được 5 năm cùng với nhiều thành viên khác trong gia đình. Họ đến từ một làng quê nghèo của những người nông dân trồng lúa ở tỉnh Thanh Hóa. Mỗi ngày, anh kiếm được khoảng 100.000 đồng (5 đô la). Anh chia sẻ:

“Đây là công việc ở làng em. Chúng em rất nghèo nên đây là công việc chính ngoài việc đồng áng… Rất nhiều người thân của em bán hàng xung quanh đây, có thể là hơn 30 người. Mỗi sáng Chủ Nhật, em đến chợ Đồng Xuân để mua bóng bay, em mang bóng về nhà bơm và treo lên xe đạp, khách hàng nhìn thấy và mua.”

Nhưng Dap còn có một công việc khác nữa. Đầu năm nay, anh và người em đã lập ra “Stand By You,” một trung tâm ngoại ngữ với các giáo viên tình nguyện dạy miễn phí cho các học sinh nghèo trong thành phố.
Tiền thuê mặt bằng và các chi phí khác cộng lại khoảng 10 triệu đồng (500 đô la) mỗi tháng. Dap đóng góp khoảng 3 triệu đồng (150 đô la) tiền kiếm được từ công việc bán hàng vỉa hè và dạy kèm ngoại ngữ tại nhà. Em của anh đóng góp số tiền tương tự kiếm được từ việc làm thư ký văn phòng. Phần còn lại là từ bạn bè. Các học sinh học lớp nâng cao đóng khoản lệ phí 5.000 – 10.000 đồng (25-50 cents) mỗi lớp. Mục tiêu là để giúp cho các học sinh không có cơ hội học ngoại ngữ. Anh Dap cho biết:

“Đây chỉ là cho những học sinh không có tiền. Những học sinh đến đây thường là ở quê lên, họ phải trả tiền ăn, tiền thuê nhà. Điều quan trọng là cha mẹ họ là nông dân. Nông dân ở Việt Nam rất nghèo”.

Theo Ngân hàng Thế giới, trong khi tỉ lệ nghèo đói ở Việt Nam đã giảm từ 60% xuống còn trên 20% trong 20 năm qua, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã góp phần làm gia tăng sự bất bình đẳng về thu nhập và các cơ hội.

Cùng lúc đó, tỉ lệ thất nghiệp ở các sinh viên tốt nghiệp đại học vẫn là một vấn đề dai dẳng. Theo truyền thông địa phương thì cứ 10 người tốt nghiệp đại học, có một người bị thất nghiệp.

Năm ngoái, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã đổ lỗi tình trạng thất nghiệp sau khi tốt nghiệp là do các trường đại học không dạy các kỹ năng mà những người chủ cần. Anh Dap cho biết các nhà tuyển dụng muốn ứng viên có các kỹ năng ngoại ngữ tốt:

“Chúng ta biết là chỉ có ngoại ngữ mới có thể giúp phát triển đất nước. Chúng ta cần dạy ngoại ngữ cho học sinh để có thể làm việc với người nước ngoài và họ có cơ hội đi ra bên ngoài đất nước Việt Nam và trở về giúp xây dựng đất nước”.

Nhưng với các truờng dạy ngoại ngữ với học phí lên đến 150 USD/lớp, cơ hội cho người nghèo rất hạn chế. Anh Dap đã tự học ngoại ngữ.

Anh Dap cho biết kế hoạch ban đầu là dạy các lớp tiếng Anh, nhưng đa số các thiện nguyện viên muốn dạy tiếng Nhật, nên bây giờ trường học dạy cả hai thứ tiếng.

“26 lớp tiếng Nhật đang hoạt động. Chúng em không có đủ nhà và lớp học nên nhiều người đang chờ đợi để được học. Nhưng chúng em chỉ có bốn phòng học hoạt động suốt từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối, mỗi ngày đều có học sinh và các lớp học.”

Có 10 giáo viên tình nguyện làm việc tại trường. Một trong số họ là sinh viên đại học 20 tuổi Tạ Khánh Huyền, hiện đang học tiếng Nhật.

Huyền nói rằng cô nghe nói về trường học này thông qua những người bạn cùng học ở đó. Cô đến dạy tiếng Nhật để có thể “cho lại điều gì đó.” Cô nói rằng đó là sự giao tiếp xã hội thân tình và giúp cô nâng cao kỹ năng nói tiếng Nhật.
UserPostedImage
Phạm Minh Dap (trái) và em trai đứng trước một tấm băng rôn quảng cáo lớp học ngoại ngữ miễn phí Stand By You cho học sinh, sinh viên nghèo (Marianne Brown/VOA)
Cô gái 24 tuổi Phạm Thị Trang là một trong 600 học sinh của trường. Cô đang học năm cuối ngành kế toán tài chính. Cha mẹ cô bán hàng ở chợ trong một làng quê của tỉnh Hà Nam. Cô nói cuộc sống ở thành phố rất khó khăn.

Trang cho biết cô kiếm được khoảng 1 triệu đồng (50 USD) mỗi tháng từ công việc bán thời gian. Cha mẹ cô gửi thêm 1.6 triệu đồng (75 USD), nhưng đó mới chỉ vừa đủ để sinh sống và cô phải tính toán rất cẩn thận để có thể chi trả các chi phí.

Nhu cầu học ở trường mỗi ngày một tăng. Có khoảng 1.000 người đang nằm trong danh sách chờ nhập học và 10 người nữa đang muốn dạy miễn phí. Anh Dap cho biết anh hy vọng sẽ quyên góp đủ tiền thông qua một chiến dịch gây quỹ để chi trả cho một địa điểm rộng rãi hơn để anh có thể mở thêm nhiều lớp học hơn.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.060 giây.