logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 14/08/2014 lúc 09:02:46(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
UserPostedImage

Vua Quang Trung một đời võ công cái thế, đã thống nhất sơn hà sau mấy trăm năm chia cắt, lại mấy ngày đánh tan mấy chục vạn quân Thanh xâm lược. Tuy nhiên, ông làm vua được mấy năm, chuyện sắp xếp giang sơn còn đang dang dở thì đột ngột băng hà, để lại bao nuối tiếc cho lịch sử.

Cũng vì nuối tiếc mà xung quanh sự ra đi của ông, lâu nay tồn tại khá nhiều truyền thuyết khác nhau. Một trong những cách giải thích ấy có liên quan đến ngôi huyệt kết của gia đình Tây Sơn trên vùng Bình Khê.

Cuốn sách Thế giới có gì thần bí của Nguyễn Hoàng Điệp và Hoài Giang có dẫn ra mấy truyền thuyết. Một thuyết nói rằng: Nguyễn Huệ được ngôi mộ tổ ở Ngũ Hành Sơn đắc địa nên thông minh anh hùng xuất chúng. Theo truyền thuyết này còn nói mả phát tích nhà Quang Trung nằm trong một dãy núi đá hình một đàn voi nằm án ngữ phương Nam. Đó là kiểu đất: Nam phương bạch tượng lai triều, tướng quân xuất trận. Nghĩa là trong đàn voi đó, có một con voi trắng quay đầu ngoảnh lại kết huyệt ứng vào Quang Trung nên vị vua này nhanh nhẹn, thông minh, oai hùng.

Nhưng sau đó, Quang Trung bị một thầy địa lý Tàu làm phản. Hắn tâu với Quang Trung rằng: Con voi trắng này là một con voi bướng bỉnh, không chịu thuần phục thì không bao giờ thâu tóm được cả đất nước, nhà vua cần triệt bỏ con voi đó đi, bằng cách đổ trấu vào đốt, hun cho nó chết. Quang Trung nghe làm theo, thế là hỏng mả. Thầy địa lý Tàu bỏ trốn lúc nào không biết.

Lại một thuyết khác, nói kỹ hơn về sự liên quan giữa huyệt kết với sự nghiệp triều Tây Sơn. Thuyết ấy nói thế này: Triều Tây Sơn có một viên quan tên là Trần Huy Đống tinh thông phong thủy. Ông này tương truyền là cháu ngoại thánh địa lý Tả Ao, và là tác giả của bộ Địa cơ bí lục.

Nghe Trần Huy Đống tinh thông phong thủy, vua Quang Trung cho mời ông vào xem hai ngôi mộ (song táng) trên núi Một, xã Hoành Sơn, Bình Khê. Xem xét kỹ địa hình, Đống biết đây là kiểu đất “Sư tử ngủ” rất quý nhưng đã bị ba con rồng: Đà Hằng, La Dĩ, Cửa Tiền triệt phá.

Những con sông là do trước đó Ngô Nhân Tịnh (gián điệp của Nguyễn Ánh và bọn thầy địa lý Tàu) đã xui ba anh em nhà Tây Sơn đào. Trần Huy Đống xem xong than tiếc nói rằng: Nếu ba con sông đào chậm lại một giáp thì Quang Trung không những làm đế nước Nam mà còn làm chủ Bắc quốc. Người này sẽ chẳng khác gì Nỗ Nhĩ Cáp Xích, gốc rợ Kim, 200 năm trước đã được kiểu đất “Cửu long tranh châu” ở Kiến Châu nên đã bình được bốn bộ ở phía Bắc, diệt được nhà Minh, làm chủ Trung Nguyên lập ra nhà Thanh.
Vua hỏi Đống: Kiểu đất sư tử ngủ dậy sớm là không tốt? Đống nói: Kiểu đất này dậy sớm như hoa nở bị thúc ép. Có nở nhưng mau tàn. Nếu nó càng dậy muộn thì càng phát lớn. Sau đó Đống khuyên nhà vua bỏ ý định cầu hôn và đòi đất Lưỡng Quảng. Quang Trung gạn hỏi lý do thì Đống tâu thật: Kiểu đất bị cả 3 con sông triệt phá, con sư tử bị cả 3 dòng nước tạt vào mặt đã thức dậy sớm hơn kỳ hạn hai giáp. Nó có thể làm giảm tuổi thọ của người hưởng phúc địa, gia cảnh bất hòa, bất mục, huynh đệ tương tàn. Nếu nay đòi đất, cầu hôn, sẽ gây thêm hiềm khích với cường bang, trong ngoài đều thù địch thì làm sao chống nổi. Việc này nhà vua làm ngày nào sẽ gây nên hậu quả chẳng lành ngày đó.

Nghe Đống nói, vua Quang Trung bán tín bán nghi hỏi có cách nào hóa giải được 3 con sông? Đống tâu lại: Chỉ riêng con sông Đà Hằng cũng đủ làm hư huyệt khí, chứ chưa kể đến hai con sông đào sau. Nay có lấp bằng cả ba con sông, hàn được thổ thì cũng không sao cứu vãn nổi. Bởi lẽ con sư tử đã thức, không thể ngủ lại như trước. Nó đã bị ba con sông làm gián đoạn long mạch, tiêu tan tú khí hội tụ.

Quang Trung lại hỏi: Ta có thể di táng hai ngôi mộ đến một kiểu đất quý khác? Đống trả lời: Thưa bệ hạ đất có tuần, dân có vận, đất quý không bao giờ kết phát hai tuần. Đời người không ai có được vận quý đến 2 lần. Nếu không vua chúa các đời trước làm chủ các vùng đất quý, khi thấy triều đại suy vong, liền chuyển mồ mả đến vùng đất quý khác, như thế thì một dòng họ có thể làm vua hoài không dứt…

Sau đó vào năm 1792, vua Quang Trung sai sứ sang Tàu cầu hôn, đòi đất. Lúc này Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân nhớ lại lời can của Đống, khuyên vua từ bỏ ý định, nhưng vua không nghe và nói: Ta muốn dò ý, thử lòng Thanh quốc, chứ không chủ tâm gây chiến, ắt không dẫn đến can qua. Tiếc thay sứ bộ vừa đến Lạng Sơn thì hay tin dữ nhà vua băng hà đột ngột. Sứ giả liền phải vội vã quay về.
UserPostedImage

Đại Nam liệt truyện viết về nguyên nhân Nguyễn Huệ chết rất thần bí như sau: “Một hôm về buổi chiều Huệ đương ngồi bỗng nhiên tối mắt, thấy một ông bạc đầu từ trên trời xuống, mặc áo trắng, cầm gậy sắt, mắng rằng: cha ông mày sinh ra ở đất nhà vua, đời đời làm dân nhà vua mày sao dám phạm đến lăng tẩm, rồi lấy gậy đánh vào trán. Huệ tối sầm mắt ngã vật ra một lúc lâu mới tỉnh”. Cũng theo cuốn sử này, sau khi bị “thần nhân” đánh, Quang Trung ngã bệnh rồi bệnh ngày càng nặng và băng hà.
Câu chuyện này rõ là chỉ nhằm ngụ ý rằng nhà Nguyễn là chân mệnh thiên tử nên ai đụng đến là sẽ bị thần nhân tru diệt để đề cao nhà Nguyễn. Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu đời nay cho rằng, loại bỏ yếu tố thần linh ra thì những triệu chứng như mô tả có thể phỏng đoán vua Quang Trung bị mắc bệnh cao huyết áp do làm việc quá căng thẳng, suy nghĩ nhiều dẫn đến tai biến mạch máu não.

Lại có một truyền thuyết phổ biến được nêu trong Hoàng Lê nhất thống chí. Tác phẩm này viết rằng: “Vừa lúc ấy thì vua Quang Trung bị bệnh rồi mất. Hôm ấy nhằm ngày mùa thu, tháng 8 năm Nhâm Tý (1792), sau khi lên ngôi Hoàng đế được 5 năm. Trước đó, khi sứ nhà Thanh sang phong, vua Thanh đã ban cho vua Quang Trung chiếc áo bào, trong có thêu bảy chữ bằng kim tuyến: Xa tâm chiết trục, đa điền thử. Bấy giờ không ai hiểu ra sao, thì ra đến lúc này mới nghiệm”.
“Xa tâm chiết trục, đa điền thử” nghĩa đen là: bụng xe gãy trục, nhiều chuột đồng. Chữ Xa và chữ Tâm hợp lại thành chữ Huệ – tên vua Quang Trung. Chuột thuộc về Tý, ý nói năm Tý vua Quang Trung chết.

Liệu có bàn tay ám hại ngầm của Thanh triều hay không? Điều đó khó mà biết được. Tuy nhiên ý chí nung nấu báo thù của vua Càn Long mâu thuẫn với những cách đối xử với vua Quang Trung của Thanh Đế là rất đáng ngờ. Sau trận chiến năm 1789, hai nước lại giao hảo nhờ tài khôn khéo của Ngô Thì Nhậm. Càn Long đối với vua Quang Trung rất mềm mỏng. Việc xin bỏ lệ cống người vàng từ nhà Minh xin bỏ được ưng thuận. Rồi trước khi Quang Trung mất đã xin hỏi cưới công chúa nhà Thanh, lại đòi đất Lưỡng Quảng. Việc cưới công chúa là việc nhỏ nhưng đòi đất là việc lớn, thế mà Càn Long đồng ý ngay.

Trong khi đó, sau này Nguyễn Ánh sang xin đổi quốc hiệu là Nam Việt thì Thanh triều lại sợ Nam Việt bao gồm cả Lưỡng Quảng nên đổi lại là Việt Nam. Vậy mà Quang Trung dâng một tờ biểu lại được ưng thuận. Việc đâu lại dễ dàng như thế?

Thêm nữa, trong cuốn sách Những khám phá về hoàng đế Quang Trung của tiến sĩ Đỗ Bang (đã nêu ở trên) tác giả đã dẫn ra một chỉ dụ của Càn Long trong việc tiếp đãi đoàn sứ bộ do vua Quang Trung giả sang chầu như sau: “Lại tính mỗi ngày tiêu 4.000 lạng bạc mà Nguyễn Quang Bình vừa đi vừa về mất 200 ngày thì phải chi dùng hơn 80 vạn lạng. Giá lấy số tiền ấy mà làm quân phí đem sang đánh báo thù cho bọn Hứa Thế Hanh còn hơn. Trẫm sở dĩ không dùng binh ở An Nam là vì trẫm tiếc của và thương dân lẽ nào Phúc Khang An lại không hiểu ý đồ của trẫm ư?”.

Như thế thì đủ thấy vua Thanh còn ôm hận và đang nung nấu chuyện báo thù chứ không thực bụng muốn hòa hiếu. Tuy nhiên giả thiết nhà Thanh tẩm thuốc độc vào chiếc áo rồi Quang Trung mặc vào lâu ngày bị chất độc ngấm gây ra bệnh rồi chết thì có vẻ không thuyết phục. Bởi lẽ, là những cựu thù, những món quà tặng nhau người ta còn đang xem xét tỉ mỉ không thể dễ dàng sử dụng. Thêm nữa chiếc áo lại có dấu hiệu khả nghi là thêu 7 chữ như đã nói thì lại càng khiến người ta cảnh giác. Việc hai chữ Xa và Tâm ghép lại thành chữ Huệ thì không lý gì các Nho thần của Quang Trung lại không biết vì nó không có gì là khó khăn.

M.T
Theo kienthuc.net
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.156 giây.