logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/08/2014 lúc 09:45:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bạn đang đi shopping với đứa con lên hai. Nó đòi mua một món đồ chơi nhưng bạn không bằng lòng. Nó lập tức nổi một cơn giận dữ khủng khiếp, lăn đùng ra sàn, tay chân đạp lung tung, miệng la hét dữ dội, khiến bạn bị tất cả mọi người nhìn như quái vật. Bạn chỉ có cách lôi nó ra xe thật nhanh và tự hỏi mình đã làm gì để khơi lên cơn giận dữ dội ấy. Và một đứa bé lên hai mà giận như vậy thì có bình thường không.


Tại sao cơn giận dữ xảy ra?
Cơn nổi giận là biểu hiện sự tức tối của đứa trẻ đối với chuyện đang xẩy ra.

Có thể em gặp khó khăn không nghĩ ra được một chuyện nào đó hoặc không hoàn thành được một việc gì đó. Có thể em không tìm được từ ngữ để diễn tả suy nghĩ hay cảm xúc của mình. Bất cứ đó là điều gì, sự thất vọng không “giải quyết” được chuyện trước mắt có thể gây ra sự tức giận - kết quả là một cơn nổi giận dữ dội.

Thí dụ: Hầu hết trẻ 2 tuổi có một vốn từ ngữ hạn chế. Cha mẹ hiểu đứa trẻ chỉ trong một số thời gian. Người lạ hiểu em còn ít hơn. Khi con bạn muốn nói với bạn điều gì đó và bạn không hiểu - hoặc bạn không làm đúng ý nó muốn - nó có thể nổi giận.

Nếu đứa bé lại đang khát, đói hoặc mệt mỏi, thì mức chịu đựng còn thấp hơn – và em sẽ dễ nổi giận hơn.

Trẻ nhỏ có nổi cơn giận với một mục đích?

Đôi khi cha mẹ thấy có vẻ như đứa trẻ cố tình hư chỉ để chọc giận mình. Nhưng nghĩ như vậy thì cũng oan cho em. Trẻ nhỏ không biết dùng kế hoạch xấu xa để làm thất bại hoặc gây rắc rối cho cha mẹ. Đối với hầu hết trẻ mới biết đi, cơn giận dữ chỉ đơn giản là một cách để thể hiện sự thất vọng .

Đối với trẻ lớn hơn, nổi giận có thể là một hành vi học được từ ở đâu đó. Nếu bạn nhượng bộ trước cơn giận dữ và bằng lòng “thưởng” cho trẻ món đồ nó muốn - hoặc để nó thoát khỏi bị phạt bằng cách nổi lên một cơn giận – thì chúng sẽ tiếp tục làm như vậy.

Có thể ngăn chặn được cơn giận dữ?

Không có cách hoàn hảo nào để ngăn chặn những cơn giận dữ của trẻ nhỏ, nhưng có nhiều cách bạn có thể làm để khuyến khích những hành vi tốt, ngay cả với những trẻ em nhỏ tuổi:

-Kiên trì . Thiết lập một thói quen hàng ngày để con bạn biết sẽ có những sinh hoạt gì tiếp theo. Giữ đúng thời khóa biểu càng nhiều càng tốt, gồm cả thời gian ngủ trưa và trước khi đi ngủ. Nên đặt ra những giới hạn hợp lý và theo đúng, không thay đổi .

-Lập chương trình trước. Nếu cần đem em theo để chạy việc, nên đi khi em không bị đói hoặc mệt. Nếu phải đứng xếp hàng, đem theo một món đồ chơi nhỏ hoặc thức ăn nhẹ để em có gì để làm.

-Khuyến khích con bạn dùng lời nói. Trẻ nhỏ hiểu nhiều từ ngữ hơn là có thể mói ra. Nếu em chưa nói được hoặc chưa nói rõ ràng, bạn có thể dạy cháu những ký hiệu cho các chữ như "tôi muốn", "nhiều hơn", "uống", "đau" và "mệt mỏi". Cháu càng nói cho bạn hiểu nhiều thì bạn càng ít phải chịu đựng những cơn giận dữ của cháu. Khi cháu lớn hơn, bạn có thể giúp em chuyển cảm xúc thành lời.

-Hãy để em chọn lựa. Để em nghĩ là mình có một chút “tự do”, nên cho em quyền tự lựa chọn vài món thích hợp. Hỏi em: "Con muốn mặc áo đỏ hay áo xanh?", "Con muốn ăn dâu tây hay chuối?", "Con muốn đọc sách hoặc làm một cái tháp?". Sau đó khen sự lựa chọn của em.

-Khen ngợi những hành xử tốt của em. Cho thấy sự chú ý của bạn khi em cư xử tốt. Ôm em hay cho em thấy bạn tự hào về em khi em chia sẻ đồ chơi, theo đúng những hướng dẫn của bạn...

-Chuyển sự chú ý của em ra chỗ khác khi thấy em bắt đầu có dấu hiệu của cơn giận, thí dụ nói về chuyện khác hay đưa em ra chỗ khác.

-Tránh những tình huống có thể gây ra cơn giận dữ . Nếu em có khuynh hướng đòi mua đồ chơi khi đi mua sắm, nên tránh đi vào chỗ nhiều cám dỗ. Nếu bé hay nổi cơn nơi nhà hàng, hãy đặt chỗ trước để khỏi phải chờ hoặc chọn nhà hàng ăn nhanh.


Đối phó với một cơn giận

Thông thường , cách tốt nhất để đối phó với một cơn giận là bỏ qua, không chú ý tói nó. Khi đứa bé dịu xuống, bạn có thể nói: "Nổi giận như vậy sẽ không làm mẹ chú ý tới đâu. Muốn gì thì phải nói lên."

Nên nhớ là khả năng giữ bình tĩnh và kiểm soát của bạn sẽ giúp cháu bé cảm thấy an toàn. Nếu bạn cũng nổi cơn lên hoặc nhượng bộ đứa trẻ là bạn gián tiếp cho nó thấy là cơn giận dữ của nó có hiệu quả.


Nếu đứa bé đập phá, trở thành nguy hiểm?

Nếu cơn giận leo thang, đem bé ra chỗ khác và sử dụng “time out” để phạt:

-Chọn chỗ thích hợp cho “time out”: cho bé ngồi ở một nơi nhàm chán , chẳng hạn như trong phòng khách hoặc trên sàn nhà trong hành lang. Kéo ghế xa các bức tường và đồ đạc trong nhà nếu em có thể cố làm bạn chú ý bằng cách xé giấy dán tường hay gây ra các thiệt hại khác.

-Cương quyết. Bạn có thể nói: "Không được đánh như vậy. Ngồi xuống."

-Chờ cho em bình tĩnh lại. Có thể mất vài phút hoặc lâu hơn.

-Giữ đúng hình phạt. Nếu bé đi ra trước khi time out chấm dứt, dắt nó trở về vị trí. Nhắc cho em biết em vẫn còn bị “time out”.

-Không trả lời bé. Không đáp ứng bất cứ điều gì em nói trong thời gian “time out”.

-Biết khi nào kết thúc “time out”. Khi em nhỏ đã bình tĩnh trở lại, kết thúc “time out” và trở lại hoạt động bình thường. Bạn có thể nói: "Con đã ngồi yên rồi đó. Con đã sẵn sàng để chơi ngoan chưa?"


Cơn giận dữ xẩy ra ngoài phố
Nếu đứa bé nổi cơn giận ngoài phố, nên lờ đi nếu có thể. Nếu nó gây rối, đem nó ra một chỗ vắng chẳng hạn như một khu vực nghỉ ngơi hoặc trong xe, để phạt “time out”.

Khi em bình tĩnh lại, bạn có thể nói: "Con ngồi im được rồi đó. Con đã sẵn sàng ngoan khi mình đi mua sắm chưa? ” Nếu không , tiếp tục “time out” .

Cần nhớ rằng sau thòi gian “time out”, phải trở lại việc đang làm, không gián đoạn. Nếu không, đứa bé sẽ học được rằng cơn giận là một cách hiệu quả để thoát khỏi một tình huống nào đó.


Khi nào cần hỏi chuyện bác sĩ?

Càng lớn, em nhỏ sẽ càng tự chủ hơn, cơn giận dữ sẽ thưa dần . Hầu hết trẻ em chấm dứt nổi cơn vào khoảng 5 tuổi.

Nếu cơn giận có vẻ đặc biệt nghiêm trọng, hoặc em đã lớn nhưng vẫn có những cơn giận dữ thường xuyên, hoặc cơn giận dữ vượt khỏi khả năng đối phó của bạn, nên hỏi chuyện bác sĩ của em để được giúp đỡ.

Bác sĩ sẽ xem xét các vấn đề về thể chất hoặc tâm lý gây ra sự cáu giận. Bạn có thể được giới thiệu đến một bác sĩ tâm thần hoặc một chương trình của trường học hoặc cộng đồng. Can thiệp sớm có thể ngăn chặn các vấn đề trong tương lai và giúp em thành công cả ở nhà và ở trường.
Theo báo Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.077 giây.