logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/08/2014 lúc 10:27:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

I. Lịch sử chùa Bồ Đề
Chùa Bồ Đề tên chữ là Thiên Sơn Tự, nằm phía tả ngạn sông Hồng. Chùa được kiến tạo vào cuối đời nhà Trần (khoảng năm 1427) trên gò đất cao nên được gọi là Thiên Sơn Tự (chùa Núi trời).
Sau này do thời gian làm hư hại, mãi cho đến năm 1614 mới được trùng tu trên nền chùa cũ và chùa có công đức khắc in được hai cuốn kinh Pháp Hoa để lưu hành. Đến giữa thế kỷ thứ XVIII, chùa và vùng phụ cận lại tiếp tục bị chiến tranh hủy hoại.
Đi từ trung tâm Hà Nội sang cầu Long Biên, quẹo phải khoảng 500m, nhìn thấy tấm bảng báo “Dốc Đền Ghềnh” là gần đến chùa Bồ Đề, địa chỉ số 90 phố Phú Viên, quận Long Biên – ĐT. 04.8273529 – 098.2381956.
Phật tử và du khách có dịp đến Hà Nội thường không quên đến thăm vùng đất đã từng được mệnh danh là trung tâm của cuộc kháng chiến chống quân Minh. Và theo văn bia “Trùng cấu Thiên Sơn Tự” có đoạn: “Bồ Đề là nơi khách buôn tụ tập, xe ngựa dập dìu, khách quan lai vãng; phía Tây trông ra sông Nhị Hà, thuyền bè nhộn nhịp. Đế kinh lai kiến, hội ở nơi này…”. Trong quần thể kiến trúc của địa danh Bồ đề xưa, đến nay còn có vết tích chùa Bồ Đề cùng với hai cây bồ đề đại thụ cao 10 -12m.
Vào năm Giáp Tuất đời Tự Đức thứ 27 (1874), Đại sư Thích Nguyên Biểu tự hiệu Nhất Thiết đại sư (1835 – 1906) đến trụ trì và ngài đã trùng tu tôn tạo trên nền chùa cũ gồm: thượng điện, rộng năm gian cao, to; tượng Phật thỉnh mới; chùa Hộ, nhà Thiên hương, nhà Pháp bảo và cửa tam quan.
Đến đầu thế kỷ thứ XX, chùa Bồ Đề trở thành trung tâm đào tạo Tăng Ni thuộc Giáo hội phật giáo VN do HT Thích Trí Hải điều hành. Năm 1946, Pháp gây chiến, trường tản cư đi nơi khác, chùa Bồ Đề chỉ còn lại Ni sư Thích Đàm Thanh trụ giữ. Năm 1951, bị lũ lụt lớn làm sạt lở, chùa chỉ còn tòa thượng điện. Ngày 11 tháng 5 Tân Hợi (1971), mặc cho bom đạn, HTThích Trí Hải cùng Tăng ni, Phật tử đã tiến hành trùng tu lại chùa: kê kích toàn bộ thượng điện và xây dựng lại hậu điện; nâng cao nền chùa. Đặc biệt, trước khi khởi công, hòa thượng đã làm bài văn phát nguyện rất ấn tượng, nay còn lưu giữ ở chùa.
Hiện nay, Ni sư Thích Đàm Lan trụ trì từ năm 1972 nhưng mãi đến năm 1986, ni sư mới được phép tiến hành đại trùng tu nhà Tổ, hậu liêu, nhà khách, nhà Tăng, nhà bếp cho tới nhà ở của hơn 50 cháu cô nhi đang được chùa nuôi dưỡng và cho đi học. Năm 1999, chùa tiếp tục xây bảo tháp bát giác và tôn trí tượng Quán Thế Âm Bồ tát cao 3,2 mét, mặt hướng về sông Hồng.
Ngoài việc làm các phật sự trong Thiên Sơn Tự, Ni sư Thích Đàm Lan còn tích cực tham gia các hoạt động của Giáo hội và địa phương…
UserPostedImage

II. Thực hư tin đồn chùa Bồ Đề là nơi mua bán trẻ em mồ côi?
Chùa Bồ Đề từng được mệnh danh là “thiên đường” của những “mầm sống bị bỏ rơi” nhưng đang bị chao đảo trước dư luận rằng đó là nơi mua bán trẻ em mồ côi.
Có những tin đồn rằng mỗi trẻ em được đưa vào chùa Bồ Đề, người môi giới sẽ được hưởng từ 5 tới 7 triệu đồng tiền “hoa hồng” (?). Cũng có thông tin rỉ tai rằng nếu một đứa trẻ được ai đó nhận làm con nuôi thì người xin đứa trẻ sẽ biếu cho nhà chùa từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng (?). Vậy đâu là sự thật và từ đâu phát ra các tin đồn này?
Nhà chùa khẳng định: không có chuyện mua bán trẻ em
Chỉ cách trung tâm Hà Nội có một con sông, cũng chẳng khác gì những ngôi chùa lớn trên địa bàn Hà Nội nhưng chùa Bồ Đề rất nổi tiếng vì đã có từ lâu đời (thế kỷ thứ XV, thuộc đời nhà Trần) và từ nhiều năm nay đã là nơi chăm sóc, bảo bọc trẻ em mồ côi, trẻ bị nỏ rơi, người già tàn tật và những người cơ nhỡ. Bởi vậy khi có những tin đồn không hay đối với nhà chùa, nhiều người rất lấy làm xúc động.
Tuy nhiên, Ni sư Thích Đàm Lan – ni sư trụ trì ngôi chùa nổi tiếng này – cho biết, không hề có chuyện đó. Từ trước tới nay nhà chùa chưa từng cho người ngoài nhận xin con nuôi. Dù có đưa bao nhiều tiền thì nhà chùa cũng không đồng ý. Giả thử nếu đem cho đi, rồi khi cha mẹ các cháu đủ điều kiện nuôi con, đến xin con về thì chùa biết trả lời ra sao?”.
Sư thầy chia sẻ, thời gian vừa rồi nhà chùa quá bận rộn với những khóa tu tập và cuộc sống của các cháu nên không để ý tới những thông tin trên báo. “Khi các phật tử khắp nơi lo lắng gọi điện thoại về chùa, nhà chùa mới nắm được thông tin. Dù rất buồn lòng nhưng đã xuất gia nên chúng tôi tin vào luật nhân quả, không làm điều gì sai trái thì hoàn toàn thanh thản và nếu có chuyện gì xảy ra, coi như đó là cái nghiệp, không cần phải thanh minh ồn ào”.
Theo thông tin do sư thầy Đàm Lan cung cấp, từ khi nuôi các bé đến nay (từ năm 1989), chỉ có một lần duy nhất nhà chùa đồng ý cho một gia đình tới phường làm thủ tục pháp lý nhận con nuôi theo đúng quy định của pháp luật. “Tuy nói là trẻ bị bỏ rơi nhưng nhà chùa đều biết nguồn gốc của các bé. Có nhiều người mẹ đã từng lầm lỡ, sau này đến xin lại con mình, không có lý do gì mà không trả lại con cho họ. Nếu lỡ cho mất rồi thì trả lời với người mẹ đó làm sao đây?”.
Những… “mái ấm” nuôi trẻ em để trục lợi
Trong khi đó, ban trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội nói rằng, do đang đi công tác nên ban chưa nghe được thông tin nói trên.
Ở một diễn biến khác, trao đổi với các phóng viên, một sư thầy (đề nghị giấu tên) thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho biết ông và nhiều người trong Giáo hội Phật giáo đã nghe được tin đồn về sự việc trên nhưng giáo hội chưa xác minh được thực hư. Theo lời vị sư thầy này, việc nhà chùa cưu mang trẻ em bất hạnh là đáng ghi nhận, tuy nhiên để xảy ra những băn khoăn trong dư luận là điều không nên, cơ quan chức năng cần sớm làm rõ nghi vấn để bảo đảm linh thiêng chốn cửa Phật.
Nhân đây, các phóng viên cũng đề cập đến một số hiện tượng đã từng xảy ra nếu không có sự giám sát chặt chẽ của các cấp chính quyền. Đấy là tai tiếng đã xảy ra tại tỉnh Nam Định hồi cuối năm 2008. Hàng chục cán bộ các trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm y tế..vv.. đã lợi dụng nghề nghiệp của mình, thành lập đường dây thu gom trẻ em bị bỏ rơi rồi đem bán. Ví dụ trung tâm y tế huyện Ý Yên thu gom được 112 trẻ thì có tới 102 cháu được làm hồ sơ giả và đưa đi nước ngoài 101 cháu trót lọt. Trung tâm Y tế huyện Trực Ninh thu gom 242 trẻ, làm hồ sơ giả 164 cháu và đã đưa 222 trẻ ra nước ngoài làm con nuôi. Các đối tượng trên thực hiện hành vi này nhiều lần, đã hưởng từ vài triệu đến vài chục triệu đồng mỗi cháu trước khi bị bắt.
UserPostedImage

Chính quyền sở tại phủ nhận nghi vấn
Đề cập tới tin đồn chùa Bồ Đề “kinh doanh” con nuôi, ông Nguyễn Ngọc Quang, chủ tịch UBND phường Bồ Đề, huyện Long Biên, Hà Nội, khẳng định không có chuyện buôn bán trẻ em hay làm trung gian cho việc mua bán và chùa Bồ Đề chưa có sai phạm nào cả. Khi tiếp nhận một cháu bé được gửi vào chùa, sư thầy phối hợp với địa phương làm hồ sơ khai sinh, bảo đảm quyền lợi cho các cháu như chế độ bảo hiểm, lập thủ tục đăng ký để sau này các bé được đi học..vv.., các cấp chính quyền luôn luôn thị sát, hoàn toàn không có chuyện nhà chùa làm trung gian mua bán trẻ em như tin đồn và các báo mạng đã nêu.
III. Trường hợp biến mất của cháu bé Cù Nguyên Công
Một vụ mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề được phát giác từ tố cáo của anh Nguyễn Thành Long (nhà doanh nghiệp, ngụ tại quận Long Biên, Hà Nội). Theo đó, cuối năm 2013, biết được trường hợp một cháu bé bị bỏ rơi ở chùa Bồ Đề, vợ chồng anh Long đã quyết định nhận cháu bé này làm con đỡ đầu và đặt tên cháu là Cù Nguyên Công.(Theo anh Long, “Cù” có nghĩa là “công ơn”, ví dụ sách Phật có câu “chín chữ cù lao” nghĩa là chín chữ: sinh dưỡng, chăm sóc, bệnh tật…trong công ơn cực nhọc của bố mẹ; còn “Nguyên Công” nghĩa là mong cho bé sau này được thành đạt). Vợ chồng anh thường xuyên tới chùa Bồ Đề thăm nom cháu và thỉnh thoảng được nhà chùa cho phép đưa cháu về nhà chăm sóc.
Những ngày cuối năm 2013, khi cháu Công đang ở nhà cùng vợ chồng anh Long thì anh nhận được điện thoại của Nguyễn Thị Thanh Trang – quản lý khu nhà nuôi dưỡng các cháu bé bị bỏ rơi ở chùa Bồ Đề – yêu cầu vợ chồng anh đưa cháu về chùa ngay vì sắp có phái đoàn đến kiểm tra, do đó anh chị bồng cháu về chùa.
Ít hôm sau, chị đến chùa để đưa cháu đi khám bệnh thì được tin cháu đã được người sinh ra cháu đón về nhà rồi. Cảm thấy có chyện bất thường vì anh Long được biết, cháu Công bị bỏ rơi và mẹ cháu đã làm giấy “cho” nhà chùa đàng hoàng, tại sao lại đến nhận về dễ vậy? Anh Long gặng hỏi, chị Thanh Trang tức người quản lý cho biết, ông bà ngoại của cháu phát hiện ra việc con gái mình sinh con và cho nhà chùa nên bắt con gái phải đến chùa xin con về.
Càng thêm nghi ngờ, vợ chồng anh Long cất công đi tìm và đã lên Phú Thọ gặp được mẹ của cháu tên Trần Thị Thu Hà, 25 tuổi, quê ở Phú Thọ. Tuy nhiên, cô Thu Hà nói rằng cháu đã được trả về cho gia đình cha ruột của cháu.
Anh Long tiếp tục điều tra. Đến tháng 2/2014, anh nhận được điện thoại của một phụ nữ tên Nguyệt, thông báo rằng chị ta đang nuôi cháu Cù Nguyên Công. Anh Long đề nghị cho địa chỉ để anh đem sữa và đồ dùng đến cho cháu Công nhưng Nguyệt từ chối. Nghi ngờ có điều gì khuất tất trong vụ việc, anh Long đã làm đơn báo với công an.
Sau khi điều tra, ngày 18/3/2014 công an Hà Nội đã bắt Nguyễn Thị Thanh Trang (36 tuổi, quản lý nhà trẻ chùa Bồ Đề) và Phạm Thị Nguyệt (35 tuổi, vô nghệ nghiệp, ở nhà trọ tại Thịnh Liệt, khu Hoàng Mai, Hà Nội) về chuyện cháu Công mất tích
Lật tẩy thủ đoạn mua bán trẻ em
Cơ quan công an cho biết, cháu Cù Nguyên Công là con của Trần Thị Thu Hà quê ở Phú Thọ và người yêu tên Thành, quê ở Tuyên Quang. Hai người này có quan hệ yêu đương và Hà mang thai cháu Công. Ngày 26/10/2013, Hà đi với Thành vào một nhà nghỉ ở Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội, bàn bạc là Hà sẽ đến bệnh viện sinh con sau đó gửi vào chùa. Tuy nhiên, ngay đêm hôm đó, Hà chuyển dạ và sinh con ngay trong nhà vệ sinh của nhà nghỉ.
Hôm sau, hai người bế cháu bé tới chùa Bồ Đề. Tại đây, họ được ni sư trụ trì Thích Đàm Lan hướng dẫn xuống gặp Nguyễn Thị Thanh Trang, quản lý khu nuôi trẻ em mồ côi. Cả hai đã viết giấy gửi trẻ kèm theo bản photo Chứng minh Nhân dân. Sau đó, thỉnh thoảng người mẹ có đến chùa Bồ Đề thăm con nhưng không đủ điều kiện nhận con về nuôi nên chỉ mua quà cáp, đường, sữa.
Cuối năm 2013 sang đầu năm 2014, “Trang quản lý” quen biết với Phạm Thị Nguyệt. Biết Nguyệt muốn mua con nít, y thị đã tìm cách bán cháu Cù Nguyên Công cho Nguyệt.
Để thực hiện trót lọt chuyện này, Trang bố trí cho một người giả làm chị dâu của Trang, vì hiếm muộn nên muốn tìm xin con nuôi. Trang chỉ dẫn cho Nguyệt thay mặt “người chị dâu của Trang” đi Phú Thọ gặp Trần Thị Thu Hà, thuyết phục Hà đồng ý cho cháu Công làm con nuôi của người này tức Nguyệt. Trang cũng hướng dẫn Hà làm các thủ tục xin cháu Công ra khỏi chùa rồi giao cho Nguyệt đem về nhà trọ. Sau đó, Nguyệt trả cho Trang 35 triệu đồng, số tiền này Trang trả cho Hà 10 triệu về công sinh đẻ cháu Công.
Tuy nhiên, sau khi bị vợ chồng anh Long gạn hỏi, Trang đã lập mưu để “hoàn tất” vụ mua bán bằng cách hướng dẫn cho Hà nói dối anh Long là đã trả cháu Công về cho ông bà nội của cháu để ông bà nuôi dưỡng.
Mưu mô hơn, Trang còn bày kế cho Nguyệt lên Phú Thọ yêu cầu Thu Hà viết giấy xác nhận rằng Thành – nhân tình của Thu Hà – chính là chồng của Phạm Thị Nguyệt, nay Nguyệt tức “vợ cả” của Thành đã biết nên Thu Hà phải giao con lại cho Nguyệt nuôi dưỡng.
Theo cơ quan điều tra, Hà không biết rằng cháu Công – đứa con của Hà mà Nguyệt đang nuôi tại nhà trọ – bị bệnh sởi đã qua đời vào cuối tháng 6/2014. Cũng theo công an điều tra, Nguyệt đã từng có 2 đời chồng đều đã ly dị, hiện giờ đang sống với người chồng thứ ba không có hôn thú tên Phạm Văn Hữu làm nghề sửa xe gắn máy. Ngoài cháu Cù Nguyên Công (mà Nguyệt đã đổi tên là Phạm Gia Bảo) đã mất, hiện còn 2 cháu nữa tên Phạm Đức Anh và Phạm Gia Hân (tất cả đều phát xuất từ chùa Bồ Đề) Nguyệt đang nuôi tại nhà trọ. Công an đang điều tra làm rõ mục đích nuôi các trẻ em của Nguyệt.
IV. Công an họp báo
Chiều ngày 5-8-2014, Hà Nội đã tổ chức họp báo, chính thức công bố thông tin về vụ án “mua bán trẻ em” gây chấn động dư luận xảy ra tại chùa Bồ Đề (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội).
Ông Nguyễn Cao Khải, trung tá, đội phó Đội điều tra mua bán trẻ em công an Hà Nội cho biết đã tiến hành khởi tố vụ án, bắt Nguyễn Thị Thanh Trang (36 tuổi) và Phạm Thị Nguyệt (35 tuổi, xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, Ninh Bình) để điều tra về hành vi mua bán trẻ em.
Theo cơ quan điều tra, Trang là quản lý khu Nhà Mở (trông nom trẻ) ở chùa Bồ Đề, giúp việc cho ni sư Thích Đàm Lan và được trả lương 2 triệu đồng/tháng. Còn Nguyệt là người nhận mua cháu bé với giá 35 triệu đồng. Nạn nhân được xác định là cháu bé Cù Nguyên Công, con ruột của chị Trần Thị Thu Hà (25 tuổi, quê quán xã Cấp Dẫn, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ), đã từng được chùa Bồ Đề nhận nuôi tại đây.
Trước thời điểm cháu Công được đưa vào chùa Bồ Đề, Phạm Thị Nguyệt có nhờ Trang tìm cho một đứa trẻ khỏe mạnh để làm con nuôi và Nguyệt hứa sẽ bồi dưỡng cho Trang một số tiền. Sau đó, Trang đã nhờ người giả làm chị dâu của mình có nhu cầu nhận con nuôi để gặp và trao đổi với mẹ đẻ cháu Công đề nghị nhận nuôi Công. Khi chị Hà đồng ý, Trang đã yêu cầu viết giấy giao con và photocopy Chứng minh Nhân dân của mẹ đẻ cháu Công. Sau khi trót lọt, Nguyệt đã chi cho Trang 35 triệu đồng là tiền mua cháu Công. Tiếp đó, tới ngày 22.6, Nguyệt gọi điện báo tin cho Hà, cháu Công bị bệnh sởi và ngày 23.6, Nguyệt thông tin cho Hà cháu Công đã qua đời. Được biết, ngoài trường hợp của cháu Cù Nguyên Công, cơ quan điều tra xác định Phạm Thị Nguyệt còn đang nuôi dưỡng hai cháu bé khác và cũng nhận làm con nuôi. Sau khi Nguyệt bị bắt giữ, hai cháu nhỏ này đã được đưa đến Trung tâm bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.
Ni sư trụ trì lên tiếng
Chân dung “bảo mẫu” Trang
Theo tìm hiểu của báo chí, Nguyễn Thị Thanh Trang có hoàn cảnh vất vả, đã trải qua một đời chồng và sinh được 3 con nhưng một cháu đã mất từ nhỏ. Sau đó, do mâu thuẫn, hai vợ chồng ly thân. Ba mẹ con dắt nhau đi lang thang khắp nơi rồi tới chùa Bồ Đề xin ở nhờ và được nhà chùa cho tá túc từ năm 2010.
Trong thời gian này, mặc dầu ở chùa nhưng Trang làm quen được với một người đàn ông làm nghề lao động tự do và hai người đi lại với nhau, sinh được một mặt con. Trang nuôi cả 3 đứa con ở trong chùa.
Mới đầu vào chùa, Trang giúp việc quét dọn nhưng sau một thời gian được giao công việc quản lý, chăm sóc trẻ mồ côi với số lương 2 triệu đồng/tháng.
Sau khi Trang bị bắt giữ, 2 đứa con lớn được bà ngoại gửi vào chùa Bát Tràng còn đứa nhỏ thì vẫn ở chùa Bồ Đề.
Nhiều nguồn tin cho biết, Trang vốn là người ham lô đề, có máu đỏ đen nên nợ nần, vay mượn nhiều người. Khi hay tin Trang bị công an bắt giữ, “người tình” của Trang đã đến chùa đón con về. Tới sáng 5-8-2014, một số “chủ nợ” đã kéo tới khu vực chùa Bồ Đề để dò hỏi tin tức của Trang. Tuy nhiên, cánh cổng khu Nhà Mở, nơi nuôi dạy trẻ mồ côi và các cụ già không nơi nương tựa luôn trong tình trạng cửa đóng then cài, chỉ mở ra khi có người nhà chùa bước vào. Sau cánh cửa, các trẻ mồ côi vẫn vô tư nô đùa như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Các sư thầy, lực lượng bảo vệ, người giúp việc nhà chùa luôn có ánh mắt dò xét trước người lạ và từ chối trả lời mọi thông tin liên quan tới vụ việc chấn động vừa xảy ra.
Ni sư trụ trì lên tiếng
Trong cuộc tiếp xúc ngắn ngủi với báo chí, nhiều sư thầy ở chùa một mực khẳng định “hoàn toàn bất ngờ” trước việc Trang bị bắt về hành vi mua bán trẻ em. Riêng sư thầy Thích Đàm Lan trụ trì chùa Bồ Đề cho biết: “Nhà chùa không ngờ Trang đã làm như vậy và cũng không ngờ Trang là con người như vậy”.
Sư thầy khẳng định cháu Cù Nguyên Công không có trong danh sách của nhà chùa. Nhưng trong cuộc họp báo ngày 5-8-2014, ông thượng tá Vũ Thái Hưng, lại nói: “Tôi xin khẳng định, cháu Công có trong danh sách chùa Bồ Đề” và “Ni sư trụ trì Thích Đàm Lan cũng là đối tượng bị điều tra, còn trách nhiệm của ni sư đến đâu thì công an phải làm rõ mới biết”.
Cũng theo Hưng, trước đó có một số đơn tố cáo việc buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề, và mới đây công an cũng đã tiếp nhận đơn thư phản ánh 9 trường hợp trẻ em có tên trong danh sách nhà chùa nhưng bị mất tích. Ông Hưng nói: “Về thông tin này, chúng tôi sẽ phải tiến hành điều tra làm rõ những nghi vấn liên quan”.
Sự quản lý lỏng lẻo tạo điều kiện cho các cá nhân hoạt động
Ông Hưng nhận định cơ quan chức năng nhận thấy công tác nuôi nhận trẻ tại chùa Bồ Đề rất lỏng lẻo, tạo điều kiện cho các cá nhân mua bán trẻ em hoạt động.
Ông cho biết: “Các cháu không có giấy tờ mang tính pháp lý để quản lý. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho bọn tội phạm lợi dụng. Đáng chú ý là trong quá trình điều tra, công an còn phát hiện nhiều giấy khai sinh của các cháu bé không phải con đẻ của Nguyệt cũng như giấy viết tay của nhiều người khác có dấu hiệu làm giả để hợp thức hóa nguồn gốc các cháu bé Nguyệt đang nuôi”.
Kết luận: Có thể nhà chùa không chủ trương mua bán trẻ em nhưng do ni sư trụ trì đa đoan công việc, không để mắt tới cấp dưới nên chúng đã làm bậy và chúng đã bán nhiều trẻ chứ chẳng phải ít. Có thế chùa mới mang tiếng và có thế, với tiền lương 2 triệu đồng/tháng, phải nuôi 3 đứa con mà “bảo mẫu” Trang vẫn có thể đam mê lô đề, bài bạc.
Đoàn Dự ghi chép

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.147 giây.