logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 18/08/2014 lúc 06:41:00(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
To Catch an Art Thief là đề tựa một tác phẩm vừa mới xuất hiện trên Amazone.com của Vivian T.N Ho, bút danh của Truc Nhu Ho, PhD, một nhà văn Việt Nam đã sống ở Mỹ gần 50 năm. Hình bìa là một bức tranh rất ấn tượng của chính tác giả, bức tranh này đã được giải thưởng lớn trong cuộc triển lãm Hội Họa Mùa Xuân ở Sugar Land năm 2013.


Hội họa là bộ môn nghệ thuật được xếp hạng trước thơ ca và phim ảnh, nhưng đối với nhiều người, hội họa vẫn còn nhiều điều bí ẩn và có sức lôi cuốn nhất là đối với những người có tính hiếu kỳ.


Trong cuốn To Catch an Art Thief, tác giả đã đi gặp thám tử Moscardini, người có trách nhiệm điều tra các vụ trộm tranh, phỏng vấn bốn mươi lăm nhà giao dịch buôn bán tranh, nghiên cứu rất nhiều tài liệu... dần dần khai mở trước mắt chúng ta tất cả những bí ẩn quanh việc trộm tác phẩm nghệ thuật, từ những vụ đánh cắp lớn cho đến những vụ mất cắp nhỏ và đã ghi lại biết bao điều thú vị; phân tích cho chúng ta thấy những nguyên nhân dẫn tới thời kỳ bùng nổ những vụ án trộm tranh, những thiệt hại và những rắc rối do kẻ cắp gây ra.


Sherlock Holmes xuất hiện

Theodore Donson, Esp. vào phòng trưng bày tranh in (tranh in đặc biệt, có đánh số và có chữ ký của tác giả) của viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Metropolitan như nhiều lần trước. Tin chắc là không bị theo dõi, anh ta dùng cây bút mở băng dán trên túi đựng tài liệu của mình, chuồi vào đó một số tranh in quý rồi dùng cây bút dán băng keo lại. Vui vẻ và tự tin, anh ta tiến ra cửa. Không nghi ngờ gì cả, người gác cửa để anh ta đi qua.


Thám tử Marie Cerile theo dõi tất cả. Quan sát kỹ, Cerile nhận ra anh ta là kẻ bị tình nghi trong một loạt vụ trộm tranh in từ New York Public Library, Museum of Modern Art, và cả với Metropolitan Museum of Art. Giả danh là một luật sư của một hãng luật danh tiếng, anh ta liên tiếp đi du lịch từ New York đến Zurich, Switzerland để buôn bán tranh hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Chấm dứt cảnh theo dõi của Marie Cerile, tác giả đưa ra một màn kết thúc bất ngờ chẳng khác gì Sherlok Holmes sập bẫy thủ phạm:


“Khi Donson bước xuống những bậc cấp ở bên ngoài, anh ta nghe một giọng nữ vang lên sau lưng:

“Ông đã bị bắt.”

Nhận ra đó là người đàn bà anh ta đã nhìn thấy vài phút trước đây ở phòng in, anh ta nói:

“Cô không thể bắt tôi. Tôi là một luật sư.”

“Có quái gì mà tôi không thể.” Cerile trả lời.

...Rồi cô chụp cái vòng sắt lạnh vào tay anh ta và khóa lại...”


Mở đầu bằng một màn bắt kẻ trộm tranh như thế đó, bạn đã thấy giựt gân chưa? Tôi lần lượt theo tác giả đi vào thế giới đầy bí ẩn của nhiều vụ mất cắp nghệ thuật. Những vụ trộm như thế vẫn thường xảy ra trong lịch sử, và bùng nổ vào những thập niên 80, 90. Tin tức về những vụ đánh cắp liên tiếp xảy ra làm cho cả thế giới bàng hoàng.


Chân dung kẻ trộm

Nói về những kẻ trộm nghệ thuật, tác giả đưa ra một nhận xét rất bất ngờ: Thật ra việc đánh cắp tác phẩm nghệ thuật đã xảy ra từ thời xây dựng kim tự tháp. Kẻ trộm không chỉ là người nghèo khổ mà bao gồm những kẻ có quyền thế, kể cả vị nữ hoàng nổi tiếng Cleopatra ở thời kỳ Ai Cập cổ đại. Không chỉ có thế, những đoàn quân chiến thắng thời xa xưa thường lùng sục những lâu đài, những ngôi mộ vua chúa cướp đi những kho tàng nghệ thuật cùng biểu tượng của tôn giáo, không chỉ vì tiền, bởi vì nghệ thuật còn là biểu hiện của quyền lực, danh tiếng và huyền thoại của đất nước bại trận. Vậy thì thử nghĩ xem, kẻ trộm lớn nhất trong lịch sử là ai? Thật là bất ngờ! Tác giả đã gọi đích danh tên các nhân vật danh tiếng lừng lẫy trong lịch sử: Caesar, Napoleon, Hitler và Stalin!


Danh sách được liệt kê sau đó chưa phải là người nghèo khổ đâu, mà là những người giàu có, địa vị xã hội vững vàng mà tác giả gọi là White collar như trường hợp Dr. Frank Waxman ở trang 87. Tiếp đến là những nhân viên viện bảo tàng (T.64), nhân viên bán hàng ở phòng tranh (T. 101), khách hàng cũng đánh cắp đủ mọi thứ khi họ có cơ hội (T. 97). Mất mát lớn nhất là những vụ đánh cắp do kẻ trộm chuyên nghiệp gây ra mà khi ra đi chúng còn để lại vài câu đùa cợt: “Thanks for the poor security.” (T. 83).


Chưa hết, ở trang 70, tác giả còn đưa ra một chi tiết hết sức thú vị: “Không phải tiền luôn luôn là động lực để đánh cắp tác phẩm nghệ thuật, có những kẻ trộm đơn giản chỉ vì họ yêu nghệ thuật.”


Nguyên nhân

Nghệ thuật đã phát triển từ lâu đời nhưng hầu như chỉ dành riêng cho giới quý tộc, hạng người quyền quý giàu có, mãi đến giữa thế kỷ XX trở về sau mới bùng nổ những vụ đánh cắp lớn. Một người giao dịch mua bán tranh ở New York đã nhớ lại: “Vào những năm 1950 vật mà bạn có thể mua rẻ nhất là tác phẩm nghệ thuật” (T.13). Tác giả đưa ra nhiều nguyên nhân đã đẩy tác phẩm nghệ thuật trở thành tài sản vô giá. Trước hết phải kể đến sự tham gia của các triệu phú người Mỹ muốn tên tuổi mình được bất tử, họ mua tranh của Châu Âu đem về tặng cho các viện bảo tàng của Mỹ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mỹ phát triển, các viện bảo tàng Mỹ đua nhau bỏ ra từng số tiền lớn để mua tác phẩm nghệ thuật, các công ty cũng mua, tác phẩm nghệ thuật trở thành thị trường có lợi nhuận cao thì các nhà đầu tư xuất hiện, các nhà sưu tập cũng ra đời. Tình yêu nghệ thuật phát triển sâu rộng trong xã hội cũng góp phần nâng cao giá trị tác phẩm nghệ thuật.


Cuộc bán đấu giá tranh năm 1958 ở Sotheby, chỉ riêng bức tranh của Cezane, The Red Waistcoat, đã bán với giá 220,000 Anh kim (616,000 Mỹ kim) khiến nhà báo Hugh McLeave phải thốt lên: “Lịch sử nghệ thuật đã sang trang cùng với chuyện đánh cắp tác phẩm nghệ thuật.” (T.10). Giá tranh tăng vọt nghe thấy mà chóng mặt, ở trang 10, tác giả kể : Vào năm 1990, một bức tranh của Van Gogh, Portrait of Dr. Gachet, đã bán với giá 82.5 triệu Mỹ kim, bức tranh của Renoir, Au Muolin de la Galette, 78,1 triệu Mỹ kim... Chỉ từ năm 1984 đến 1989 giá tranh tăng vọt 20.9 %, tranh Ấn Tượng và Hiện Đại tăng 32%.

Thị trường tranh sôi động càng kéo dài thêm danh sách tội phạm.


Kẻ cắp hay anh hùng?

Một hạng người đánh cắp đặc biệt làm cho tôi liên tưởng đến những vị anh hùng hảo hán trong lịch sử Việt Nam như Chàng Lía, vua Ba Vành, các nghĩa quân Tây Sơn, là những người chuyên đi lấy tài sản của người giàu để chia cho người nghèo, không ngờ trong thế giới nghệ thuật ở Tây Phương cũng có chuyện tương tự như thế. Ở trang 75 tác giả kể một câu chuyện thú vị như sau: Feller được gọi một cách dí dỏm là Robin Hood của nghệ thuật bởi vì anh ta đã đánh cắp những tác phẩm nghệ thuật đã bị quên lãng ở một viện bảo tàng này để tặng cho một viện bảo tàng khác mà ở đó họ rất thích thú khi có chúng. Một số người trong cộng đồng nghệ thuật ủng hộ thái độ “yêu nghệ thuật” của Feller nhưng cuối cùng ông cũng bị bản án mười tám tháng tù.


Đánh cắp tác phẩm nghệ thuật vì mục đích nhân đạo và chính trị cũng xảy ra ở Brussels (Bỉ) khi kẻ đánh cắp bức tranh của Vermeer đòi 4 triệu mỹ kim tiền chuộc để cứu trợ một tổ chức dân tị nạn ở Đông Pakistan. Một nhóm hoạt động khác ở Pháp thì trộm tranh để đòi trả tự do cho những kẻ khủng bố... Nhà báo kiêm luật sư Jose Castaneda người Mễ Tây Cơ đã đánh cắp một tập bản thảo của người Aztec (một sắc tộc thuộc Mễ Tây Cơ) của thế kỷ XVII từ Thư Viện Quốc Gia ở Ba Lê. Khi bị bắt anh ta giải thích, đơn giản anh ta chỉ muốn dành lại một di sản của đất nước và anh ta đã được báo chí Mễ Tây Cơ tuyên dương là anh hùng. Vụ mất cắp bức tranh Mona Lisa năm 1911 cũng tương tự như thế: Vinceno Perugia, người thợ đã đóng chiếc tủ kính bảo vệ bức tranh, đã đánh cắp bức tranh của Da Vinci đem về nước Ý vì anh ta nghĩ rằng Napoleon đã đánh cắp nó, cho nên luật sư của anh ta nói rằng anh ta đáng được xem như anh hùng hơn là tội phạm (T.8). Ở trang 76, vụ đánh cắp có vũ trang của tiến sĩ Rose Dugdale, người con gái thừa kế của nhà tỉ phú James Dugdale nước Anh còn động trời hơn nữa...


T.N Ho cho rằng những vụ trộm nghệ thuật tăng lên một phần do ngành quản lý tôi phạm yếu kém và bản án dành cho tội trộm nghệ thuật lúc bấy giờ còn nhẹ. Việc đánh cắp vẫn xảy ra, những viện bảo tàng lớn là những mục tiêu chính khiến cho lực lượng an ninh cảnh sát nhiều nước phải đau đầu. Đọc chương The Hunt for Art Vultures ta thấy những cuộc săn lùng hiện vật để bắt thủ phạm của thám tử Thomas Moscardini thật vô cùng gay cấn và hấp dẫn, nhất là đối với những tội phạm có tổ chức hoặc những cuộc mua bán xuyên quốc gia.


Đánh cắp tác phẩm nghệ thuật dù dưới bất kỳ nguyên nhân nào cũng gây thiệt hại cho xã hội, đẩy lực lượng cảnh sát của nhiều nước vào cuộc điều tra; các phòng tranh các viện bảo tàng tăng cường hệ thống bảo vệ an ninh, nhưng chuyện mất cắp vẫn xảy ra. Tuy rằng chuyện mất tranh có hơi lắng xuống thời gian bước qua thế kỷ XXI nhưng giá trị bức tranh cổ càng ngày càng quý trở thành một cám dỗ không cưỡng được đối với kẻ tội phạm. Dr. Ho cho rằng dù đã tăng cường các biện pháp an ninh bảo vệ chúng ta cũng không ngăn chận được những vụ đánh cắp, bởi vì cô nói “Tội phạm là một phần của bản chất con người.” Lời kết luận của cô cũng trùng hợp với nhiều quan điểm triết lý Đông Tây về bản chất con người, con người là một sự kết hợp giữa cái xấu và cái tốt, cái thiện và cái ác, giữa thiên thần và ác quỷ.


To Catch an Art Thief là một thiên điều tra của một tiến sĩ ngành quản lý tội phạm và nay đã trở thành hồi ký của một giáo sư tiến sĩ đã nghỉ hưu sau 20 năm giảng dạy ở các trường đại học. T.N Ho hiện sống ở Sugarland, Texas, dành thì giờ để theo đuổi ước mơ của cô từ nhỏ: viết văn, vẽ tranh. Tranh của cô đã trưng bày tại nhiều cuộc triển lãm, từng dự thi và đoạt giải thưởng lớn. Giấc mộng viết văn đã thực hiện, quyển sách đầu tiên đã xuất bản, cô đang tiếp tục học hỏi nghiên cứu để đi tiếp con đường sáng tác này. T.N Ho đã nhiều lần nói: “Life is beautiful.” Vâng, cuộc đời vẫn đẹp khi ở gần tuổi 70 cô vẫn còn nhiều đam mê còn nhiều ước mơ để thực hiện.


Tóm lại, To Catch an Art Thief là một nguồn tài liệu phong phú cho những ai muốn nghiên cứu học tập, vừa là một quyển sách đem lại nhiều hứng thú bổ ích cho những ai còn muốn khám phá nhiều điều mới lạ về cuộc sống quanh ta.

Cao Thu Cúc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.084 giây.