logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/08/2014 lúc 11:00:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

I. Người đàn ông lăng nhăng quá cỡ
Gần 6 năm thụ án tại trại giam Đắk Trung (một trong các trại tù của Bộ Công an) tại địa bàn tỉnh Gia Lai, phạm nhân Huỳnh Thị Như Trang (năm nay 32 tuổi), quê quán tại Bình Định, đã nhận ra được giá trị của cuộc sống và tình yêu đích thực. Nỗi ân hận về sự lầm lạc trong tình yêu đối với người bạn học cũ cùng quê dẫn đến hành động điên rồ khiến Trang rất ân hận.
Cuộc tình ấy, ngay từ đầu đã không nên có, bởi vì Trang chỉ là kẻ đến sau khi người tình đã có vợ con ở nơi quê nhà. Nhưng vì mù quáng, không biết phải trái nên Trang đã ra tay tàn độc và cái giá phải trả là 13 năm tù tại Gia Lai.

Huỳnh Thị Như Trang và Phan Đình Việt cùng sinh năm 1982 và cùng ở thôn Thượng Giang, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Hai người học chung một lớp, thân nhau từ nhỏ, rồi khi lên trung học cũng học cùng trường cho tới hết cấp 3. Cùng thôn, cùng lớp với Việt và Trang còn có Đỗ Thị Lan – cô nữ sinh xinh xắn, hiền lành – cả ba tạo nên bộ ba thân thiết.
Huỳnh Thị Như Trang sau khi học xong phổ thông, vào Sài Gòn học dược tá 2 năm rồi khi học xong, xin được một chân phụ bán thuốc tây. Trong khi đó, ở quê nhà, Việt và Đỗ Thị Lan làm đám cưới với nhau và sinh được đứa con trai đầu lòng. Cuộc sống khó khăn, không thể dựa dẫm vào cha mẹ được, Việt để vợ con ở nhà còn mình thì vào Sài Gòn học nghề lái xe, sau đó xin được vào làm tài xế xe vận tải cho một công ty lớn tại Sài Gòn, đồng lương cũng khá.
Bạn học cùng lớp từ nhỏ, Việt và Như Trang ở Sài Gòn bất ngờ gặp nhau. Một bên thì xa vợ con, một bên còn độc thân, họ nhào vào nhau rồi thuê nhà chung sống như hai vợ chồng.
Tính Việt bay bướm, lúc ấy mới 26 tuổi lại đẹp trai, ăn nói có duyên nên có nhiều cô mê. Sau một thời gian chung sống, no xôi chán chè, Việt đâm ra chán Trang, bèn quyết định ”bái bai” Trang bằng cách tự ý xin chuyển lên Gia Lai, vừa có chỗ ở của công ty, khỏi tốn tiền thuê nhà, vừa được tăng lương, lại vừa chấm dứt được cuộc tình với cô bạn cũ không còn hấp dẫn nữa đối với Việt.
Ở nơi làm việc mới, tất nhiên Việt nhanh chóng quên Trang, không liên lạc rồi tìm cách cắt đứt hẳn để lao vào những cuộc tình chóng vánh với các cô gái khác. Về phần Trang, lúc này do quá yêu Việt nên tìm mọi cách để níu kéo người tình. Trong đầu óc của cô gái bị phụ rẫy chỉ có một ý nghĩ duy nhất là làm thế nào đem được Việt về với mình để hai đứa lại sống với nhau như cũ. Nhắn tin, gọi điện thoại nhưng Việt chẳng đoái hoài. Trạng nghĩ ra cách để Việt phải từ Gia Lai (trước đây là tỉnh Gia Lai – Kontum, nay đã tách riêng) về Sài Gòn gặp mình. Cô thông báo với người yêu là mình đã có thai. Tất nhiên là Việt về thật để tìm cách giải quyết. Nhưng khi biết đó chỉ là chiêu trò của Trang để giữ chân mình, Việt tức giận mắng Trang một trận rồi bỏ về Gia Lai.
Cuồng si trong cuộc tình vô vọng, hơn nữa lại bị người yêu mắng mỏ nhục nhã; sau nhiều ngày suy nghĩ, Trang bèn xuống chợ Kim Biên mua một lít axit thuộc loại đậm đặc, rồi đón xe buýt lên Bến xe Miền Đông, mua vé đi Pleiku – thành phố thủ phủ của tỉnh Gia Lai.
Khi tới bến xe Pleiku, Trang bốc máy gọi cho người tình nhưng Việt thoái thác, lấy cớ đang chạy xe nên bèn nhờ cháu mình là anh Trần Quất Tuấn ra đón và thuê nhà nghỉ Phương Dung cho Trang nghỉ ngơi sau cuộc hành trình hơn 500 km từ Sài Gòn lên Pleiku đầy mệt mỏi.
Suốt từ chiều tối hôm đó đến sáng hôm sau Việt vẫn không chịu đến gặp Trang dù Trang đã liên tục nhắn tin, gọi điện thoại.
Mãi chiều hôm sau Việt mới đến gặp người tình cũ, sau đó chở Trang cùng với người cháu ruột là anh Tuấn đi ăn cơm và uống cà phê. Khoảng 10 giờ tối, Việt và Trang chở nhau về lại nhà nghỉ để chuyện trò, tâm sự. Trong lúc hai người đang trò chuyện thì điện thoại của Việt reo, có người gọi đến – hình như phái nữ. Việt xin lỗi, ra ngoài nói chuyện. Một lúc lâu sau, xong, Việt trở vô, Trang căn vặn hỏi người gọi là ai thì Việt lựng khựng một giây rồi trả lời đó là người bạn tài xế ở Kontum, nói khi nào xe anh ta tới Pleiku thì sẽ rủ Việt đi nhậu. Trang không tin lắm, cho là Việt nói dối nhưng cũng đành im lặng. Cuộc chuyện trò vừa tiếp tục thì điện thoại của Việt lại reo, Trang giựt lấy máy nhưng Việt giằng lại, hai người xảy ra cãi vã.
Cãi chán, Việt nằm khoèo lên giường định ngủ còn Trang thì cứ thao thức, dù mệt cũng không ngủ được. Khoảng 3 giờ sáng, cảm thấy bị người tình lừa dối quá trắng trợn, càng nghĩ càng tức, Trang bèn trở dậy, bật đèn phòng tắm, lấy bình axít rót vào gần đầy một chiếc ca nhựa vẫn dùng để múc nước tắm, bưng ra đánh thức Việt dậy. Việt đang ngủ say, khi vừa tỉnh dậy, mắt nhăm mắt mở ngồi lên chưa kịp hiểu gì hết thì Trang tạt thẳng ca axit vào mặt tóe xuống ngực và khặp người Việt. Việt kinh hoảng và quá đau đớn, hai tay ôm chặt lấy mặt và đầu, nằm lăn quay ra nền nhà vừa kêu cứu vừa lăn lộn, sau đó bất tỉnh. Người ta đưa đến Bệnh viên Đa khoa Pleiku cứu cấp nhưng Việt bị nặng quá, sau đó phải đưa xuống khoa Bỏng của Bệnh viện Chợ Rẫy chữa trị.
UserPostedImage

Phải ba tháng sau Việt mới bình phục nhưng hai mắt bị mù, mặt mũi biến dạng, ngay đến tai cũng bị điếc chỉ còn nghe được khoảng 82%. Tỷ lệ thương tật toàn thân lên tới 89%.
Từ một chàng trai lái xe vận tải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, ăn nói có duyên, Phan Đình Việt trở thành một kẻ tàn phế, không còn làm ăn gì được, phải sống bám vào việc làm ruộng của bố mẹ và vợ. Huỳnh Thị Như Trang sau đó lãnh 8 năm tù và phải bồi thường 326 triệu đồng tiền thuốc men và mọi tốn kém khác cho nạn nhân. Cả gia đình Phan Đình Việt lẫn gia đình Huỳnh Thị Như Trang đều làm đơn kháng cáo. Gia đình Việt cho rằng mức án 8 năm tù giam đối với Huỳnh Thị Như Trang như thế là quá nhẹ, còn gia đình Như Trang thì xin giảm án vì cho rằng mức án 8 năm tù và tiền bồi thường quá nặng.
 
Ngày 21/4/2009, tròn một năm sau vụ án kinh hoàng xảy ra, phiên tòa phúc thẩm… tăng án lên 13 năm, tiền bồi thường giữ nguyên mức 326 triệu đồng như tòa sơ thẩm đã tuyên. Còn một người phụ nữ tội nghiệp khác là Đỗ Thị Lan – người vợ hiền lành, nết na, xinh đẹp và cũng là bạn học cùng lớp với Phan Đình Việt và Huỳnh Thị Như Trang ngày trước. Nếu Việt không bay bướm, không gian díu cô này cô khác thì với số lương của một tài xế xe vận tải đường trường rất khá của chồng, Lan đã được hưởng hạnh phúc. Bây giờ, với thân hình tàn phế, sống như một người chết chưa chôn của Việt, bỏ thì thương, vương thì tội, Lan sẽ kéo lê cuộc sống một cách khó nhọc trong khi phải kiếm ăn để nuôi đứa con trai cũng hãy còn nhỏ.
II. Người vợ ghen quá mức như một căn bệnh
Trước cảnh người vợ luôn luôn chì chiết, ghen bóng ghen gió vì nghi ngờ chồng có bồ, anh Triệu Văn Phước ngụ tại phường Quang Trung, quận Hà Đông, TP Hà Nội đã rơi vào hoàn cảnh bị tâm thần do phải chịu nhiều áp lực. Người vợ đa nghi không chỉ kiểm tra điện thoại, quần áo mà bất cứ hành động nào của anh, chị cũng nói bóng gió là anh có người đàn bà thứ 3…
Vợ có học nhưng hay ghen tuông kiều thiếu văn hoá
TS Nguyễn Mạnh Hùng – Bệnh viện Tâm thần Trung ương Hà Nội giới thiệu với các phóng viên bà Nguyễn Thị Mị, mẹ của anh Triệu Văn Phước. Gia đình bà Mị ở Thanh Oai, Hà Nội.
Gặp các nhà báo, nét mặt bà Mị rầu rầu. Đưa mắt nhìn về phía người con trai đang ngồi ngơ ngẩn, bà chỉ còn biết thở dài. Đã có lúc, Phước là niềm tự hào của cả gia đình. Bây giờ, cậu là nỗi lo của người mẹ đã ngoài 70 tuổi này.
Bà Mị và chồng đều là giáo viên cấp 3. Phước là con trai duy nhất của ông bà. Sau khi tốt nghiệp lớp 12, Phước thi đậu vào khoa Địa chính thuộc Đại học Khoa học Tự Nhiên Hà Nội. Trong khi học tại Khoa học Tự Nhiên, Phước còn học thêm tại Đại học Luật.
Ra trường, cả Luật lẫn Địa chính, vốn giỏi ngoại ngữ, Phước xin được vào làm việc cho Công ty Tư vấn Pháp lý Doanh nghiệp Việt Nam. Nghĩ về thời gian đó, bà Mị thở dài: “Mới 30 tuổi mà nó đã dành dụm được tiền mua nhà và cưới vợ, bố mẹ không phải lo đến. Vợ nó cũng là đứa có học, đã đậu cử nhân Luật, vừa xinh đẹp lại vừa con nhà gia giáo chứ có phải hạng ngu dốt, kém cỏi gì đâu. Chỉ phải cái tội nó hay ghen thôi. Các cụ ta bảo ớt nào là ớt chẳng cay, gái nào là gái chẳng hay ghen chồng, nhưng đằng này nó ghen khủng khiếp, ghen đứng ghen ngồi, ghen cay ghen đắng giống như bệnh hoạn bẩm sinh chứ không phải thường”. Rồi bà nói tiếp: “Mà thằng Phước nhà tôi có tội tình gì đâu. Nó là đứa hiếu thuận, cứ hễ lãnh lương về là biểu tiền bố mẹ, mua thực phẩm bổ dưỡng cho bố mẹ dùng…”.
Vợ của Phước tên Trần Thị Kim Thoa, làm việc tại Ngân hàng Chính sách Xã hội. Chị là người có văn hóa, bề ngoài mềm mỏng nhưng lại hay ghen như phường vô học. Lúc nào chị cũng nghi ngờ chồng có nhân tình vì cho rằng đàn ông ai cũng “thèm của lạ”. Công việc trong công ty khiến anh Phước bận bịu tối ngày, khi thì tiếp khách, khi thì tư vấn chuyện nọ chuyện kia. Đã vậy chị lại còn quấy rầy, cứ hễ rảnh là gọi điện thoại sang kiểm tra xem anh đang làm gì. Nhất là từ khi sinh con, tính tình thay đổi, chị luôn luôn cho rằng mình xấu xí hơn trước, chồng mê người khác. Bà Mị lên Hà Nội trông nom cháu, nhiều hôm phát khóc vì thấy con trai bất lực. Buổi tối, bạn bè hay có ai đó gọi điện thoại, chị đều bắt chồng bật loa to để mọi người cùng nghe. Có lần, thấy con dâu kiểm soát chồng dữ quá, bà Mị khuyên con dâu để cho chồng thoải mái, chị Thoa cho rằng mẹ bệnh con trai. Để gia đình yên ấm, bà đành im lặng.
Có hôm, anh Phước đi làm về, anh đưa chiếc điện thoại di động của mình cho mẹ coi: “Đây này, mẹ xem, con phải đi công việc trong công ty có một lúc mà nó gọi tới 4 – 5 cuộc gọi nhỡ như thế này đây”. Ngày nào Phước cũng cố gắng lo cho xong công việc để về nhà đúng giờ kẻo vợ lại làm rắc rối. Phước là trưởng phòng tư vấn đầu tư nước ngoài, phải tiếp khách cả người trong nước lẫn người nước ngoài nhiều nhưng bất cứ cuộc gặp nào Thoa cũng chăm chăm tìm cách tra vấn chồng.
Sau này, Thoa tự động nghỉ ở Ngân hàng Chính sách Xã hội của nhà nước vì lương thấp để xin vào công ty cùng chỗ với chồng. Chị chấp nhận làm nhân viên ngồi tại chiếc bàn trước cửa phòng làm việc của chồng để hướng dẫn khách ra vào. Khách đến công ty có nhiều phụ nữ trẻ đẹp, Thoa săm soi từng ly từng tý. Có lúc, hai vợ chồng Thoa đánh nhau cả ở công ty. Phước yêu vợ, thương con nhưng trước kiểu ghen tuông phi lý cùa vợ, anh không kiềm chế nổi nên cáu tiết tát vợ một cái và vợ đánh lại.
Khổ nhất là ít lâu trước, Phước được mời sang nhậu chơi tại nhà người bạn thân bên hàng xóm. Mấy anh em ăn nhậu, chuyện trò vui vẻ nên “tan hàng” hơi muộn. Thoa bế con đi ra đi vô trước cửa nhà mình hết sức bực bội. Đến 10 giờ đêm; Phước chưa về, cơn tam bành lục tặc nổi lên, Thoa đưa con cho mẹ chồng bế giùm rồi săm săm đi sang, chẳng nói chẳng rằng, tát bốp vào mặt chồng một cái rồi nắm cổ áo chồng lôi về. Bị mất thể diện với bạn bè, Phước đẩy vợ ra và vẫn ở lại. Thoa lồng lộn, làm um lên, chửi chồng có tình ý với “ai đó” trong nhà nên không chịu về. Bạn bè sợ vợ Phước nói bậy, gia chủ bị chạm tự ái nên ôm lấy Phước kéo ra ngoài cửa cho được yên chuyện. Phước về tới nhà, hai vợ chồng nhào vào nhau, đánh nhau một trận dữ dội. Bà mẹ can ra rồi tức giận đặt đứa cháu xuống giường: “Thôi, nhà anh chị thì anh chị ở, sáng mai tôi về nhà tôi. Vợ chồng gì mà cãi nhau tối ngày chỉ vì cái tội ghen tuông thôi. Muốn ghen cũng phải có đầu có cuối chứ ghen vô lý quá thì ai chịu nổi”. Phước chắp tay lạy: “Con lạy mẹ, con biết con nhu nhược nên mới để cho cái con khốn nạn đó nó ngồi lên đầu lên cổ. Xin mẹ thương thằng cháu nội của mẹ mà ở lại. Có mẹ thì nó còn đỡ chứ không có mẹ, lúc điên khùng lên chắc nó dám giết chết con mất. Đấy, nó có ăn có học mà lăng loàn theo lối hạ cấp như thế đấy!”. Thương con, thương cháu, bà Mị ở lại chứ hai ông bà đều có lương hưu, không cần phải nhờ đến con.
Càng ngày cái “bệnh hay ghen” của Thoa càng quá quắt. Chịu không nổi, Phước đành viết đơn xin ly hôn. Đưa cho Thoa ký, Thoa cầm tờ đơn xé toạc ngay trước mặt chồng: “Này thì ký này! Này ly hôn này! Mê mẩn con khác muốn bỏ con này phải không? Còn lâu!”.
Bà Mị kể: ” Tôi biết con Thoa có cái “bệnh hay ghen” thì như thế chứ nó cũng có một vài điểm tốt chứ chẳng phải không. Ví dụ tôi là mẹ chồng, không bao giờ nó nói động đến tôi cả, nhiều khi thấy tôi thích cái gì nó con mua về cho tôi ăn”. Bà cho biết Thoa hay ghen đến nỗi lâu nay công việc làm ăn của Phước trong công ty hình như gặp khó khăn, bà thấy thỉnh thoảng Phước hay thở dài và nét mặt khó đăm đăm. Nhưng Thoa không để ý, vẫn cứ tiếp tục soi mói, tìm cách nói mát nói mẻ. Ví dụ Phước có công chuyện giao dịch, hễ đi đâu mà về hơi muộn là Thoa lại ngửi áo sống của chồng, dù không thấy có mùi gì lạ cũng nói mát: ”Ăn vụng chùi mép khéo thế!”. Bà nói: “Nó không biết là đối với đàn ông, mỗi câu nói móc nói máy của vợ đều khiến họ bị thương tổn”.
Đẩy chồng đến chỗ bị tâm thần
Càng ngày bà Mị càng thấy Phước gầy sọp, ăn uống rất ít, hai mắt lờ đờ, hay quên và hình như ít ngủ. Một hôm, bà vô tình thấy trong tủ sách của Phước có nhiều vỉ thuốc lạ. Bà nghĩ, không hiểu Phước bị bệnh gì mà phải giấu các loại thuốc như thế. Bà bí mật đem ra hỏi ngoài tiệm thuốc tây thì họ nói cả hai loại “Librax” và “Goodnight” đều là thuốc an thần, uống vào dễ ngủ nhưng dùng nhiều có hại bởi vì lâu dần thành thói quen, hễ không có thuốc là không ngủ được.
Bà rất lo lắng. Ngoài ra, Phước còn cho biết ban đêm nằm ngủ anh thường bị hiện tượng hai mắt tóa ra như nổ đom đóm. Bà khuyên Phước đến bệnh viện mắt khám, nhưng bệnh viện cho biết mắt không có gì bất thường.
Tình trạng “ngơ ngẩn, hay quên, khó ngủ” như thế kéo dài, nhiều người khuyên Phước vào bệnh viện tâm thần kiểm tra. Đến tháng 10, Phước đi khám bệnh. Bác sĩ bảo Phước phải nhập viện tâm thần vì bị trầm cảm. Hơn một tháng ở bệnh viện, các triệu chứng của Phước vẫn không thuyên giảm.
Bệnh Phước càng ngày càng nặng. Có lần Thoa bế con vào thăm, Phước tỏ vẻ sợ hãi, vừa khóc vừa quỳ phục xuống lạy vợ như tế sao: ”Tấu lạy lệnh bà, tôi khổ lắm, tôi bị oan chứ không gian díu với ai cả, xin lệnh bà làm ơn làm phúc tha tội cho tôi” và Phước dập đầu xuống đất đòi tự tử. Bà Mị hoảng hồn ôm chầm lấy con, đỡ con dậy rồi đau đớn vừa khóc vừa bảo con dâu: “Đấy, chị ghen tuông làm khổ con tôi như thế đấy. Nhà tôi vô phúc cưới phải con dâu tài cao học rộng như chị. Từ giờ chị đừng đến đây nữa kẻo làm con tôi sợ hãi, bệnh càng thêm nặng”.
Sau khi chồng bị bệnh, Thoa bế con về nhà mẹ ruột ở Ninh Bình. Cô không dám đến bệnh viện nữa vì sợ chồng trông thấy sẽ căng thẳng hơn.
Những ngày trông nom con ở bệnh viện, bà Mị kể: ”Cứ hễ trông thấy phụ nữ là nó sợ. Nó kinh hãi cả những cô y tá nữa, bởi vậy bác sĩ đặc biệt cho người chăm sóc bệnh nhân trong phòng nó là y tá nam. Đối với y tá nam nó thân mật lắm, có khi nhoẻn miệng cười ngô nghê trông rất tội nghiệp”.
Ít lâu sau bà Mị xin cho Phước về điều trị tại gia đình. Hằng tháng, tới thời hạn bà đến bệnh viện lãnh thuốc về cho con uống và thỉnh thoảng bệnh viện cũng cử nhân viên tới theo dõi bệnh tình của Phước. Theo TS Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, phần vì gia đình Phước neo người, Phước ở trong bệnh viện, mẹ phải vào trông nom, căn nhà của vợ chồng Phước bỏ trống, phần vì bệnh viện có nhiều “phái nữ” qua lại như các cô y tá hay những người đến chăm sóc bệnh nhân chẳng hạn, Phước sợ hãi quá bệnh khó bình phục. “Thưa giáo sư, tại sao anh Phước lại sợ phụ nữ đến thế?”. Giáo sư trả lời: “Vấn đề là ấn tượng vậy thôi. Phước bị vợ ghen quá mà không có cách chi biện bạch được rằng mình vô tội nên cái ấn tượng bị đàn áp càng ngày càng ăn sâu vào tiềm thức đến nỗi hóa bệnh do đó hễ trông thấy đàn bà là sợ”. Đoạn, ông nói đùa: “Các cụ ta có câu nhất vợ nhì trời. Bản thân bà vợ đã cao hơn ông trời rồi mà người ta lại còn hay ghen nữa thì… hết chỗ nói, thà mình sống với con cọp còn sướng thân hơn!”.
 III. Chuyện bất ngờ: sắp cưới mới biết vợ là… đàn ông!
Anh Tô Minh Quốc sống tại Hà Nội tâm sự: “Hai chúng tôi đã gặp nhau trong đời thì có thể đó là một mối lương duyên, mặc dầu không biết sẽ cùng nhau đi được bao xa. Hơn nữa đã bao nhiêu năm chịu đựng, chắc chắn cô ấy còn mệt mỏi hơn tôi rất nhiều, thế nên tôi sẽ đi tiếp…”.
Ước mơ ngược đời
Sinh ra ở thành phố lớn trong một gia đình khá giả, anh Tô Minh Quốc có đủ những thứ mà nhiều người mơ ước: vóc dáng cao lớn, ngoại hình đẹp với nước da ngăm ngăm đen khỏe mạnh. Tốt nghiệp Đại học Kinh tế, anh tìm được việc làm phù hợp trong một công ty kinh doanh ô tô. Vẫn còn độc thân ở tuổi 28 nên Quốc càng thu hút sự quan tâm của nhiều cô gái.
Dù được các nữ đồng nghiệp ngấp nghé song Quốc không để ý tới ai. Sau một lần đổ vỡ, anh trở nên thận trọng hơn trong chuyện tình cảm. Nhưng tới khi gặp Kim Hài thì mọi chuyện thay đổi, anh bị đánh gục ngay từ cái nhìn đầu tiên. Hài hơi cao cao, mái tóc cắt ngắn, tinh nhanh, gợi cảm, quần áo đơn giản, giọng nói nhẹ nhàng dễ nghe.
Nguyễn Kim Hài mồ côi mẹ từ năm 5 tuổi, lớn lên với bố, bà nội và một đứa anh. Từ nhỏ Hài luôn luôn nghĩ mình là con gái và tin chắc sau này vẫn là con gái mặc dầu mình không giống các bé gái khác là có “chim” chứ không có “bướm”. Mẹ mất sớm, bố lo kiếm ăn nuôi gia đình 4 người nên hầu như chẳng có thời giờ tìm hiểu xem các con mình phát triển ra sao, mọi việc đều do bà nội trông nom và Hài cứ vậy lớn lên trong thế giới riêng của mình.
UserPostedImage
Nhưng rồi càng ngày Hài càng phát lộ ra ngoài tính nết giống như con gái ra, mình có cái gì đó giống với con trai hơn là giống con gái. Hài ghét cay ghét đắng cái cơ thể “con trai” của mình. Đã có lúc quá ham muốn làm con gái, Hài cầm dao định cắt phăng con chim của mình đi, nhưng lưỡi dao vừa mới cắt, lớp da bị cứa chảy máu, đau quá nên lại thôi. Lần ấy Hài phải bí mật đi mua thuốc đỏ, bông băng về băng lại. Cũng may nhờ máu lành, chỉ hai hôm sau là đã đỡ hẳn, có thể gỡ băng ra được.
Đến năm 17 tuổi, học lớp 11, mong muốn được làm con gái của Hài càng mãnh liệt hơn và Hài rất thích cái tên “Nguyễn Kim Hài” chẳng ra con gái, chẳng ra con trai của mình. Trong lớp, tất nhiên Hài ngồi chung bàn với các bạn trai, điều này khiến Hài thích thú hơn ngồi với con gái. Với giọng nói nhỏ nhẹ, cử chỉ dịu dàng, Hài thường bị bạn bè nói ngầm là “lại cái”, nhưng kệ, lại cái thì cũng chẳng sao, mình “lại cái” thật chứ có phải không đâu!
Tốt nghiệp xong trung học, Hài không thi vào đại học mà theo một lớp học nghề trang điểm, sau đó chuyển ra sống riêng. Kể từ ngày đó, Hài hoàn toàn biến thành một cô gái: cắt tóc nữ gọn gàng theo kiểu “mô-đen”, đi giày bít mõm… Hài bỏ các quần áo cũ, chuyển sang dùng đồ nữ giới, đương nhiên trong đó có những chiếc áo lót độn ngực nên trông không khác gì một thiếu nữ đang hồi xuân sắc. Hai mươi tuổi, Hài từ Phú Thọ xuống Hà Nội xin làm trong một spa tương đối lớn. Những người sống chung quanh không ai biết Hài thuộc phái nam, thậm chí cô bạn đồng nghiệp thuê cùng phòng trọ cũng tưởng Hài là nữ, không chút nghi ngờ.
Tại sao một nam một nữ sống chung một phòng với nhau được? Tại vì Hài không thích phái nữ, chỉ thích phái nam thôi. Sống chung với cô bạn, Hài rất giữ gìn, không bao giờ nằm chung giường vì sợ trong lúc đùa nghịch, bạn “vô tình” khám phá ra mình là nam. Cũng có nhiều cậu đi theo tán Hài nhưng Hài tỉnh bơ, chỉ tới khi gặp Quốc, Hài mới như gặp được “một nửa” của mình…
Mối duyên thiên định
Hài và Quốc gặp nhau trong một buổi đi xem ca nhạc, vô tình ngồi bên cạnh nhau. Quốc lịch sự, ngồi bên phái “nữ” mà rất nghiêm chỉnh, không hề quay ngang quay dọc hoặc cố ý đụng chạm, mặc dầu mắt chàng tuy nhìn thẳng nhưng đôi lúc cũng hơi liếc sang ngó mái tóc ngăn ngắn và gương mặt nghiêng nghiêng của Hài có vẻ hâm mộ. Đến lúc cô bạn ở chung phòng ngồi ghế bên cạnh đưa cho Hài hai gói đậu phọng da cá Tân Tân rất ngon gốc từ Sài Gòn bán tại Hà Nội, và ra hiệu đưa cho người thanh niên một gói, Hà một gói, bấy giờ người thanh niên mới quay sang, mỉm cười nhã nhặn: “Cám ơn, các cô dùng đi, tôi không ăn”. “Anh dùng lấy thảo vậy mà”, giọng nói thật êm đềm, dịu ngọt. Mặc dầu người thanh niên không ăn nhưng từ đấy hai bên quen nhau. Lúc vãn hát, người thanh niên mời cả hai “cô” đi ăn kem nhưng Hài vẫn là nhân vật chính và họ có cảm tình với nhau, trao đổi nhau số điện thoại.
Từ hôm đó, họ thường liên lạc, chuyện trò với nhau tâm đầu ý hợp. Càng ngày họ càng gắn bó rồi tình yêu đến lúc nào không hay. Hài nghĩ rằng mình sẽ đi Thái Lan chuyển đổi giới tính thành nữ nên trong khi yêu nhau, đưa ra yêu cầu là hai người sẽ không vượt quá giới hạn cho tới khi thành vợ thành chồng. Quốc chấp nhận và vì tôn trọng người yêu, anh luôn giữ đúng lời hứa.
Tết năm 2013, tình cảm đã sâu sắc, Quốc đưa Hài về ra mắt gia đình mình. Bắt buộc Hà phải nghe theo. Lần đầu tiên đến nhà người yêu, Hài giữ gìn ý tứ, ăn nói ngọt ngào, nết na ngoan ngoãn y hệt một thiếu nữ thực sự khiến bố mẹ Quốc rất bằng lòng, và chính ông bà đã gợi ý với Quốc là nên làm đám hỏi đám cưới sớm để ông bà chóng có cháu bế.
Chính vào ngày Quốc cầu hôn, Hài đã nói ra sự thật. Quốc bị sốc nặng. Anh vật lộn, giằng co không biết bao nhiêu ngày, thậm chí còn bỏ đi biền biệt một thời gian dài để không phải đối mặt với điều kinh khủng đó. Trong những ngày sống lang thang tại nhà bạn, anh nhận ra tình cảm của mình đã quá sâu nặng, anh không thể nào quên được Hài. Anh nghĩ, hai người đã gặp nhau trong đời thì chắc chắn phải có mối duyên thiên định, hơn nữa từ nhỏ tới lớn Hài đã chịu nhiều thiệt thòi, bởi vậy nên anh quyết định quay về.
Những khó khăn mà Quốc sẽ phải đối diện quá lớn. Ngoài việc không thể nói với gia đình, anh còn phải chấp nhận những di chứng mà các cuộc phẫu thuật chuyển giới sẽ mang đến cho Hài. “Chúng tôi sẽ tiết kiệm tiền bạc, sau khi Hài phẫu thuật xong sẽ làm đám cưới”.
Hiện nay, ở bên Thái Lan, kể cả Việt Nam, như tại Bệnh viện Bình Dân chẳng hạn, người ta đã có thể tạo hình “phần ngoài” cơ quan sinh dục nam và nữ, mặc dầu chưa thể sinh con nhưng dù sao đấy cũng là một niềm an ủi cho những cặp đồng tính yêu nhau.
Đoàn Dự ghi chép
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.152 giây.