logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/08/2014 lúc 06:17:36(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Bức "Ngày Đồng minh, Tháng 5 năm 1917" được trưng bày tại Phòng Trưng bày Nghệ thuật Quốc gia.

WASHINGTON— Bức "Ngày Đồng minh, Tháng 5 năm 1917" theo trường phái ấn tượng với cảnh những lá cờ tung bay ở trung tâm khu Manhattan, được vẽ bởi họa sĩ Childe Hassam để mừng ngày Mỹ tham gia Thế chiến thứ nhất. Nó được trưng bày tại Phòng Trưng bày Nghệ thuật Quốc gia và tại những bến xe buýt ở trung tâm thủ đô Washington trong suốt tháng 8, cũng như ở hàng trăm địa điểm khác trên toàn quốc.

Nghệ thuật bước ra đường phố
Đây là một phần của Art Everywhere (Nghệ thuật khắp mọi nơi), là chiến dịch quảng bá nghệ thuật ngoài trời lớn nhất ở Mỹ. Những phòng trưng bày nghệ thuật ngoài trời giới thiệu những bản sao của 58 bức tranh, ảnh chụp và những tác phẩm nghệ thuật khác của Mỹ, kéo dài 230 năm lịch sử ở 50.000 địa điểm ít ai ngờ tới.

"Nó thực sự giáo dục người dân về nền tảng văn hóa thị giác của Mỹ," ông Charles Brock, người phụ trách những tác phẩm hội họa của Mỹ và Anh tại Phòng Trưng bày Nghệ thuật Quốc gia, cho biết. "Ý tưởng là sử dụng không gian công cộng để quảng bá những tác phẩm vĩ đại của nền nghệ thuật Mỹ, và để thu hút sự chú ý tới những tác phẩm ở những nơi của đất nước mà người dân thậm chí có thể không biết về những bức tranh hoặc địa điểm trong những bức tranh đó."

Một mục tiêu khác là khuyến khích mọi người ghé thăm các viện bảo tàng.

"Viện bảo tàng, tất nhiên, là nơi được dành để bảo tồn văn hóa cho các thế hệ tương lai, và vì vậy chúng ta phải bảo đảm rằng các thế hệ tương lai quan tâm đến văn hóa," ông Brock nhận định.

Từ Anh đến Mỹ
Chiến dịch này lấy cảm hứng từ chiến dịch Art Everywhere ở Anh, do Richard Reed đồng sáng lập năm ngoái.

"Art Everywhere thực ra khởi nguồn từ một lần tôi đi bộ đến chỗ làm ở London trên một con đường dơ dáy bẩn thỉu," ông Reed nhớ lại. "Nhưng tôi để ý thấy một số tác phẩm nghệ thuật khá đẹp trên tường. Vì thế mà tôi dừng lại và nhìn ngắm. Nó thật đẹp. Nó khiến tôi thấy phấn khởi trên đường đi làm và tôi nghĩ, nếu mà mình có thể làm điều đó trên tất cả đường phố ở Anh thì có phải tuyệt không?"

Chiến dịch này thành công đến độ nó nhận được sự chú ý của truyền thông quốc tế.

"Mỹ nói rằng họ sẽ làm điều này và Mỹ đối với tôi là nước làm mọi thứ lớn hơn và hay hơn; thêm nhiều tranh ảnh và ở nhiều nơi nổi bật hơn, nghệ thuật tuyệt vời trên khắp cả nước. Đây là một nỗ lực đáng kinh ngạc."

Chọn tranh tiêu biểu
Tháng 4 vừa rồi, người dân Mỹ được mời bỏ phiếu trên mạng để chọn những tác phẩm đưa vào chiến dịch quảng bá, từ 100 tác phẩm do các bảo tàng gợi ý. "Nighthawks," bức tranh sơn dầu mang tính biểu tượng của Edward Hopper năm 1942, treo tại Bảo tàng Nghệ thuật Chicago, nhận được nhiều phiếu nhất. Hopper là một trong số ít những nghệ sĩ có nhiều tác phẩm nằm trong danh sách. Những người khác là Winslow Homer, Jasper Johns và Willem de Koonig.

Ông Stephan Freitas, phát ngôn viên của Hiệp hội Quảng cáo Ngoài trời Mỹ, tổ chức tài trợ Art Everywhere, cho biết chiến dịch này như một cuộc truy tìm kho báu.

"Có người đi chơi và họ nhìn thấy nghệ thuật," ông nói. "Mọi người vào website. Họ dùng bản đồ và họ tìm kiếm các tác phẩm nghệ thuật. Chúng tôi khuyến khích mọi người đăng những bức ảnh tự chụp với các tác phẩm nghệ thuật lên Instagram, và cuối cùng chúng tôi sẽ lựa chọn ngẫu nhiên người chiến thắng."

Phòng tranh lộ thiên
Khi chiến dịch Art Everywhere gần đến hồi kết thúc, mọi người dường như đều là người chiến thắng.

Ông Kurt Gunther vừa chuyển đến sống ở thủ đô Washington. "Tôi đến từ Phoenix (bang Arizona), nơi mà nghệ thuật không thực sự được trân trọng lắm. Tôi nghĩ trưng bày nghệ thuật ở nơi công cộng cho phép mọi người xem nghệ thuật khi họ không đến viện bảo tàng," ông nói.

Anh Tanaka Rubens rất thích những tác phẩm nghệ thuật anh nhìn thấy quanh thành phố New York khi anh đang đi nghỉ ở đây. "Thật tuyệt vời khi được ở tại New York này và được xem tất cả tác phẩm nghệ thuật miễn phí."

Anh Michael Vidikan đề nghị, "Sẽ hay lắm nếu họ làm quanh năm."

Art Everywhere cho các bảo tàng cơ hội để chia sẻ những tác phẩm được họ cất kỹ, và điều này cho công chúng cơ hội thưởng thức nghệ thuật theo những cách độc đáo.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.056 giây.