logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 29/08/2014 lúc 06:55:12(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bà Hòa bước hụt cầu thang.
Qua mấy hôm bà thấy đầu gối hơi đau và chân hơi sưng. Theo cách chữa trị dân gian, bà chườm muối sao nóng. Rất cẩn thận, sau bữa chườm muối, bà đi khám bệnh ngay. Bác sĩ cho một toa thuốc bảy ngày. Tái khám một lần nữa, tổng cộng hai toa mười bốn ngày, cái chân cũng có vẻ dìu dịu nhưng không hết.
Bà Hòa rất lo lắng vì sở sắp có một đợt công tác mới. Chân đau khập khiễng khiến bà có thể sẽ không được phân việc, mà điều đó có nghĩa là không tiền. Nếu bà đanh đá thì cũng được nhận việc nhưng làm sao đi tới đi lui khi bác sĩ dặn phải ngồi yên một chỗ mới mau khỏi.
Thay vì kiên nhẫn ngồi chờ bác sĩ chữa hoài không hết mới chuyển lên bệnh viện cấp trên gọi là “đúng tuyến”, thì bà “vượt tuyến”, tức là đi thẳng lên một nơi chữa tùy ý, và như thế dĩ nhiên bỏ tiền túi chứ không được Bảo hiểm y tế trả. Thôi kệ, quan trọng là giữ được công việc tốt.
Vì thế bà vội vã đi thẳng tới Bệnh viện Xương. Đây là bệnh viện chuyên khoa nên bà cảm thấy yên tâm trong việc chữa trị.
Xui làm sao, vào bệnh viện nhằm ngày thứ Bảy. Hai ngày cuối tuần, bác sĩ không khám. Bác sĩ trực chỉ phát thuốc cầm chừng. Thôi thì đành đợi đến đầu tuần mới là ngày thực sự làm việc.
Sáng thứ Hai, lại tiếp tục đợi nôn nóng và rệu rã trong một không gian đặc quánh hơi người. Bệnh viện đã hết sức quá tải vì lượng người ngày càng gia tăng. Bệnh nhân và thân nhân chỗ nào cũng lố nhố kẻ đứng người ngồi với dáng vẻ mệt nhọc vì bệnh tật và vì chờ đợi ở bất cứ chỗ nào, bất cứ lúc nào. Từ lúc bắt đầu gởi xe, nộp đơn, chụp phim, lấy kết quả… là một chuỗi dài dằng dặc chờ và đợi.
Bà Hòa cũng gia nhập vào guồng quay ấy. Sau khi các bác sĩ hội chẩn, định bệnh, may quá, nhẹ thôi, nhưng vẫn phải mổ đầu gối. Bà đi hết phòng này qua phòng khác cho các xét nghiệm. Chỗ nằm dãy nhà ngang, chỗ đầu hồi, chỗ lại ngoắt ngoéo qua mấy hành lang hẹp… Cuối cùng cũng xong, bà thở phào, có vẻ sau khi len lỏi từng ấy nơi, thì cũng được nghỉ ngơi một chút.
Bỗng cô y tá chạy lại nhăn mặt tỏ vẻ khó chịu:
- Sao kêu tên nãy giờ không tới lấy kết quả.
Làm sao phân thân ra chực hết mấy nơi xét nghiệm nãy giờ. Các ô cửa đều đông đúc. Nếu mình cũng chen vào thì càng thêm ngột ngạt, mà đứng nhãng ra một chút lại không xong. Ông Hòa vì nhiều lần nuôi người nhà trong bệnh viện, tỏ ra thành thạo bằng cách rút một tờ bạc khéo léo đút vào túi cô y tá:
- Dạ, nhờ cô lấy giùm kết quả, tôi mắc đứng đây canh…
Cô y tá mau lẹ biến mất chẳng nói chẳng rằng. Hồi lâu sau, bà Hòa được đẩy lên xe để về phòng.
Sở dĩ đẩy lên xe vì bệnh viện Xương đã nứt người, không còn kẹt nào để nhét thêm bệnh nhân nữa. Vì thế ban giám đốc đã thuê thêm dãy phòng của một bệnh viện đa khoa gần đó. Tiền phẫu và hậu phẫu, bệnh nhân nằm ở bệnh viện đa khoa. Khi cần khám hoặc mổ, sẽ có xe cứu thương của bệnh viện Xương qua đón, hú còi ò í e chạy một phút rưỡi từ đó sang đây, chút nữa lại hú còi e í ò từ đây sang đó.
Bà Hòa rối ruột quá. bà tưởng “vượt tuyến” lẹ hơn, té ra vẫn chậm. Bà muốn mổ “dịch vụ” tức là chịu tốn tiền nhiều hơn để được ưu tiên. Thế nhưng ai cũng “dịch vụ” cả nên vẫn xếp hàng. Với lại trường hợp này nhẹ, người ta tai nạn nguy hiểm, tay chân gãy lắt lẻo, xương sườn xương sống vụn như cám… mới cần phải cấp cứu ngay.
May thay, đang ngơ ngác ở hành lang, bà bỗng gặp bạn đồng môn cũ đang làm nhân viên hành chánh ở đây. Thật là trời thương! Nắm ngay áo xoắn xuýt nhờ vả. Bạn nói. Ồ, chuyện nhỏ, bạn làm lâu năm rồi nên cũng quen biết nhiều, sẽ ráng đôn lịch mổ lên sớm hơn và nhờ chính bác sĩ trưởng khoa mổ.
Bà Hòa mừng khấp khởi. Hy vọng ra bệnh viện sớm, kịp ngày vào sở nhận công tác mới chứ không thì ngồi văn phòng xếp giấy tờ lãnh đúng lương ba cọc ba đồng có mà chết đói. Mong đứng mong ngồi, mỗi ngày bó gối ở bệnh viện trôi qua dằng dặc muốn thiu chảy cả người.
Quả nhiên gởi gắm có khác. Các thứ giấy tờ thay vì xếp hàng thì được vào sổ nhanh chóng. Giấy tờ xong, chẳng biết làm gì, lại tiếp tục nằm qua thời giờ bằng cách hóng chuyện hàng xóm cùng phòng. Một chị An Giang và một bà Quảng Ngãi. Chỉ trong một ngày, cả ba giường đều thông thạo chẳng những bệnh tật mà còn chồng con, gia đình, cuộc sống… của nhau. Và sang ngày thứ hai thì tin tức đẩy xa hơn. Bác sĩ này giỏi hơn bác kia, cô y tá mập chích mát tay hơn cô gầy… Lại cháy chợ và tạt a xít, lại rớt máy bay và virus Ebola… Nhờ vậy mà tuy bó giò trong bệnh viện nhưng tin tức tổng quát, mỗi người cũng nắm được khá nhiều.
Nuôi bệnh lâu nên căn phòng như một gia đình. Mỗi giường trung bình hai người nuôi. Vậy ba giường gồm chín con người ăn ở trong đó với xe đẩy, chiếu, ghế bố, ba lô, túi xách, xô chậu lớn nhỏ, bình nấu nước và cả quạt máy nhỏ… Thức ăn bày la liệt từ cơm, cháo, bún, cá hấp, gà quay, đậu kho, canh chua, rau xào… bánh trái đủ loại. Tới bữa mọi người í ới mời nhau, đi mua thức ăn, gởi mua dùm, lãnh phần ăn từ thiện… Ai không khó mà còn đi lãnh phần ăn đó thì nhớ kiếm chỗ từ thiện khác giúp bù.
Để giúp vui văn nghệ thì chiếc cassette phòng bên văng vẳng vọng qua suốt hăm bốn trên hăm bốn tiếng từ cải lương cho tới nhạc xanh, nhạc vàng, nhạc hồng, nhạc tím… Ở cùng phòng với chiếc cassette đó chắc điên quá. Thế nhưng thực tế, dù thích nghe hay không thì cũng chẳng ai than phiền câu nào. Vào tới chốn này, xem chừng tất cả mọi người, từ bệnh nhân đến thân nhân đều hết sức kiên nhẫn chịu đựng, cố gắng sống hòa bình với nhau. Chỉ mong mau chóng khỏe mạnh về nhà, chứ than vãn, gây gổ làm chi khi buộc phải cùng sống quanh quẩn với nhau trong mấy mét vuông đó suốt thời gian trị bệnh, giúp nhau còn chưa hết.
Rồi cũng tới ngày bà Hòa mổ. Xe hú còi chở bà từ bên bệnh viện đa khoa sang bệnh viện Xương mất ba phút vì kẹt đèn đỏ. Sang băng ca đẩy vào phòng mổ.
Cô y tá vừa lách cách, loảng xoảng dao kéo vừa nhắc cho bà biết ca này bác sĩ trưởng khoa mổ đó nghen. Đáng lẽ bác sĩ chỉ mổ những ca khó thôi nhưng vì bạn bà Hòa nhờ nên ông mới hạ cố làm cái ca đơn giản này.
Cũng nhờ quen nên bác sĩ kêu cô y tá đưa con dao nhỏ, đừng lấy dao lớn. Dao nhỏ mổ xong chỉ để lại hai đốm vết thương, mai mốt dù đóng thẹo vẫn còn mặc váy ngắn, bikini được. Còn dao lớn thì sao nhỉ. Nếu không quen biết nhờ vả, chắc bác sĩ dùng… dao mổ lợn tét một đường toác để công việc mau lẹ dễ dàng hơn chăng. Hay đây là mổ thẩm mỹ và mổ thường khác nhau một trời một vực?
Dù trong lòng thắc mắc nhưng theo thông thường thì không bệnh nhân nào dám hỏi han bác sĩ cả.
Đẩy bệnh nhân ra khỏi cửa phòng mổ, y tá hô lớn thân nhân đâu, phụ đưa bệnh nhân về phòng. Ông Hòa chực sẵn nãy giờ, lính quýnh ào tới. Thực ra thì các cô y tá thạo việc, ông chỉ líu ríu đi theo chứ đâu có biết làm gì. Ông chỉ làm mỗi việc móc túi ra thôi. Y tá dẫn bệnh nhân từ phòng bệnh tới phòng mổ, móc túi. Y tá đưa bệnh nhân từ trong phòng mổ ra ngoài, móc túi. Y tá đẩy bệnh nhân từ cửa phòng mổ trở về phòng bệnh, móc túi. Sau đó vẫn móc túi đều đều. Y tá chích thuốc, thay băng, móc túi, lao công thay drap, móc túi…
Cứ mỗi chặng mỗi tiền. Móc túi ra đút tiền cho các nhân viên bệnh viện đã trở thành một việc quen thuộc. Nói cho đúng, nếu không đưa tiền, các cô cũng chẳng mặt nặng mày nhẹ, cố ý chích đau hay thay băng mạnh tay, nhưng các bệnh nhân cũng hiểu, khó ai sống nổi với đồng lương chết đói thời buổi kinh tế khó khăn bây giờ. Thay vì chỉ “tip” trong quán ăn, nhà hàng thì bây giờ mở rộng ra, trong bệnh viện cũng vậy thôi. Mỗi người “tip” chút chút thì cô y tá, bà lao công cũng đủ sống.
Thế nhưng bác sĩ thì phải đưa phong bì trọng lượng đàng hoàng tương xứng với vị trí chứ không thể chút chút được. Rời khỏi phòng mổ, cô y tá còn nhắc với theo lần chót: Bác sĩ trường khoa mổ đó nghen. Bà Hòa lẩm bẩm. Dạ, em nhớ rồi.
Hễ bác sĩ đã ra tay là bà Hòa phải ghi nhớ ơn nghĩa. Với lại bạn giới thiệu bác sĩ trưởng khoa, bà Hòa cũng phải cư xử ra sao để giữ thể diện cho bạn nữa chứ.
Tới buổi xế, một nhân viên y tế xuống phòng tập vật lý trị liệu cho bà Hòa. Duỗi chân ra rồi co lại từ từ. Chừng nào mệt thì nghỉ rồi làm tiếp. Cứ tập đơn giản vậy thôi, đầu gối sẽ mau lành.
Thời gian nằm chờ đợi ở bệnh viện mất mười ngày nhưng mổ hôm trước, hôm sau bà Hòa đã được cho về ngay, lấy chỗ cho bệnh nhân mới vào. Sau một tuần, quay lại bệnh viện tái khám. Trên giấy tờ ghi là vậy nhưng khi làm thủ tục rời bệnh viện, cô y tá lại dặn ngoài là khi tái khám thì tới phòng mạch của bác sĩ trưởng khoa, địa chỉ đây, ngày mai tới liền đi vì tập vật lý trị liệu ở đó luôn.
Bà Hòa cảm thấy phân vân khó nghĩ. Ông Hòa đã tới xem phòng mạch đó dò đường trước rồi. Căn nhà giống như biệt thự tọa lạc ở khu phố đông đúc. Đứng xa nhìn thôi đã thấy e dè. Bước chân vào đó biết trả mỗi lần bao nhiêu. Mỗi ngày tập vật lý trị liệu còn… phức tạp hơn vì chỉ cần động tác co duỗi chân tự mình làm được, mà phải trả một số tiền cao cho phòng mạch tư thì rõ ràng vượt quá sức. Và cũng không biết phải tập bao lâu mới được ngưng!
Hai vợ chồng bàn bạc mãi, cuối cùng quyết định không đến phòng mạch, mặc dù trong lòng cảm thấy hết sức áy náy sợ bạn “quê” với bác sĩ đã giới thiệu một bệnh nhân quá kẹo.
Chai mặt trốn chuyện đó nhưng quà cáp thì không thể bỏ qua. Hai vợ chồng lại chụm đầu tính toán cân nhắc. Cuối cùng, bà Hòa đưa hộp cà phê chồn trong đó kẹp một phong bì biếu bác sĩ. Bạn một phần quà khác. Bạn là người mình nhờ trực tiếp và mở đường mai mốt biết đâu có lúc còn nhờ nữa. Muốn sống được thì rải đều chỗ nảo cũng phải có quen biết. Vì thế phong bì của bạn dầy hơn phong bì bác sĩ kèm phiếu mua hàng ở siêu thị, thêm rượu Tây và bánh Nhật.
Bệnh không nặng mà tính ra cũng tốn một mớ không nhỏ…
Saigon Cô Nương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.070 giây.