logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 05/09/2014 lúc 06:55:39(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ Sân Khấu Hải Ngoại Tổ Chức Lễ Giỗ Tổ. Cailuongvietnam.vn

Hằng năm ngành sân khấu Việt Nam có lệ tổ chức lễ Giỗ Tổ (còn gọi là Cúng Ông) để tưởng nhớ đến tiền nhân khai sáng nghề nghiệp, và truyền thống này vẫn được duy trì, lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Cúng Tổ cũng là cơ hội để cho giới nghệ sĩ họp mặt nhau những bạn hữu xa gần sau một năm dài làm nghệ thuật phục vụ bà con hâm mộ cải lương.

Thời kỳ trước 1975, hằng năm hễ đến ngày 11 Tháng Tám Âm Lịch thì tại nhà Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu ở đường Cô Bắc, anh chị em đào kép các gánh tụ tập về đây để tổ chức cúng Tổ chung một bữa, để ngày hôm sau 12 Tháng Tám, ai nấy đều trở về gánh mình lo cúng Tổ riêng tại đoàn.

Trong những năm mà cải lương còn hưng thịnh thì ngày cúng Tổ tại nhà Hội rất linh đình, nhưng những năm từ sau

Tết Mậu Thân, cải lương quá kiệt quệ thì lễ cúng Tổ cũng quá sơ sài, khiếm khuyết, nhưng dầu sơ sài hay linh đình gì thì nghi thức cúng lễ vẫn gồm có mấy việc: Tắm Tổ và thay quần áo, chít khăn mới.

Giờ cử hành chánh lễ thì một vị cao niên nhứt trong ban chấp hành của Hội được bầu làm chủ tế. Một nhạc sĩ lỗi lạc nhứt được giao phó cho chức “trưởng nhạc lễ”. Sau khi vị chủ tế nguyện hương xong thì lần lượt từ lớn đến nhỏ, nghệ sĩ dâng hương, lạy Tổ, cầu mong Tổ ban cho duyên dáng nghề nghiệp và kết cuộc là hưởng lộc Tổ, tức ăn nhậu thả ga...

Thế nhưng, cúng Tổ thì cúng, chớ như ai đó hỏi người trong giới rằng Tổ là ai và thờ Tổ từ bao giờ thì phần đông đã không có câu trả lời, hoặc trả lời một cách lờ mờ. Đó là do bởi họ chỉ lo hát, lo làm nghệ thuật, chớ ít ai chịu khó tìm hiểu để nắm vững vấn đề, hầu trả lời một cách thống nhứt với thiên hạ.
Nhân ngày cúng Tổ cải lương hằng năm, tôi xin nói qua về những huyền thoại, mà tôi đã tìm hiểu, ghi lại và hôm nay xin trình bày nhiều chi tiết liên quan đến lễ giỗ Tổ cải lương.

Tổ cải lương là ai? Thọat tiên cải lương không hề có Tổ, bởi bộ môn nghệ thuật này không bắt nguồn từ hát bội,

như một số người cho rằng thế, mà lại là một hình thành của phong trào cầm ca tâm điệu, do những người có chút Tây học đề xướng và được giới tư sản thành thị ủng hộ.

Ngày xưa thập niên 1920 những gánh hát ThầyNăm Tú, gánh Thầy Thận (Sađéc Amis), gánh Đồng Nữ Ban... đều không thấy có khánh thờ Tổ, cũng không cúng kiếng chỉ cả. Mãi cho đến khi đoàn Tập Ích Ban của một người Triều Châu ở Thốt Nốt lập nên, người ta mới thấy có việc thờ Tổ, do bởi gánh Tập Ích Ban tổ chức sân khấu giống hệt như hát Tiều, để rồi từ đó các gánh khác thành lập sau mới bắt chước thờ Tổ.

Cho đến mấy lúc sau này hầu hết các khánh thờ Tổ, cốt Tổ đều được đặt đóng tại Thốt Nốt, bởi người ta nghĩ rằng gốc gác Tổ phát sinh ở đó (nghệ sĩ tiền phong Bảy Nhiêu là người ở Thốt Nốt. Năm 20 tuổibắt đầu gia nhập gánh hát Tập Ích Ban này).

Giới cải lương nói Tổ kỵ kim khí, nên làm khánh thờ Tổ thì tuyệt đối không dùng đinh đóng mà chỉ ráp bằng mộng mà thôi, cốt Tổ thì tiện bằng cây vông, bởi vậy nên đào kép không được phép đi guốc vông. Tổ thì thấy rất nhiều, có nơi thì 9, nơi 12, có nơi thì 6, nhưng đứng hàng đầu chỉ có ba vị gọi là Tam Vị Thánh Tổ: Vị ngồi giữa mặc áo vàng, chít khăn vàng, vị bên trái mặc áo đỏ chít khăn đỏ, và vị bên phải mặc áo xanh chít khăn xanh. Đấy ba vị Đại Thánh Tổ, còn những ông khác có thể là tiên hiền, hậu hiền...
Cứ theo truyền thuyết thì vị mặc áo vàng ấy là một vị hoàng tử đời nhà Tấn (có lẽ thời Đông Châu) có óc phóng đãng, không thích nghi lễ triều đình nên tìm cách trốn ra khỏi hoàng thành để nhập thân vào dân chúng, sống bằng cách kể lại cho dân chúng nghe bí mật thâm cung hầu kiếm cơm. Ông Hoàng rất có duyên nên đi đếnđâu cũng được thiên hạ mến mộ cuồng nhiệt, cho đến một ngày nọ triều đình hay được tin đó, mới truyền ra cho quan quân tìm bắt vị hoàng tử nghịch ngợm này về hài tội.

Khi vòng vây quân binh siết chặt, ông Hoàngsợ quá leo lên cây vông trốn trên đó, quan quân mang võng đến buộc ông Hoàng nhảy xuống, nhưng ông nhứt định cố thủ để chết khô trêncây vông, do đó bây giờ cốt Tổ được tiện bằngcây vông. Nghệ sĩ cử đi guốc vông và sân khấu cũng kiêng kỵ mắc võng ở hậu trường, hoặc dùng võng trong tuồng hát.

Ông Tổ chánh như thể là một nghệ sĩ chánh cống, quyết tử vì nghệ thuật. Vị tổ mặc áo đỏ, chít khăn đỏ là Hồng Tào

Xạc, một tướng cướp biển vào thời ấy bị triều đình lùng bắt nêncải dạng trốn tránh. Khi đến một ngôi chợ nọ thấy người ta đông đảo bao quanh vị hoàng tử để nghe ông ta kể chuyện thâm cung thì thích thú quá,xin tình nguyện nhập phe với vị hoàng tử để bảo vệ ông này trên đường đi đây đi đó. Nếu có kẻ muốn hiếp đáp hoàng tử hoặc nghe kể chuyện mà không chịu thù lao tiền bạc, cơm nước thì... Hồng Tào Xạc cũng dám ra tay, dùng bạo lực với những kẻ không biết phải. Do đó mà vị hoàngtử được người người mến mộ, nhưng người ta cũng ngán họ Hồng. Cứ theo thuyết này thì ăn cướp không bao giờ dám ăn hàng cải lương, bởi ông Tổ của họ vẫn là em út của Tổ cải lương vậy.

Vào giữa thập niên 1950 trên quốc lộ đi miền Đông, một toán cướp võ trang xuất hiện, chận cướp xe đò xe hàng, tới xe gánh hát thấy khánh thờ Tổ cải lương để phía trước. Tức thì tên đầu đảng ra lệnh cho đàn em không được cướp. Nhờ “cùng chung một Tổ” nên xe gánh hát thoát nạn.

Người ta còn nhớ năm nọ kỳ nữ Kim Cương trong lúc đi ngang qua đường để lấy xe, bị một tên cướp cạn chộp ngay vào cổ, lấy mất sợi dây chuyền bằng cẩm thạch rất “quí giá” vừa tinh thần lẫn vật chất. Vì đó là kỷ vật của một người bạn thân. Phản ứng đầu tiên của Kim Cương là run rẩy và cười. Chẳng hiểu tại sao lại cười? Và còn nói thêm một câu: - Rồi... giựt mất tiêu rồi! Khách qua đường dừng lại rất đông, họ nhìn Kim Cương vừa thương, vừa tò mò xem thái độ của cô đối với sự việc mới xảy ra.

Thời gian không lâu, một người tới và trả lại cho Kim Cương sợi dây chuyển cẩm thạch với lời lẽ rất đáng ghi nhớ:

- Bọn đàn em nó ngu lắm. Nó nhè nữ nghệ sĩ Kim Cương mà giựt dây chuyền. Xin lỗi cô. Hãy tha thứ cho tụi nó.

Rồi anh ta mất dạng.

Kim Cương giựt mình nói vói theo: - Anh ơi, Tổ của mấy anh cũng là một trong tam vị Thánh tổ của sân khấu cải lương. Nghệ sĩ coi “rần rần” như vậy chớ nghèo lắm!
Đến ông Tổ áo xanh là ông Quách Di, một người ăn mày chính cống, khi thấy vị hoàng tử nói chuyện và tự nguyện không lấy tiền ai. Để tùy hỉ ai muốn cho gì cũng lấy thì vị ăn mày tên Quách Di bèn xin theo hoàng tử. Hễ ông này kể chuyện ở đâu thì họ Quách ngửa nón xin bà con cô bác trả tiền giùm cái sự nghe chuyện lạ ấy, để lấy tiền đó cho toán ba người độ nhựt. Nếu ai không đóng góp tiền, cứ nghe cọp mà thôi thì đã có Hồng Tào Xạc ra tay dùng biện pháp mạnh. Người ta thường bảo ở cải lương vốn có chất ăn mày, nhưng lại cũng có chất ăn cướp, mặc dầu bản thân họ rất ư là nghệ sĩ. Ít có dân ăn mày nào xin tiền đào kép hát, cũng như đào kép hát kiêng kỵ cho tiền ăn mày, vì họ nhìn nhận hai giới họ cũng là một Tổ.

Những kiêng kỵ khác của cải lương, bất cứ một bàn Tổ nào của cải lương cũng đều có phái người canh giữ cẩn thận, người đó gọi là ông Từ, ông Từ hay bà Từ có bổn phận lo hương đăng trà quả trên bàn Tổ và cấm không cho người lạ mặt xúc phạm đến Tổ nghiệp. Điều cấm ngặt là không ai có quyền mang trái thị chín đi ngang bàn Tổ, bởi người ta tin rằng như thế tam vị Thánh Tổ sẽ đi theo trái thị và bỏ đoàn hát mất.

Cũng không ai được mang đồ dơ đến gần bàn Tổ, vì Tổ kỵ nhơ uế rất có thể tránh xa, và nếu một ai đóng đinh bàn Tổ, nhét kim khí dưới lư hương của bàn Tổ tức phá hoại cho gánh hát xào xáo, và muốn cho gánh hát đó tan rã hoặc trù ếm cho bầu gánh chết cũng nên. Đèn trên bàn thờ Tổ không ai được dùng đó mà đốt thuốc vì vậy sẽ xúc phạm đến Tổ nghiệp.

Trên đây là những điều đại khái về Tổ cải lương dựa theo lời truyền khẩu trong giới này. Tuy là huyền thoại, nhưng từ trước đến nay ai làm cải lương cũng đều rất tin tưởng vậy. Những năm có tiền cúng Tổ rất lớn, nhưng cũng có năm gặp khó khăn trong việc cúng Tổ.

Người ta còn nhớ vào năm 1965 cải lương đangthịnh thời mà giới nghệ sĩ đã không góp sức, chung đậu để cho Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu ngặt nghèo trong việc cúng Tổ hằng năm. Lúc bấy giờ khoảng giữa Tháng Bảy Âm Lịch,ban chấp hành Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu đã họp để bàn nhiều việc...bi đát. Nói bi đát vì qua buổi họp ấy, người ta được biết Hội không còn tiền, mà không tiền thì những việc cần xài tiền đã dồn ban chấp hành Hộivào... ngõ bí.

Đầu tiên là Giỗ Tổ. Đang không tiền, mà lại chuẩn bị Giỗ Tổ khiến cho Ban Chấp Hành Hội lúng túng, vì không thể

không Giỗ Tổ tại hội quán, như từ trước đến giờ.
UserPostedImage
Một kiểu bàn thờ Tổ Nghiệp

Kêu gọi cứu trợ thất bại, Hội nghèo quá không làm gì ra tiền, mà hơn một năm qua Hội không thu được tiền đóng

nguyệt liễm của hội viên, nên không có một ngân quỹ tối thiểu. Hội chủ trương đi xin tiền, và đã gởi thơ đến các tòa đại sứ, lãnh sự quán của các nước bạn ở Sài Gòn để nhờ trợ giúp. Hội cũng có gởi thơ đến chánh phủ để xin tiền...

Thế nhưng, chỉ duy nhứt có Tòa Đại Sứ Phi Luật Tân trả lời: Tiếc rằng chưa có tiền để giúp Hội. Tùy viên văn hóa Phi thay mặt Tòa Đại Sứ Phi nói rằng đến khi nào quỹ văn hóa được khá, thì... sẽ nghĩ đến Hội. Còn tất cả các tòa đại sứ, lãnh sự quán khác đều không trả lời.

Riêng chánh phủ trung ương chuyển thơ gởi xintiền của Hội đến ông giám đốc đài phát thanh Sài Gòn. Nghệ sĩ Duy Lân tổng thơ ký của Hội được mời đến đài, ông giám đốc nói rằng Hội lãnh đạo được giới cải lương trong việc tích cực chống Cộng thì chánhphủ sẽ giúp Hội rất mạnh...

Nghệ sĩ Duy Lân nói rằng hồi đó đến giờ Hội chỉ hoạt động trong việc ái hữu tương tế, thì không biết phải làm sao đây? Chắc chắn Hội không hứa với chánh phủ công việc có tánh cách chánh trị ấy, vì Hội không thể hoạt động ngoài phạm vi của Hội. Thật là đen tối..., chưa bao giờ Hội Nghệ Sĩ lâm cuộc khủng hoảng như thời kỳ nầy.

Lúc bấy giờ ông hội trưởng Trần Viết Long, tức ông bầu Long của gánh Kim Chung đang ở Pháp, và Hội chờ ông về nước để có biện pháp hay ho như thế nào, mà vấn đề chánh chỉ là tiền.

Nghe nói thì năm đó ông bầu Long bỏ tiền túi cho Hội cúng Tổ.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.133 giây.